Xứ Huế bây giờ

Xứ Huế bây giờ - Tổ chức tour du lịch
- Tổ chức Teambuilding, sự kiện
- Đặt phòng Khách sạn, Homestay
- Vé máy bay
(13)

Du khách trả nghiệm tàu du lịch Huế - Đà Nẵng - Huê
09/04/2024

Du khách trả nghiệm tàu du lịch Huế - Đà Nẵng - Huê

30/03/2024
Hôm nay (19/3), chính thức mở bán vé tàu Huế - Đà Nẵng ‼️‼️Trên hành trình, các tàu sẽ dừng đỗ tại Ga Lăng Cô 10 phút để...
19/03/2024

Hôm nay (19/3), chính thức mở bán vé tàu Huế - Đà Nẵng ‼️‼️

Trên hành trình, các tàu sẽ dừng đỗ tại Ga Lăng Cô 10 phút để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp, check - in, chụp ảnh vịnh Lăng Cô – một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới.

05/03/2024

TRT đưa tin buổi họp mặt đầu xuân 2024 HĐH Thừa Thiên Huế tại Tp.HCM

Một bài của tác giả Lê Văn Thông Tôi không bao giờ phủ định rằng phong trào Tây Sơn đã có những công tích vĩ đại, ít nhấ...
05/03/2024

Một bài của tác giả Lê Văn Thông

Tôi không bao giờ phủ định rằng phong trào Tây Sơn đã có những công tích vĩ đại, ít nhất ở ba mặt sau đây:
- Ở Đàng Trong thì lật đổ các chúa Nguyễn, rồi tiến ra Đàng Ngoài lật đổ các chúa Trịnh cùng với triều Lê.
- Chiến thắng vĩ đại chống quân xâm lược Xiêm mà đỉnh cao là trận Rạch Gầm – Xoài Mút ở Mỹ Tho.
- Đại chiến thắng chống vài chục vạn quân xâm lược Thanh đầu xuân Kỷ Dậu 1789.

Nguyễn Ánh cùng Lê Chiêu Thống càng lem luốc bao nhiêu thì hình ảnh Nguyễn Huệ càng được xem là bộ mặt tỏa rạng và có một vai trò lớn lao bấy nhiêu trong lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ 18. Nay theo yêu cầu của Ban tổ chức Hội nghị về vua Gia Long (1802-1820), tôi chỉ xin nói tóm tắt đôi điều mà tôi cảm nhận được về Nguyễn Ánh – Gia Long.

Trên đường từ Pháp về Ấn Độ, giám mục Bá Đa Lộc chỉ tuyển được một số sĩ quan, kỹ sư, kẻ phiêu lưu người Pháp và với một số rất ít kinh phí mua được vài cái tàu bọc đồng mà vua Quang Trung coi là những sự hù dọa vớ vẩn để mang về giúp Nguyễn Ánh. Cho nên theo tôi, cố giáo sư Trần Đức Thảo và một số người khác đã viết hơi quá đà, rằng sự viện trợ của Pháp là một trong những nhân tố quan trọng nhất để Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn.

Đứng về mặt cá nhân tôi hay là của chúng ta nhỉ, cũng đáng nên khâm phục Nguyễn Ánh, một người có cá tính mạnh, từ một cậu bé con của một ông chúa bị giết hại trong tù, gần như đã nhiều lúc không còn một mảnh giáp, không còn một tấc đất, đã lấy lại được quyền bính trong cả nước Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Theo PGS Trần Lâm Biền, nền mỹ thuật Việt Nam chỉ có những thi pháp kiến trúc chung từ xứ Lạng đến Gia Định thành là từ Nguyễn Gia Long. Cho nên, cũng không phải quá đáng lắm khi linh mục Nguyễn Phương và một số nhà sử học nước ngoài khác – từ phe XHCN đến phe tư bản chủ nghĩa – cho rằng Nguyễn Ánh là người trên thực tế đã thống nhất đất nước chứ không phải là ông vua anh hùng Nguyễn Huệ.

Không nói gì đến ông Nguyễn Lữ không đủ nội lực để đối địch với Nguyễn Ánh ở miền nam, chỉ nói đến ông anh Nguyễn Nhạc xuất thân “nậu nguồn” và ông em Nguyễn Huệ thì, do sự chia rẽ ngay trong nội bộ gia đình. Mà theo tôi “ghê tởm” nhất là ông anh cả Nguyễn Nhạc đã vì sự thỏa mãn nhỏ nhen được làm trung ương Hoàng đế ở thành Trà Bàn, rồi vì ghen tị với em sau vụ Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, đã vội vã ra bắc kéo em về, rồi lại hãm hiếp cô em dâu, vợ Nguyễn Huệ, tạo mối thù hận khôn nguôi và chiến tranh giữa hai anh em, khiến dưới triều Tây Sơn có một ông hoàng đế ở Quy Nhơn và một ông hoàng đế ở Phú Xuân. Vậy làm sao có thể nói được là nước ta đã được thống nhất ngay dưới thời Tây Sơn?

Tôi chỉ nói và viết đôi điều lặt vặt mà tôi nhớ lại và cảm nhận được về vị vua khai sáng triều Nguyễn, Gia Long. Do nghiệm sinh cá nhân, tôi rất thích những người bôn ba, từng trải, dù với ý định chủ quan gì hay là do sự dủi dun của Trời Đất. Nguyễn Ánh đã bôn ba từ đất liền đến hải đảo, từ Việt đến Xiêm, đánh Tây Sơn bại rồi thắng to cũng có, mà đánh thắng cả Miến Điện theo yêu cầu, có lúc là quái ác, của vua Xiêm cũng có.

Nguyễn Ánh bẩm sinh và sinh nghiệm là một vị tướng tài ba thắng không kiêu, bại không nản. Bị Xiêm rồi bị Pháp và sau cả Thanh Mãn Trung Hoa khống chế, gây áp lực song Nguyễn Ánh vẫn tìm mọi cách để thoát ra được sự khống chế đó và cho dù chỉ theo ý kiến cá nhân tôi ông vẫn là người Việt Nam và đứng đầu một chính quyền độc lập Việt Nam cho dù ông chịu nhiều áp lực ngoại bang và cũng có lúc phải sử dụng nhiều cố vấn trong nước và nước ngoài.

