HUHT Travel

HUHT Travel Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from HUHT Travel, Travel Company, 01 điện biên phủ, thành phố huế, TT-Huế, Hue.

"Những điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến với vùng cao A Lưới"-Chia tay với dòng sông Hương thơ mộng, với những lăng ...
12/02/2023

"Những điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến với vùng cao A Lưới"
-Chia tay với dòng sông Hương thơ mộng, với những lăng tẩm, cung điện cổ kính, khung cảnh trầm mặc của thành Huế, Du khách sẽ trải qua gần 70 km đường 49 nối liền Huế – A Lưới, xuyên qua bao đèo núi với những bản làng và các địa danh như suối Máu, đèo Mỏ Quạ…Du khách đến với huyện miền núi A Lưới – nơi có độ cao trung bình 600-800m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ, trong lành được ví như Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam. A Lưới rất vinh hạnh khi là một trong những điểm đến du lịch của du khách trong những kỳ nghỉ. Để du khách có thể tìm hiểu thêm về các điểm đến du lịch A Lưới, xin giới thiệu một số điểm du khách nên tham quan khi đến với A Lưới.

1. Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới.
-Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới tọa lạc giữa trung tâm Thị trấn A Lưới, cách đường mòn Hồ Chí Minh 300m về phía Đông. Với diện tích 2 ha, quy mô của Trung tâm được thiết kế với 3 nhà truyền thống, đại diện cho các dân tộc thiểu số ở A Lưới. Việc xây dựng Trung tâm được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 khánh thành và đưa vào hoạt động vào năm 2012 với nhà truyền thống thứ nhất – Không gian chính của ngôi nhà được thiết kế làm Đền thờ Bác Hồ, không gian hai bên được bố trí 4 tủ trưng bày một số hiện vật văn hóa truyền thống của các DTTS A Lưới, phục vụ tham quan khi đến dâng hương, báo công dâng Bác tại Trung tâm. Giai đoạn 2 – Nhà truyền thống thứ hai vừa được nghiệm thu hoàn thành vào ngày 3/2/2015. Đây là nơi sẽ trưng bày các hiện vật văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc ở A Lưới và các hiện vật lịch sử gắn liền với quá trình đấu tranh và phát triển xây dựng quê hương A Lưới anh hùng và cũng là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng, đặc biệt của huyện, các lễ hội truyền thống của các DTTS ở Lưới. Việc xây dựng Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc huyện A Lưới. Trung tâm là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa lành mạnh, tăng cường sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, là ngôi nhà chung của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện. Đây cũng là nơi biểu hiện sinh động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của tình hữu nghị với bạn bè trong nước và quốc tế thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và bảo tồn phát huy những di sản văn hoá của dân tộc…

2. Đền thờ Bác Hồ

-Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã đi vào huyền thoại. Đối với đồng bào các dân tộc huyện A Lưới nói riêng và đồng bào cả nước nói chung thì hình ảnh của Người thắm đậm son sắt, thủy chung như những người thân yêu nhất trong gia đình. Tình cảm ấy rất mộc mạc, thân thương được hình thành qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới đối với Đảng và Bác Hồ kính yêu, đặc biệt là qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tình cảm ấy gắn với muối Cụ Hồ, rựa Cụ Hồ, ni lông Cụ Hồ… Đó là những thứ rất đời thường, rất gần gũi của một vị Chủ tịch nước – vị Cha già kính yêu đối với đồng bào các dân tộc miền tây Thừa Thiên Huế nói chung và đồng bào các dân tộc A Lưới nói riêng, trong đó biểu tượng thiêng liêng nhất là đồng bào các dân tộc đã tự nguyện lấy họ của Bác Hồ làm họ của mình. Đây là một nét văn hóa độc đáo riêng biệt, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa của vùng đất và con người A Lưới.