Ông nghe nhiều nhưng ông nghĩ và làm phần nhiều theo ý ông. Từ 1815 hay về cuối đời, dù nể trọng Tả quân Lê Văn Duyệt, ông vẫn quyết định chọn hoàng tử Đảm (vua Minh Mạng ngày sau) chứ đâu có chọn cháu đích tông, con hoàng tử Cảnh, làm người kế vị ông. Mà Minh Mạng, thì nên trọng nể và học tập ông về việc quản lý hành chánh đất nước và xã hội nhiều hơn nữa, chứ trách cứ ông thì cũng dễ thôi.

Cho dù Nguyễn Ánh tin cậy và nhờ cậy vào giám mục Bá Đa Lộc và tỏ ra khoan hòa với Thiên chúa giáo của phương Tây, cho dù hoàng tử Cảnh đã trở thành giáo dân Thiên chúa giáo, khi ở Gia Định cũng như khi trở thành hoàng đế toàn Việt Nam, ông vẫn tôn Nho, trọng dụng người Việt gốc Hoa, vẫn trọng Phật, Lão và tín ngưỡng dân gian, dù là Việt Nam, là Khơ Me, hay là Chăm, là Thượng… Đội cận vệ của Gia Long, theo sử chép, chủ yếu là người Thượng.

Ở thập kỷ 80, tôi đi điền dã ở xứ Quảng, ở Tây Nguyên, các tộc thiểu số vẫn nhắc đến Gia Long với một niềm kính nể. Có một thứ cây nửa trồng nửa hoang dại mang tên “Hoàng oanh quất” (quýt vàng) quả ăn ngon, người dân tộc vẫn bảo tôi rằng đó là thứ quả cây của vùng sơn cước đã nuôi sống Nguyễn Ánh thời khó khăn, sau này trở thành Quýt Ngự. Ấy là tôi chưa kể “Quế Trà My”…

Tôi là con cháu nhà Nho nên cũng có biết câu “luận anh hùng, chớ kể hơn thua”. Song nếu tôi là nhà sử học như các quý vị Phan Huy Lê, Nguyễn Phan Quang… khả kính, tôi cũng phải tìm cách giải thích lịch sử chiến thắng của Nguyễn Ánh với Tây Sơn chứ nhỉ?

Như tôi đã nghiệm sinh trên điền dã khắp Bắc Trung và chút chút ở miền Nam, tôi đã thấy cả Nguyễn Nhạc và cả Quang Trung (tất nhiên cả Nguyễn Lữ nữa) đã thất nhân tâm khi các ông ở miền Trung, chỉ để một chùa ở cấp huyện, ở miền Bắc chỉ để một chùa ở cấp tổng. “Đất Vua – chùa làng – phong cảnh Bụt”. Sáng chiều nghe tiếng chuông chùa “chiêu mộ” để tấm lòng thư giãn, để biết thời gian trôi chảy vô thường đã từ lâu in hằn vào tâm thức người Việt. Phá chùa, đập tượng, nung chuông (làm tiền, làm khí giới) là làm phản lại tâm thức Việt Nam.

Quân Tây Sơn vào nam thì phá Cù Lao Phố (Biên Hòa hiện nay), giết hại thương nhân Hoa kiều, vứt phá hàng ngoại bỏ ra đầy đường, sau ở Sài Gòn thì cũng vậy; ra trung thì tàn phá Hội An (Faifoo), 10 năm sau còn chưa phục hồi lại được; ra bắc thì phá Vị Hoàng, phố Hiến và có đâu chừa lắm cả Thăng Long. Khi nho sĩ Bắc Hà thưa kiện với chúa Tây Sơn về việc tòa Văn Miếu, bia Tiến Sĩ bị phá thì Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã thành thật phê vào đơn:

Thôi! Thôi! Thôi! Việc đã rồi
Trăm điều hãy cứ trách bồi vào ta
Nay mai dựng lại nước nhà
Bia Nghè lại dựng trên tòa muôn gian.

Gia Long dù bắt dời thủ đô cùng cả Quốc Tử Giám - Văn Miếu vào Huế thì ở Văn Miếu Thăng Long, Gia Long vẫn cho xây một tòa Khuê Văn Các, nhỏ thôi mà cực đẹp; và ở thành cũ hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan, ông cũng cho xây một tòa Cột Cờ cao đẹp nhất kinh thành ngày ấy và cho đến nay còn tồn tại. Vua Gia Long đã sai lập “đền Cố Lê” ở Hà Nội để thờ vua Lê cũ và sai dỡ nhà Thái miếu ở Thăng Long về Bố Vệ xứ Thanh quê nhà Lê lập đền thờ. “Đền vua Lê” hiện vẫn còn và đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng.

Thế thì kể ra cũng khó mà chê Gia Long và nghệ thuật kiến trúc Nguyễn. Mà chê bai làm gì nhỉ, khi chúng với thời gian đã trở thành cái đẹp, cái di sản văn hóa dân tộc, dân gian. Huế trở thành một Di sản Văn hóa Nhân loại – theo Quyết định của UNESCO 1993, mà hiện nay ta rất tự hào và đang biến thành Trung tâm Du lịch Văn hóa Việt Nam là nhờ ai?

Kính xin quý vị Sử gia – tạm / gượng gọi là “đồng nghiệp” của tôi bơn bớt việc “chửi bới” nhà Nguyễn, đời Nguyễn bắt đầu từ Gia Long đi cho tôi và dân chúng nhờ… Và thái độ tốt nhất là xếp cả xứ Huế và Việt Nam khi ấy vào Bảo tàng Lịch sử và coi khi đó, không gian đó như một tất yếu tất nhiên của lịch sử Việt Nam!

Tôi những tưởng mình sẽ bị khiển trách và “thăm hỏi" vì đã dám ghé thăm ngôi đình làng mang niên hiệu Gia Long trùng tu mà không trình báo lãnh đạo xã. Nhưng không!, tôi được chiêu đãi một bữa bia đã đời, vì đã được cán bộ xã đứng tựa cột đình nghe lỏm tôi đang giảng giải cho các cán bộ cùng đi về nét đẹp ngôi đình làng này và tỏ ý tiếc vì bị nhà nước bỏ quên. Nghe các nhà lãnh đạo xã quê hương Gia Long nói thêm về tình hình xã, tôi rất mừng vì các đảng viên Gia Miêu, quê hương nhà Nguyễn đã tỏ ra có tư duy đổi mới khi nhận nhìn vai trò lịch sử của vua Gia Long và nhà Nguyễn với thái độ “thể tất nhân tình”, rất đậm đà bản sắc Việt Nam.