-Xuất phát từ tình cảm thiêng liêng ấy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện A Lưới đã xây dựng không gian tưởng niệm Bác Hồ trong Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc của huyện nhằm đáp ứng tâm tư, tình cảm của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ quân và dân huyện nhà đối với Đảng và Bác Hồ kính yêu. Đây được xem là điểm nhấn có sức thu hút hội tụ và lan tỏa trong tổng thể không gian của Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng với không gian thờ tự vừa trang nghiêm, vừa gần gũi, mộc mạc, chân thành như tấm lòng của đồng bào các dân tộc A Lưới đối với Bác Hồ nhằm bổ sung những nét mới vào di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào; là sự gắn kết giữa đời sống tâm linh và sinh hoạt văn hóa cộng đồng và lòng biết ơn đối với công lao trời biển của Bác Hồ kính yêu. Hình ảnh của Bác Hồ với tượng bán thân được đặt nổi bật trên nền bức phù điêu mang tính lịch sử, xuất phát từ phong trào đồng khởi của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới năm 1960; cùng những chi tiết, hoa văn đặc trưng, những đồ thờ tự như chiêng, ché, thanh la, a điên và cả bát hương đều thể hiện tinh thần, cốt cách của đồng bào, vừa có tình kế thừa di sản văn hóa của đồng bào, vừa có tính tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, bổ sung, tạo nên một bản sắc riêng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới.

-Công lao của Đảng và Bác Hồ đối với dân với nước như trời cao biển rộng, tình cảm của đồng bào đối với Đảng và Bác Hồ như suối nguồn tuôn chảy, không thể có một công trình nào thể hiện và diễn tả hết được. Vì vậy công trình này không thể tránh khỏi sự khiếm khuyết, duy chỉ có tấm lòng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện A Lưới đối với Đảng và Bác Hồ là trọn vẹn trước sau như một, tròn trịa như ánh trăng rằm. Chúng tôi xem đây là chốn thiêng liêng, nơi gửi gắm, bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn chân thành của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới đối với Đảng và Bác Hồ kính yêu.

3.Trung tâm thông tin Du lịch huyện A Lưới

- Ngay cạnh Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện là Trung tâm thông tin Du lịch. Được sự quan tâm của dự án Du lịch Mê Kông đã đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, được khánh thành và đưa vào sử dụng năm 2013. Trung tâm thông tin du lịch huyện A Lưới thực hiện chức năng thông tin, quản lý và vận hành theo cơ chế nhà nước, hỗ trợ cho việc phát triển du lịch của địa phương; ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch; cung cấp thông tin và hỗ trợ cho khách du lịch; tổ chức và quảng bá các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện. Trung tâm thông tin du lịch còn là nơi trưng bày, giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống của các DTTS huyện A Lưới: Từ những tấm vải Zèng đã tạo nên rất nhiều các sản phẩm thổ cẩm khác nhau (khăn choàng, các loại túi xách, ví giành cho nam nữ…) và trưng bày các vật dụng đan lát truyền thống phục vụ cho đời sống, sinh hoạt thường nhật của người dân.

4. Nhà trưng bày di tích lịch sử cách mạng Đồi A Biah/ Hamburger hill

- Nhà trưng bày di tích lịch sử Đồi A Biah được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 22/12/2014. Với 109 bức ảnh và 36 hiện vật chiến tranh đã được trưng bày thể hiện rõ hai chủ đề: Biểu tượng sự quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và dân huyện A Lưới; Nỗi ám ảnh của quân viễn chinh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ, trưng bày và giới thiệu những hiện vật lịch sử, cách mạng về trận chiến “Đồi Thịt Băm” khốc liệt vào tháng 5 năm 1969 để phục vụ du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan điểm DTLS Đồi A Biah. Qua đó, du khách có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về trận đánh thảm khốc, ác liệt năm xưa, làm sinh động thêm điểm di tích lịch sử đầy ý nghĩa này.