Tuy Trịnh Kiểm đã giết Nguyễn Uông, nhưng chính sử nhà Nguyễn, kể cả Đại Nam nhất thống chí, quyển về Thanh Hóa tỉnh, mục nhân vật vẫn chép về Trịnh Kiểm mà không hề có một lời nói xấu nào về ông tổ họ Trịnh này. Tôi có một số bạn bè họ Trịnh đã, đang làm cán bộ cao cấp của nhà nước Việt Nam. Tôi đưa cho họ xem bản Trịnh gia thế phả do Trịnh Cơ vâng lệnh Gia Long, khai báo lại năm 1802.

Lời mở đầu cuốn gia phả họ Trịnh này viết rằng khi vua Gia Long ra Bắc, ông đã cho gọi tộc trưởng họ Trịnh là Trịnh Cơ ra Thăng Long và phán bảo rằng:

- Họ nhà ngươi và họ ta là hai họ có thâm thù vì tổ họ ngươi đã giết tổ họ ta!

Trịnh Cơ run rẩy nghĩ rằng mình và họ mình sẽ bị Gia Long “làm cỏ sạch gốc rễ” để trả thù như Tây Sơn. Nhưng mà không, vua Gia Long nói tiếp:

- Nhưng họ nhà ngươi và họ ta đã từng là thông gia, thân gia. Ta sẽ lấy tình thân gia mà đối đãi với họ ngươi. Song họ ta ở Nam đã quá lâu, ta chẳng biết rõ gì về họ ngươi cả. Vậy ngươi hãy cung khai về gốc gác họ Trịnh trình cho ta biết.

Trịnh Cơ mang gia phả cũ ra tham khảo và cứ theo sự thực viết ra. Đọc xong gia phả họ Trịnh, Gia Long đã phê ban cho họ Trịnh 200 mẫu ruộng công để dựng nên Trịnh điện làm nơi thờ tự các chúa Trịnh

Khi còn ở Gia Định và mới chỉ có Gia Định trước 1801-1802, Nguyễn Ánh Gia Long đã vận dụng “cơ chế thị trường” và đã biến Sài Gòn miền Nam thành nơi sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ra toàn Đông Nam Á để đổi lấy các sản phẩm công nghiệp phương Tây, cố nhiên hàng nhập khẩu được ưu tiên hàng đầu là vũ khí để chống lại Tây Sơn. Tôi không muốn bình luận về ý đồ chủ quan của Nguyễn Ánh, nhưng Nam Bộ cho đến nay vẫn quen với “cơ chế thị trường” hơn miền Bắc. Có nhiều nguyên nhân lắm, song phải chăng cũng có vai trò của Nguyễn Ánh?

Hà Nội – Sài Gòn Mùa thu tháng Tám, 1996.

Kính nộp - Giáo sư Trần Quốc Vượng (Đại học Quốc gia Hà Nội).

(Fb: Thầy Lê Văn Thông).

ĐIỆN KIẾN TRUNG Công trình được vua Khải Định xây dựng làm nơi ở và làm việc thay cho Điện Cần Chánh.Công trình đã bị ch...
02/02/2024

ĐIỆN KIẾN TRUNG
Công trình được vua Khải Định xây dựng làm nơi ở và làm việc thay cho Điện Cần Chánh.
Công trình đã bị chiến tranh và thời gian phá nát, bây giờ đã được phục dụng trở lại. Chưa đầy mười ngày nữa thôi, mọi người sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cung điện nguy nga lộng lẫy với kiến trúc độc đáo tọa lạc bên trong lòng Đại Nội tại Tử Cấm Thành.

P/s: người VN khi vào tham quan Đại Nội trong các ngày 1,2,3 Tết được free đó
Ảnh: Bảo Minh,VTH
——
, , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

07/12/2023
Anh hùng Hồ A Nun - người gùi 179 tấn vũ khí trong 8 năm trên đường Trường Sơn qua đời ==========Anh hùng Hồ A Nun, ngườ...
14/09/2023

Anh hùng Hồ A Nun - người gùi 179 tấn vũ khí trong 8 năm trên đường Trường Sơn qua đời
==========
Anh hùng Hồ A Nun, người gùi hơn 179 tấn vũ khí trên đường Trường Sơn trong 8 năm kháng chiến chống Mỹ, qua đời ngày 13/9, hưởng thọ 79 tuổi.

Ngày 14/9, chính quyền huyện A Lưới tổ chức tang lễ cho anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ A Nun tại nhà riêng ở xã Hồng Bắc, huyện A Lưới. Ông Nun qua đời do tuổi cao, sức yếu.

Là người dân tộc Pa Kô, ông Hồ A Nun là em trai của Anh hùng lực lượng vũ trang Hồ Kan Lịch và cháu trai của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Đức Vai.

Năm 11 tuổi, ông Hồ A Nun làm liên lạc cho cách mạng, năm 14 tuổi tình nguyện tham gia vận chuyển hàng ở tuyến đường Trường Sơn đi qua huyện A Lưới.

Tháng 7/1961, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuyển hàng từ tuyến đường Quảng Trị vào Quảng Nam, ông xung phong ở lại tuyến vận tải Khu 5 tiếp tục tham gia gùi, thồ hàng vào chiến trường.

Từ năm 1961 đến năm 1969, ông Hồ A Nun gùi 179 tấn vũ khí (tương đương một đoàn xe chiến lược), lương thực, đạn dược; có lúc gùi 192 kg với quãng đường 30 km. Năm 1969, ông được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau khi đất nước thống nhất, ông Hồ A Nun quay trở về xã Hồng Bắc, huyện A Lưới sinh sống. Ông là người dân tộc Pa Kô được ghi vào "Guinness lịch sử" gùi đạn dược, lương thực cho chiến trường.

Võ Thạnh (vnexpress.net)

Chân dung Anh hùng vũ trang Hồ A Nun.
Ảnh: Huyện ủy A Lưới

Cập nhật lịch thi đấu: Giải bóng đá tứ hùng bãi biển huyện Phú Vang năm 2023 nằm trong chuỗi hoạt động Lễ hội “Hương sắc...
24/04/2023

Cập nhật lịch thi đấu: Giải bóng đá tứ hùng bãi biển huyện Phú Vang năm 2023 nằm trong chuỗi hoạt động Lễ hội “Hương sắc đầm phá, biển khơi”

Là sự kiện mở đầu nằm trong chuỗi hoạt động Lễ hội “Hương sắc đầm phá, biển khơi” năm 2023, chiều ngày 23/4 tại bãi biển xã Phú Thuận, UBND huyện Phú Vang tổ chức khai mạc Giải bóng đá tứ hùng bãi biển năm 2023.

Tham gia Giải lần này có 4 đội bóng thuộc các xã vùng ven biển của huyện Phú Vang gồm: Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên và Vinh Thanh. Các đội thi đấu trong các ngày từ 23 - 29/4, theo hình thức vòng tròn tính điểm và theo luật mới nhất của môn bóng đá bãi biển, chọn hai đội có số điểm cao nhất để thi đấu trận chung kết và tranh chức vô địch...

Với tinh thần giao lưu học hỏi, sau Lễ khai mạc các trận đấu đầu tiên đã diễn ra với không khí thi đấu thể thao trung thực, cao thượng, hấp dẫn, các đội bóng đã thể hiện những pha bóng hay, những đường chuyền đẹp mắt nên đã nhận được sự cổ vũ nhiệt tình và tạo được ấn tượng đẹp đối với khán giả.

Giải bóng đá bãi biển được huyện Phú Vang tổ chức hằng năm vào dịp hè và mùa du lịch biển, đặc biệt là sự kiện mở đầu nằm trong chuỗi hoạt động Lễ hội “Hương sắc đầm phá, biển khơi” năm 2023. Thông qua Giải đấu nhằm tạo ra môi trường giao lưu giữa các đội bóng và các địa phương, phát triển phong trào thể dục thể thao rộng rãi trong Nhân dân, nhằm tuyên truyền về lợi ích, vai trò của thể dục thể thao trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc, đồng thời qua giải đấu góp phần phát triển mạnh mẽ phong trào tập luyện và tham gia thi đấu môn bóng đá bãi biển trên địa bàn huyện, nâng cao hiệu quả việc thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, bên cạnh đó là cơ hội để các nhà chuyên môn phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo những tài năng, tuyển chọn các cầu thủ xuất sắc làm nòng cốt cho phong trào bóng đá bãi biển của huyện Phú Vang nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung trong thời gian tới.

Minh Đức – Thanh Hiền
Coppy Tuyên giáo Phú Vang
—————
, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

𝐒𝐔𝐎̂́𝐈 𝐊𝐇𝐎𝐀́𝐍𝐆 𝐍𝐎́𝐍𝐆 𝐀𝐋𝐁𝐀 𝐓𝐇𝐀𝐍𝐇 𝐓𝐀̂𝐍 - Điều chỉnh giá vé!!!Áp dụng từ: 30/08/2022 đến khi có thông báo mới -——- Vé vào c...
17/12/2022

𝐒𝐔𝐎̂́𝐈 𝐊𝐇𝐎𝐀́𝐍𝐆 𝐍𝐎́𝐍𝐆 𝐀𝐋𝐁𝐀 𝐓𝐇𝐀𝐍𝐇 𝐓𝐀̂𝐍 - Điều chỉnh giá vé!!!
Áp dụng từ: 30/08/2022 đến khi có thông báo mới -
——
- Vé vào cổng 230k bao gồm:
+ Vé ngâm tắm suối khoáng nóng.
+ Tắm bể bơi và vui chơi Công viên nước.
+ Tặng 01 chai nước suối Thanh Tân.
——
- Các gói Combo Khuyến Mãi:

*** Combo 1: Giá 390k
👉DỊCH VỤ BAO GỒM:
💥 Vé vào cổng ngâm tắm suối + chơi trò chơi công viên nước trị giá 230k
💥 Tặng 01 lượt chơi zipline hoặc highwire chặng 1/ khách trị giá 130k
💥 Ăn trưa set menu trị giá 160k
💥 Tham quan nông trại Alba Farm.
💥 Tham quan vườn Hươu Nai.
💥 Tham quan Làng nghề truyền thống.
*** Lưu ý: Áp dụng từ 02 khách trở lên!
———
*** Combo 2: Vé + Zipline giá 300k
👉DỊCH VỤ BAO GỒM:
💥 Vé vào cổng ngâm tắm suối + chơi trò chơi công viên nước trị giá 230k
💥 Tặng 01 lượt chơi Zipline trị giá 130k
💥 Tặng kèm 01 đơn vị nước suối Thanh Tân
———
*** Combo 3: Vé + Highwire giá 400k
👉DỊCH VỤ BAO GỒM:
💥 Vé vào cổng ngâm tắm suối + chơi trò chơi công viên nước trị giá 230k
💥 Tặng 01 lượt chơi Highwire trị giá 240k
💥 Tặng kèm 01 đơn vị nước suối Thanh Tân
———
*** Combo 4: Năng động: Vé+ Zipline + Highwire giá 400k
👉DỊCH VỤ BAO GỒM:
💥 Vé vào cổng ngâm tắm suối + trò chơi công viên nước trị giá 230k.
💥 Tặng 01 lượt chơi Zipline trị giá 130k
💥 Tặng 01 lượt chơi Highwire trị giá 240k
💥 Tặng kèm 01 đơn vị nước suối Thanh Tân
———
• Giảm 50% giá vé vào cổng từ 16h00 hàng ngày.
———
- Vẫn còn bán các gói hiện hành:
+ Gói Cắm trại 300k
+ Gói Phòng nghỉ qua đêm: 1.350k và 1.550k
———
Tạm dừng bán gói:
1- Combo 395k
2- Combo 280k
——
🍀 𝐒𝐔𝐎̂́𝐈 𝐊𝐇𝐎𝐀́𝐍𝐆 𝐓𝐇𝐀𝐍𝐇 𝐓𝐀̂𝐍 🍀
ĐC: Phong Sơn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế

Liên hệ: ☎️ ĐT/ Zalo: 0902 966 955 - 0966 944 828 - 0963 933 828
———
, , , , , , , , , , , , , , , , , , ., ,
,
,
———

TẶNG NGAY VÉ TẮM ONSEN CHUẨN NHẬT TRỊ GIÁ 7️⃣5️⃣0️⃣K/ VÉ KHI LƯU TRÚ TỪ 2 ĐÊM TẠI THANH TÂNMùa đã bắt đầu sang Thu, sẽ t...
07/09/2022

TẶNG NGAY VÉ TẮM ONSEN CHUẨN NHẬT TRỊ GIÁ 7️⃣5️⃣0️⃣K/ VÉ KHI LƯU TRÚ TỪ 2 ĐÊM TẠI THANH TÂN

Mùa đã bắt đầu sang Thu, sẽ thật tuyệt vời khi được ngâm mình trong dòng suối khoáng nóng thư giãn và thoải mái giữa tiết trời mát mẻ, dễ chịu và hòa mình giữa thiên nhiên, núi rừng trời thu.

Tuyệt vời hơn nữa khi Alba Thanh Tân tiếp tục áp dụng chương trình ưu đãi nghỉ dưỡng chỉ từ 675,000/ khách/ đêm, bao gồm:

👉Phòng nghỉ hạng Superior khu Thanh Tân
👉Ăn sáng và ăn tối
👉Ngâm tắm tất cả các hồ bơi, suối khoáng nóng khu Thanh Tân
👉Tham quan trang trại Alba, vườn hươu sao
👉Chơi trượt dây mạo hiểm Zipline

🍀ĐẶC BIỆT: TẶNG ngay vé tắm ONSEN chuẩn Nhật cho 2 khách/ phòng trị giá 750,000/ vé/ lượt tắm khi lưu trú từ 2 ĐÊM.

👉Áp dụng:
- Phòng từ 2 khách
- Thời gian áp dụng: Từ 04/09 đến 31/10/2022

- Có phụ thu đêm thứ 7
- Tặng Onsen chỉ áp dụng cho 2 khách chính trong phòng, không áp dụng cho khách kê giường phụ

Liên hệ Alba ngay để được tư vấn các chương trình ưu đãi, nghỉ dưỡng hấp dẫn mùa Thu này và đặt dịch vụ bạn nhé!
-----------------------
🍀 SUỐI KHOÁNG NÓNG THANH TÂN 🍀
Phong Sơn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
===========
Liên hệ:
CTY DỊCH VỤ DU LỊCH HUETOUR
☎️ Nhật Hạ:
ĐT/Zalo: 0966 944 828 - 0902 966 955
Khả Di: ĐT/Zalo: 0963 933 828
——
Tham khảo thêm các tour du lịch khác tại: www.huetour.vn/
——
, , , , , , , , , , , Q
, , , , , , , ,
———

CHO THUÊ XE MÁY HÃY ĐẾN ĐỂ ĐƯỢC PHỤC VỤ Huế là một địa điểm có sức hút lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Ai...
04/08/2022

CHO THUÊ XE MÁY
HÃY ĐẾN ĐỂ ĐƯỢC PHỤC VỤ

Huế là một địa điểm có sức hút lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Ai đến Huế cũng bị thu hút bởi cung điện, đền đài mang đậm hơi thở của một thời vua chúa huy hoàng, những công trình kiến trúc cổ kính như lăng tẩm, chùa chiền. Không chỉ vậy, Huế còn sở hữu những vùng đất phong cảnh nên thơ, hữu tình và nhiều điểm đến vô cùng thú vị khác. Để thuê xe ở Huế, quý khách có thể liên hệ ngay cho KENVIN MOTORBIKE qua số ☎️ 0931901010 trong vòng 10 phút, xe sẽ được đưa đến tận khách sạn nơi quý khách đang ở. Ngoài ra, chúng tôi có thể giao xe miễn phí đến tận Ga Huế, các bến xe, riêng sân bay Phú bài có tính thêm phí.

Bao gồm:

Thời gian giao nhận xe 6:30 – 21:00
Hợp đồng rõ ràng + Hỗ trợ sự cố 24/7
Giao & nhận xe tận nơi khu vực tp
Xe máy chất lượng + Mbh + 1 lít xăng
Xin vui lòng:

Thanh toán phí thuê khi nhận xe
Cọc CMND / CCCD
Phụ thu 50.000 giao / nhận xe bxe phía bắc Huế
Phụ thu 120.000giao / nhận xe sân bay Phú Bài Huế
Phụ thu 500.000 nếu trả xe ở Hội An / Đà Nẵng ( thuê theo nhóm từ 05 xe trở lên )
Liên Hệ Thuê Xe Máy

Hotline + Zalo: 0931901010

Địa chỉ: ⭐️ Cơ sở 1 : 27 Hùng Vương Phú Hội Tp Huế
⭐️ Cơ sở 2 : 03 Trần Anh Liên Xuân Phú Tp Huế

Hưởng ứngNGÀY HỘI VÙNG CAO A LƯỚI ===Diễn ra từ ngày 29/4/2022 đến 01/5/2022. Mời mọi người lên lịch ghé A Lưới và tham ...
30/04/2022

Hưởng ứng
NGÀY HỘI VÙNG CAO A LƯỚI
===
Diễn ra từ ngày 29/4/2022 đến 01/5/2022. Mời mọi người lên lịch ghé A Lưới và tham gia các chương trình sau nhé
✅✅Chương trình tái hiện nghi lễ cúng dâng Dèng của dân tộc Tà Ôi. Vào lúc 8 giờ 30, ngày 30/4/2022.
✅✅ Liên hoan ẩm thực truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số và quảng bá Du lịch. Vào lúc 09h00, ngày 30/4/2022
✅✅ Tái hiện tục đi Sim (Pộc Xu)
Vào lúc 16h00, ngày 30/4/2022.
- Địa điểm: Suối Pâr Le, xã Hồng Hạ.
✅✅Trình diễn, trưng bày sản phẩm Dèng của dân tộc Tà Ôi
- Thời gian: Từ ngày 30/4/2022 đến 01/5/2022
✅✅Phiên chợ vùng cao
- Thời gian: Từ ngày 30/4/2022 đến 01/5/2022
✅✅Triển lãm ảnh
- Thời gian: Từ ngày 30/4/2022 đến 01/5/2022
✅✅Chương trình biểu diễn tắm suối và tái hiện các hoạt động sinh hoạt dưới nước
Vào lúc 10h00 phút, ngày 01/5/2022. Tại Thác A Nôr, xã Hồng Kim.
✅✅ Lễ hội cồng chiêng, hội hoa, điêu khắc, đàn, sáo, nhạc cụ (16h00, ngày 01/5/2022)
✅✅ Chương trình Bế mạc và Trình diễn trang phục Dèng (19h30, ngày 01/5/2022).