5. Tour du lịch cộng đồng thôn A Ka 1, xã A Roàng

- A Roàng là một trong những xã có Làng du lịch cộng đồng của huyện A Lưới. Với những vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của núi rừng cũng như các lễ hội, món ăn truyền thống sẽ mang đến sự hài lòng cho du khách khi đến tham quan, khám phá vẻ đẹp miền sơn cước qua tour du lịch cộng đồng thôn A Ka 1, xã A Roàng.
- Đến với thôn A Ka 1, quý khách sẽ được bản làng đón chào bằng những điệu múa Ri răm đón mừng khách vào làng hòa cùng những tiếng khèn, tiếng chiêng sẽ tạo nên một không khí vui nhộn, thân mật cho du khách khi đến nơi này.
- Sau đó, quý khách sẽ được đạp xe tham quan các bản làng, tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt thường nhật như: đan lát, làm rẫy, dệt Zèng. Đặc biệt, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những bàn tay tài nghệ của những cô gái Tà Ôi thoăn thoắt bên khung dệt, dệt nên những tấm Zèng truyền thống mang đậm bản sắc của văn hóa tộc người. Sau một ngày hành trình dài, quý khách sẽ được đắm mình vào dòng suối khoáng A Roàng để xoá tan mọi sự mệt mỏi của một ngày hành trình dài. Suối nước nóng A Roàng nằm ngay cạnh đường 14, trong một vùng đất rộng khoảng 10 ha, có núi cao bao quanh. Tại đây, có mạch nước khoáng lộ thiên có nhiệt độ khoảng 60 – 70oC, chứa nhiều thành phần khoáng chất có giá trị chữa bệnh.
- Tiếp đến du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng cao như: cơm lam, cháo thập cẩm, rau rừng, cá suối… du khách lại thêm một lần nữa được khám phá nghệ thuật ẩm thực của một trong 54 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đêm đến, dưới ánh lửa bập bùng du khách cùng tham gia “Chương trình lửa trại, giao lưu cộng đồng”, cùng hoà chung với những điệu múa của tộc người Tà Ôi, cùng thưởng thức những chén rượu cần thơm nồng ở đêm vùng cao A Lưới. Quý khách nghỉ đêm tại nhà cộng đồng.

6. Tour du lịch cộng đồng thôn A Hưa, xã Nhâm

- Thôn A Hưa, xã Nhâm cách thị trấn A Lưới 5km về phía Tây. Đến với A Hưa du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động du lịch cộng đồng với các hoạt động thú vị như: Tìm hiểu văn hóa truyền thống của tộc người Tà ôi, thưởng thức ẩm thực độc đáo của miền sơn cước, đạp xe tham quan bản làng… Du khách sẽ được tham quan cấu trúc Nhà Rông của người Tà ôi là biểu tượng của cộng đồng, là linh hồn của làng, bản, tộc người. Cấu trúc ngôi nhà được thiết kế nghệ thuật, dưới bàn tay tài nghệ của các nghệ nhân, một phần bên trong ngôi nhà được chạm khắc công phu, trang trí rất tài tình. Du khách sẽ cảm nhận được đây là những công trình mang đậm bản sắc dân tộc.

7. Các điểm du lịch sinh thái

7.1. Thác A Nôr

- Thác A Nôr cách trung tâm huyện 3km về phía Đông Bắc (thuộc xã Hồng Kim) có diện tích trên 10ha, mây mù bao phủ quanh năm. Phong cảnh tuyệt đẹp với 3 thác nước không xa nhau, cao 8m, 60m và 120m, tựa như những áng tóc trữ trữ tình của các thiếu nữ nơi miền sơn cước. Thác A Nôr còn giữ nguyên dáng vẻ hoang sơ, thời tiết ở đây mát dịu tạo cho du khách tham quan hưởng một cảm giác trong lành, mát mẻ. Quanh thác là những lùm hoa dại nhấp nhô khoe sắc, những mỏm đá phủ dày rêu xanh. Sáng sớm, du khách khó có thể nhận ra đâu là thác, đâu là cây cối, núi đồi… bởi tất cả đều nhạt nhòa một màn sương trắng. Về trưa – khi sương tan dần, dưới ánh nắng qua những tán lá rừng đã để lộ một khung cảnh trong trẻo, tươi xanh diệu vợi, có lẽ đây là thời điểm thích hợp nhất để du khách ngắm nhìn, tận hưởng vẻ đẹp quyến rũ của cảnh quan sơn thủy. Chiều về, khi bóng mặt trời khuất dần sau đỉnh thác, những ánh lân tinh cuối cùng sáng rực trong làn hơi nước bốc lên mỗi lúc một dày đặc tạo cho du khách những cảm giác thật kỳ lạ.