💢 THÔNG TIN CẦN BIẾT

💓💓💓Điểm du lịch sinh thái cộng đồng làng A Nôr (xã Hồng Kim) tiếp cận bằng phương tiện các loại ô tô (7 chỗ đến 45 chỗ ngồi), xe đạp, xe máy sau đó đi bộ lên thác khoảng 7 phút.

💓💓💓Điểm du lịch sinh thái cộng đồng A Lin (xã Trung Sơn) tiếp cận bằng phương tiện các loại ô tô, xe đạp, xe máy.

💓💓💓Điểm du lịch sinh thái cộng đồng Pâr Le (xã Hồng Hạ) tiếp cận bằng phương tiện ô tô 7 chỗ, xe đạp, xe máy, sau đó đi bộ vào suối khoảng 10 phút. Xe ô tô (15 chỗ - 45 chỗ ngồi) đi bộ vào suối khoảng 15 phút. Cột đá thiêng A Doi xã Hồng Hạ tiếp cận bằng thuyền.

💓💓💓Điểm du lịch homestay Hương Danh (xã A Roàng) tiếp cận bằng các loại phương tiện, ô tô (7 chỗ đến 45 chỗ ngồi).

💓💓💓Điểm du lịch sinh thái suối Cân Tôm tại Vịnh Ky Keer (vịnh Kiền Kiền) (xã Hồng Thượng) tiếp cận bằng các loại phương tiện.

💓💓💓Điểm du lịch sinh thái sông A Sáp (xã Hồng Thượng) tiếp cận được bằng các loại phương tiện.

💓💓💓A Lưới có 03 loại hình du lịch gồm: du lịch sinh thái, du lịch di tích lịch sử cách mạng, du lịch cộng đồng. Tất cả các loại hình du lịch đều phù hợp cho du lịch mùa hè.

💓💓💓Vào mùa đông phù hợp loại hình du lịch cộng đồng, với các hoạt động chương trình văn nghệ, lửa trại, giã gạo tại nhà sàn, già làng kể chuyện bên bếp lửa, ẩm thực trải nghiệm, lưu trú tại homestay. Loại hình du lịch cộng đồng hiện có tại điểm du lịch cộng đồng A Nôr, tại điểm du lịch homestay Hương Danh, điểm du lịch cộng đồng Pâr le, điểm du lịch homestay Pa Cô Tựa, điểm du lịch Mường A Lưới.

💓💓💓Nhà khách tại A Lưới:
Nhà nghỉ Đô Thành, địa chỉ Thị trấn A Lưới,
Nhà nghỉ Khánh Ly, địa chỉ Thị trấn A Lưới
Nhà nghỉ Hoài Anh, địa chỉ Thị trấn A Lưới
Nhà nghỉ Thanh Quang, địa chỉ Thị trấn A Lưới
Nhà nghỉ Thương mại, địa chỉ Thị trấn A Lưới
Nhà nghỉ Việt Hùng

(Thông tin từ facebook Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng)
—————
- Booking phòng Homestay, Khách sạn, Resort giá ưu đãi ???
Hotlines/Zalo: 0902 966 955 - 0966 944 828
- Bạn cần Vé máy bay giá rẻ!.. 11k, 26k, 49k, 59k, 99k, của các hãng???
- Bạn cần Tour du lịch kết hợp Teambuilding???
- Bạn cần Tour du lịch ???
- Bạn cần cần thuê xe du lịch 4-49 chỗ!??
- Bạn cần thuê xe 4-7 chỗ Tự lái.???
———
Với tình hình dịch bệnh này, Tour đoàn, Tour ghép… ai cũng ngại đi, Nhưng em cũng đang TRIỂN KHAI loại hình TOUR GIA ĐÌNH khép kín, trên mọi miền Nước Việt, quý vị có nhu cầu cứ alo chúng em tứ vấn nhé!
———
*** HÃY LIÊN LẠC với chúng tôi qua ĐIỆN THOẠI hoặc ZALO nhé... tư vấn nhiệt tình, miễn phí!!! “Luôn mang đến cho quý khách sự hài lòng và những trải nghiệm thú vị”
———
TẠI TP. HUẾ: DU LỊCH HUETOUR
☎️ Nhật Hạ: 0966 944 828
ĐC: 88/187 Hùng Vương, P. An Cựu, Tp. Huế
💦———💦———💦

TẠI TP. HCM:
💦———💦———💦
ĐC 1: 17 Mai Chí Thọ, Bình Khánh, Quận 2, Tp. HCM
☎️ Ms Như Quỳnh: 0902 966 959
——
ĐC 2: Số 3 Đường số 6, Linh Tây, Thủ Đức, Tp. HCM
☎️ Ms Lan Vy : 0982 912 902
💦———💦———💦

TẠI TP. ĐÀ NẴNG
☎️ Khả Di: 0963 933 828
ĐC: 390 Hải Phòng, Chính Giáng, Thanh Khê, Đà Nẵng
💦———💦———💦

TẠI TP. HÀ NỘI
☎️ Thuý Vy: 0946 966 919
ĐC: 57 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội
❄️—❄️—❄️—☃️—☃️—☃️

Cảm ơn quý anh chị khách hàng đã hỗ trợ em thời gian qua
💦———💦———💦

CÔNG TY DU LỊCH HUẾ TOUR
ĐC: 88/187 Hùng Vương, P. An Cựu, Tp. Huế
Email: [email protected]
Website: www.huetour.vn
———
Hỗ trợ 24/24: ☎ Mr Trí : 0902 966 955
———-
, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,
———
https://www.huetour.vn/tour-trong-nuoc/tour-hue-hang-ngay.html .
———
https://www.facebook.com/congtydulichhuetour/