7.2. Thượng nguồn suối A Lin

- Thượng nguồn A Lin cách Thị trấn A Lưới 10km thuộc địa phận xã Hồng Trung, cách đường mòn Hồ Chí Minh 500m về hướng Đông Bắc. A Lin có nhiều bãi tắm đẹp giữa khung cảnh của núi rừng bao quanh. Đến với A Lin trong những ngày hè oi bức là một giải pháp tốt nhất để xua tan đi cái nắng nóng, để được tận hưởng những nét đẹp hoang sơ nơi miền sơn cước. Tại đây du khách có thể sử dụng các dịch vụ như thưởng thức ẩm thực truyền thống, thuê phao tắm, sạp ngồi….. Nếu những ai thích mạo hiểm có thể di chuyển thêm khoảng 800m đến với thác Âr Lang, chiêm ngưỡng nhiều thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp…

"Khám phá A Lưới"Khám phá Văn hóa dân tộc Pa cô – Tà ÔiThư giãn với nguồn nước khoáng nóng tự nhiênGiao lưu lửa trại, vă...
12/02/2023

"Khám phá A Lưới"

Khám phá Văn hóa dân tộc Pa cô – Tà Ôi

Thư giãn với nguồn nước khoáng nóng tự nhiên

Giao lưu lửa trại, văn nghệ và uống rượu cần với đồng bào

Đắm mình trong dòng nưới mát lạnh giữa rừng xanh đại ngàn tại Thác Anôr

Thưởng thức đặc sản rừng của đồng bào vùng cao A Lưới

Quý khách nếu xuất phát tại Thành phố Huế, Qúy khách sẽ chiêm ngưỡng những cảnh đẹp hùng vỹ của núi rừng qua những cung đường đèo trên đường đi.
Trên đường, dừng tại xã Hồng Hạ để đoàn nghỉ ngơi, tham quan nhà cộng đồng. Tiếp tục hành trình đến với Trung tâm Văn hóa huyện A Lưới – là tổ hợp các loại hình văn hóa, giải trí, mô hình và không gian văn hóa các dân tộc. Sau đó đến với nhà trưng bày các vật dụng truyền thống của cộng đồng Pa Cô – Tà Ôi, Cơ Tu… Tại đây quý khách được hướng dẫn viên địa phương giới thiệu về những vật dụng cùng với ý nghĩa văn hóa trong đời sống của người dân, tìm hiểu nét văn hóa còn được bảo tồn và lưu giữ nơi đây.
Tiếp tục khởi hành đến nhà cộng đồng Thôn A Ka 1 hoặc Homestay, xã A Roàng nhận phòng nghỉ ngơi.
Tối Quý khách dùng cơm tối với đặc sản của đồng bào và bước vào chương trình lửa trại và giao lưu rất vui nhộn, ý nghĩa được dân bản chuẩn bị sẵn với rượu cần, thịt nướng và gần các bài múa, điệu nhảy truyền thống. Quý khách cùng hòa mình, cùng uống rượu và cất lên những lời ca, tiếng hát giao lưu với các chàng trai cô gái nơi đây. Được nghe già làng, trưởng bản kể về các phong tục, tập quán cũng như truyền thống anh hùng của nhân dân các đồng bào sinh sống ở phía tây dãy Trường Sơn hùng vỹ và nghỉ qua đêm tại Homestay.
Buổi sáng, sau khi vệ sinh cá nhân, đoàn thưởng thức bữa sáng với món bánh sừng trâu, xôi nếp than độn sắn hoặc cháo thịt bò gác bếp. Hoàn tất khâu điểm tâm sáng, Quý khách tản bộ trong tiết trời mát mẻ, trong lành để khám phá bản làng, xem quy trình dệt Zèng của các cô gái Tà Ôi đảm đang.
Tiếp đến, Quý khách tập trung và HDV địa phương/cán bộ kiểm lâm sẽ dẫn đoàn vào rừng nguyên sinh để bắt đầu hành trình trải nghiệm về với rừng xanh đại ngàn. Quý khách sẽ lạc vào khung cảnh thiên nhiên kỳ vỹ, được tận mắt chứng kiến vô vàn loài động – thực vật, nhiều loài hoa rừng khoe sắc và chim muông… (Đi rừng hơi mất sức nên Lựa chọn 2 nếu đoàn có người già, trẻ con hoặc ít đi bộ có thể đi gần xem quy trình khai thác, thưởng thức rượu Đoác nổi tiếng của đồng bào).
Sau đó Quý khách lên xe khởi hành đến thác Anôr. Quý khách sẽ được tự do đắm mình trong dòng suối mát lạnh, và có thể tìm cảm giác mạnh bằng việc lao mình xuống dòng suối từ những mỏm đá ở mõm đá. Còn gì tuyệt vời hơn khi được hòa mình vào thiên nhiên để tha hồ ngắm những dải núi rừng xanh ngút ngàn với tiếng chim muông rộn rã chuyền cành, vẫy vùng trong dòng suối mát hay mạo hiểm với cú nhảy từ vách đá xuống “vịnh nước” trong veo để xua tan đi cái oi bức của ngày hè nắng nóng nơi phố thị.