07/02/2022

- Bạn cần Đặt phòng Homestay, Khách sạn giá ưu đãi ???
- Bạn cần Vé máy bay giá rẻ!.. 16k, 26k, 49k, 59k, 99k, của các hãng???
- Bạn cần Tour du lịch kết hợp Teambuilding???
- Bạn cần Tour du lịch ???
- Bạn cần cần thuê xe du lịch 4-49 chỗ!??
- Bạn cần thuê xe 4-7 chỗ Tự lái.???
💦—💦—💦

Với tình hình dịch bệnh này, Tour đoàn, Tour ghép… ai cũng ngại đi chung, Vậy nên CTY chủ động TRIỂN KHAI loại hình TOUR GIA ĐÌNH khép kín, trên mọi miền Nước Việt, quý vị có nhu cầu cứ alo để được tư vấn nhiệt tình nhé!
💦—💦—💦

*** HÃY LIÊN LẠC với chúng tôi qua ĐIỆN THOẠI hoặc ZALO nhé... tư vấn nhiệt tình, miễn phí!!! “Luôn mang đến cho quý khách sự hài lòng và những trải nghiệm thú vị”
💦—💦—💦

Hotlines/ ZALO: 0902 966 955 - 0966 944 828
☃️—☃️—☃️

TẠI TP. HUẾ: DU LỊCH HUETOUR
ĐC: 88/187 Hùng Vương, P. An Cựu, Tp. Huế
☎️ Nhật Hạ: 0966 944 828
💦—💦—💦

TẠI TP. HCM:
💦—💦—💦
ĐC 1: 17 Mai Chí Thọ, Bình Khánh, Quận 2, Tp. HCM
☎️ Ms Như Quỳnh: 0902 966 959
——
ĐC 2: Số 3 Đường số 6, Linh Tây, Thủ Đức, Tp. HCM
☎️ Ms Lan Vy : 0982 912 902
💦—💦—💦

TẠI TP. ĐÀ NẴNG
☎️ Khả Di: 0963 933 828
ĐC: 390 Hải Phòng, Chính Giáng, Thanh Khê, Đà Nẵng
💦—💦—💦

TẠI TP. HÀ NỘI
☎️ Thuý Vy: 0946 966 919
ĐC: 57 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội
❄️—❄️—❄️

Cảm ơn quý anh chị khách hàng đã hỗ trợ em thời gian qua
💦—💦—💦

CÔNG TY DU LỊCH HUẾ TOUR
ĐC: 88/187 Hùng Vương, P. An Cựu, Tp. Huế
Email: [email protected]
Website: www.huetour.vn
——
Hỗ trợ 24/24: ☎ Mr Trí : 0902 966 955
——
, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,
——
https://www.huetour.vn/tour-trong-nuoc/tour-hue-hang-ngay.html .
——
https://www.facebook.com/homestaytaihue/

- ĐT/ Zalo: 0902 966 955, 0966 944 828 - 0963 933 828
- Tư vấn, Booking Homestay, Khách sạn, Resort, Nhà nghỉ
- Đại lý bán vé máy bay
- Tour du lịch Nội địa - Quốc tế
- Tour kết hợp Teambuilding
- Cho thuê xe 4-49 chỗ

CẦU NGÓI THANH TOÀN - HUẾ Trong kho tàng văn học dân gian Huế có câu:“Ai về ngói Thanh Toàn, Cho em về với một đoàn cho ...
30/12/2021

CẦU NGÓI THANH TOÀN - HUẾ
Trong kho tàng văn học dân gian Huế có câu:
“Ai về ngói Thanh Toàn, Cho em về với một đoàn cho vui”.

Câu ca dao chứng minh đường về mái ngói Thanh Toàn ngày xưa rất khó đi. Hồi đầu thế kỷ XX, ông R.Orband, H. Lebreton trong hội Đô thành hiếu cổ (BAVH) đi xe kéo xuất phát từ tòa Khâm (Đại học sư phạm ngày nay) qua Đập Đá đi về hướng Thuận An, đến Chợ Vỹ Dạ thì rẽ phải, vượt qua cầu Ông Thượng đến làng Lại Thế rồi ra bến Mộc Hàn, men theo sông đi qua làng Ngọc Anh, Chiết Bi, Dưỡng Mong, Vinh Vệ, Phúc Linh, Thanh Lam, chợ Sam đến làng Sư Lỗ. Từ đây không theo sông nữa mà qua một cánh đồng chừng 1,5km rồi bỏ xe kéo đi bộ thêm 100m nữa ra đến bờ sông. Cầu ngói Thanh Toàn bắc qua một con hói hiện ra ở bên kia sông. (Hói: từ địa phương Huế, chỉ kênh đào nhỏ).

Ngày này, ít người đi theo con đường ấy. Người ta có thể đến chợ Vỹ Dạ rồi rẽ phải vào đường Tùng Thiện Vương, vượt qua cầu xã Thủy Văn, rẽ trái, men theo sông đi qua làng Xuân Hòa, Công Lương, Dã Lê đến phủ Quốc ân thế nghiệp thờ ông Nguyễn Phúc Hiệp – một vị tướng tài thời Trịnh Nguyễn phân tranh (cũng là phủ thờ cụ Tôn Thất Thuyết – một võ tướng của triều Tự Đức) ở giữa làng Vân Thê. Một con đường bê tông sát phủ thờ băng qua giữa làng dẫn khách chạy thẳng về cầu ngói Thanh Toàn. Nhưng thế vẫn còn rắc rối. Bây giờ, người ta về cầu ngói Thanh Toàn bằng con đường qua chợ An Cựu đến cổng Phát Lát rồi rẽ trái đi thẳng một mạch bằng con đường nhựa êm ru. Từ trung tâm thành phố về đến cầu ngói khoảng 8km.

Cầu ngói trên làng Thanh Toàn, huyện Phú Vang. Đời Minh Mạng cắt đất hai huyện Phú Vang – Phú Lộc lập thành huyện Hương Thủy, cầu thuộc huyện Hương Thủy. Sau chữ Thanh Toàn phạm húy một vị vua triều Nguyễn, làng tên Thanh Toàn phải đổi thành Thanh Thủy, tên cầu cũng phải đổi theo. Tuy nhiên, dân gian vẫn gọi là cầu ngói Thanh Toàn.