"Xôi trứng nếp cẩm"Có lần đi làm tổ chức sự kiện ở A Lưới, tôi được một người bạn, là dân bản địa ở đây mời ăn món xôi t...
12/02/2023

"Xôi trứng nếp cẩm"
Có lần đi làm tổ chức sự kiện ở A Lưới, tôi được một người bạn, là dân bản địa ở đây mời ăn món xôi trứng này. Ăn một lần rồi nhớ mãi từ đó. Bạn tôi bảo, đồng bào ở đây xem món này như là một món ngon đặc biệt.
Xôi trứng nếp cẩm vừa ăn no, ngon miệng và đủ chất
Tôi chưa bao giờ thử món này trước đó, trong đầu tôi mặc định, một là xôi muối đậu, hai là xôi gà mà thôi, vậy nên khi được ăn món này, tôi vừa thích thú, vừa cảm thấy tò mò lắm.
Món xôi trứng này đòi hỏi xôi phải ươn ướt, và chả trứng cũng mềm mềm, ướt ướt như thế. Bạn tôi bảo, đồng bào mình trồng nếp, nhất là nếp cẩm. Một phần dành để ăn, nhà nào nhiều có thể đem bán. Cơm nếp được yêu thích bởi ăn vào “lâu đói, đi được đường dài hơn”. Món xôi trứng cũng được chế biến không quá cầu kỳ.
Thời gian cứ vậy mà trôi qua, tôi không còn làm sự kiện nữa, món xôi trứng vùng cao cũng không còn được ăn lần nào do chính tay người dân bản làm, vậy mà sáng nay đi chợ, thấy thúng nếp cẩm được bày bán bên vệ đường, bên cạnh là mấy bó măng luộc, gừng, bắp chuối đặc sản xứ rừng. Mừng quá, tôi mua hai lon nếp cẩm. Chị bán hàng người dân tộc bảo rằng” nấu cơm nếp mà ăn, tốt lắm”. Tôi cười, chắc chắn rồi, về nhà tôi sẽ làm món này ngay.
Nhà thành phố không còn bếp củi, nấu xôi phải nấu nồi cơm điện, món xôi trứng phải ươn ướt nên xôi không thể nấu bằng nồi hông xôi, vì nấu bằng nồi hông thường xôi sẽ khô. Sẵn có nếp ruộng, tôi trộn một ít nếp cẩm vào nếp trắng, vò sơ, đổ nước xăm xắp rồi bật nút nấu cơm. Trong khi chờ xôi chín tôi bắt đầu đổ chả trứng. Đổ chả trứng thì đơn giản rồi, cứ phi hành dầu cho thơm, đập trứng ra tô nêm xíu nước mắm rồi khuấy đều, xắt ít hành lá vào cùng phi với dầu, xong đổ trứng đã khuấy vào, rải tiêu lên, đậy nắp 1 xíu cho trứng chín, canh cho trứng chín không bị khô là được.
Nồi xôi vừa bật nút nấu xong, lấy đũa xới xôi lên rồi đậy nắp thêm 5-10 phút nữa. Sau đó xới xôi ra chén và bắt đầu thưởng thức. Xôi chín mềm, dẻo, có màu nâu đỏ khá đẹp mắt, chả trứng beo béo, bùi bùi thơm lựng mùi hành trứng.
Nếp cẩm hay nếp than còn làm được rất nhiều món ngon như da-ua nếp cẩm, hay rượu nếp than uống cũng rất đậm đà. Và món xôi trứng, là một món ăn no, vừa ngon miệng, vừa đủ chất, lại lâu đói và đặc biệt hơn hết là không phải nấu nướng cầu kỳ. Từ nay, tôi đã có thể dễ dàng thưởng thức món này ngay tại nhà chứ không phải vượt đèo, leo dốc như ngày xưa.