Cầu ngói Thanh Toàn thuộc loại “thượng gia, hạ kiều” – trên là nhà, dưới là cầu. Nguyên gốc cầu dài 18,5m, rộng 5,82m dựng trên 6 hàng cột gỗ lim, chia làm ba gian. Gian giữa cao để cho thuyền bè qua lại, hai gian hai đầu chạy xuống thoai thoải gối lên hai bờ. Gian giữa bằng, mặt tây giữa có thưng gỗ kín đặt khám thờ bà Trần Thị Đạo – người bỏ tiền xây dựng cầu hồi nửa thế kỷ XVIII. Lan can hai bên cầu để trống, đặt ghế dài cho khách bộ hành và dân làng ngồi hóng mát vào những ngày nóng nực, ​​các nhà thơ ngồi tìm tứ thơ. Mái cầu lợp ngói nên người ta gọi là cầu ngói. Tập san Đô thành hiếu cổ dịch là “Le Pont couvert en tuilles” hay “Le Pont couvert de Thanh Thủy”. Trên nóc mái và cửa vào hai đầu cầu xây gạch, trát vôi, đắp rồng phụng, khảm câu đối màu rực rỡ.

Cầu ngói Thanh Toàn – Kiến trúc “trên là nhà, dưới là cầu”

Người lập ra câu ngói Thanh Toàn là bà Trần Thị Đạo – cháu sáu đời của một trong 12 vị khai canh làng Thanh Thủy (Thanh Toàn) “. Bà Đạo là vợ của một quan đứng đầu ba huyện Hương Trà, Phú Vinh và Quảng Điền do vua Lê cử từ sau ngày quân Trịnh chiếm Phú Xuân vào đầu năm 1775. Không hiểu vì lý do gì mà tài liệu cũ không ghi tên chồng bà. Nhờ chức vị của chồng mà bà được phong tước: Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân cẩm y vệ, phó quản lĩnh. Căn cứ vào sắc của vua Lê, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 37 (tức năm 1776, thời quân Trịnh đang chiếm Phú Xuân) thì cầu ngói Thanh Toàn được làm vào năm 1776. Sắc có đoạn viết:

“Bà Trần Thị Đạo, quê làng Thanh Toàn, người có đức hạnh. Cuộc sống của bà làm cho mọi người ngưỡng mộ đủ mọi điều. Bà là người đáng được ca ngợi hơn ai hết. Bà làm cho làng được ban ơn huệ (nhờ bà mà vua tha thuế sưu dịch cho dân làng) và người ta sẽ ghi nhớ hoài. Sắc chỉ này là để chứng tỏ điều triều đình khen ngợi đối với người xây dựng chiếc cầu ngói ấy và khuyến khích những người khác hào hiệp như bà “. (Theo Địa chí Hương Thủy, NXB Thuận Hóa, 1998, tr.324 -325).

Câu ngói Thanh Toàn ra đời cách đây hơn 230 năm. Trải qua biết bao thiên tai dịch họa, cây cầu vẫn giữ được hình dáng gốc. Theo tài liệu lịch sử và tài liệu dân gian thì cầu ngói Thanh Toàn đã được tu sửa nhiều lần. Lần thứ nhất vào năm Thiệu Trị thứ tư (1844), cầu bị mưa lụt làm hư hỏng nặng, dân làng góp tiền của sửa chữa, đến tháng 2 năm Thiệu Trị thứ bảy (1847) cầu sửa xong (công việc được ghi khắc vào trụ cầu). Lần thứ hai, cầu lại bị bão năm Thìn (ngày 11-9-1904) giật sập, được dân làng sửa lại. Lần tu sửa này có một vài điểm đáng chú ý: Kích thước cầu bị thu hẹp chút ít, bề dài là 16.85m so với trước sửa là 18.75m; bề ngang là 4.63m, so với trước khi sửa là 5.82m. Kinh phí tu sửa hết 950 đồng (dân làng đóng 700 đồng, nhà nước tài trợ 250 đồng). Điều đó chứng tỏ cầu ngói Thanh Toàn đã được xem như một di tích quốc gia. Lần tu sửa thứ ba diễn ra vào năm 1956, lần thứ tư vào năm 1971 và lần tu sửa mới nhất vào năm 1991.

Năm 2020, cầu được đại trùng tu, tháo dỡ toàn bộ sau đó làm lại cầu. Hiện nay cầu ngói Thanh Toàn đã đưa vào khai thác hoạt động du lịch bình thường.

Cầu ngói Thanh Toàn sau khi trùng tu năm 2020. Cầu ngói Thanh Toàn nhỏ hơn và ra đời sau Lai Viễn kiều (cầu chùa Hội An) nhiều năm nhưng nó là một thắng tích hiếm hoi, ra đời dưới sự cai trị của vua Lê nên nó cũng được lịch sử quan tâm. Tập san Đô thành hiếu cổ (BAVH) viết về cầu ngói Thanh Toàn đến hai lần vào các năm 1917 và 1933.

Cầu ngói Thanh Toàn không chỉ là một phương tiện giúp dân đi lại, làm nơi hóng mát nghỉ ngơi của người dân quê mà còn là một di tích cổ truyền lại cho con cháu mai sau. Từ chợ quê Thanh Thủy bước vào cầu người ta thấy một đôi câu đối khảm sành sứ, nét chữ không đẹp nhưng ý nghĩa rất thâm thúy.

Phiên âm:
Kiệt cẩu thiên thu thắng tích
Ngõa kiều mỹ cảnh cựu quy mô

Dịch nghĩa:
Cầu truyền là kiệt tác kiến ​​trúc cổ, một di tích thắng cảnh truyền lại nghìn

Cầu ngói Thanh Toàn được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật (Quyết định công nhận Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin thể thao và du lịch ký ngày 14-7-1990).

Nguồn: 700 NĂM THUẬN HÓA, PHÚ XUÂN, HUẾ – NGUYỄN ĐẮC XUÂN
———
, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

https://www.huetour.vn/ — tại Du lịch Huế.
———

Address

88/187 Hùng Vương, P. An Cựu
Hue
530000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Xứ Huế bây giờ posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Xứ Huế bây giờ:

Videos

Share

Category