"Thác A Nôr""Người dân A Lưới có câu: “Chưa thăm A Nôr như chưa đến A Lưới”. Cách trung tâm huyện A Lưới 3km, A Nôr thuộ...
12/02/2023

"Thác A Nôr""
Người dân A Lưới có câu: “Chưa thăm A Nôr như chưa đến A Lưới”. Cách trung tâm huyện A Lưới 3km, A Nôr thuộc làng Việt Tiến, xã Hồng Kim. Phải băng qua vài ngọn đồi mới đến được thác A Nô nhưng trên đường đi, du khách đã có thể thả mình vào không gian trong lành của thiên nhiên.

Men theo con đường đất, nhiều người sẽ gặp những tảng đá rêu phong với đầy đủ kích thước. Có tảng đá to được “tận dụng” làm giường ngủ dưới tán cây rất mát mẻ, lại có nhiều tảng đá rộng bằng bàn ăn là nơi để khách du lịch “nhâm nhi”. Đường đi khá gập ghềnh, nhưng đã có “dàn giao hưởng” của tiếng chim hót, vượn hú, tiếng rì rầm của nước trong, tiếng lá cây “cổ vũ” nên không ai cảm thấy mệt mỏi. Giữa thiên nhiên hùng vĩ, nhiều người bạn của tôi bảo rằng: “Hãy hét thật to mà xả stress”! Không gian A Nô đúng là có thể xoa dịu sự căng thẳng cuộc sống thường nhật, làm cho mọi người ai cũng thấy dễ chịu và sảng khoái. Đặc biệt, khi đến nơi, đắm mình vào dòng nước mát lạnh thì người khó tính nhất cũng có cảm giác thích thú.

Thác A Nôr được đánh giá là một “địa chỉ đỏ” trong các điểm du lịch của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đến thác A Nô du khách sẽ được chiêm ngưỡng một dòng nước trắng xóa đổ xuống thành ba ngọn thác liên hoàn cao 8m, 60m và 120m làm nên một thác A Nôr hoang sơ và quyến rũ.Phía dưới chân thác là một hồ nước khá rộng. Nơi đây có thể bơi lội và tha hồ “xông” hơi nước mát. Do đổ từ độ cao hơn trăm mét nên thác A Nôr luôn có một lớp sương mờ bao phủ, xung quanh thác là thảm thực vật xanh ngắt, không khí mát lạnh vì bụi nước lan tỏa. Nhiều người ví A Nôr như một máy điều hòa tự nhiên, chống lại cái nắng gay gắt và gió Lào khô khốc, bức bối. Ở khu du lịch sinh thái A Nôr có ngọn Chóp Mũ cao chót vót quanh năm mây phủ cùng những cánh rừng già, là khu vực bảo tồn nhiều loài động - thực vật quý. Lọt thỏm giữa đại ngàn Trường Sơn, thác A Nôr ngày ngày vẫn chảy như một thiếu nữ hồn hậu đang chải chuốt mái tóc dài quyến rũ. Đến với A Nôr là đến với nhiều điều mới lạ và hấp dẫn.

Hiện nay, huyện A Lưới đang đầu tư hàng chục tỉ đồng vào khu du lịch sinh thái A Nôr với hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, theo chủ trương của huyện, nơi đây đã hình thành một ngôi làng mới mang tên Việt Tiến, người dân nơi đây đang dần dần từng bước ổn định cuộc sống. Họ sẽ hướng dẫn du khách tham quan thác A Nôr, vừa đón khách lưu trú tại nhà nếu du khách có yêu cầu.

"Văn Hóa A Lưới"Huyện A Lưới là địa phương có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Cùng với quá trình hình thành và phá...
12/02/2023

"Văn Hóa A Lưới"
Huyện A Lưới là địa phương có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Cùng với quá trình hình thành và phát triển, địa phương đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới là một nét văn hóa độc đáo riêng biệt trong di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, là tài sản vô giá đồng thời có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cần được chung tay giữ gìn.

Trong những năm qua, UBND huyện đã có nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Thông qua Đề án "Bảo tồn gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020" việc sưu tầm, trưng bày các hiện vật văn hóa truyền thống cũng như việc sử dụng các biểu tượng, sản phẩm đặc trưng đều phải phù hợp với thuần phong mỹ tục của đồng bào đã giữ được những nét hoa văn, chất liệu truyền thống. Thời gian qua, UBND huyện đã có nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Từ những chủ trương, chính sách chung của Trung ương, của tỉnh, huyện đã cụ thể hóa thành những chương trình, kế hoạch, đề án để triển khai thực hiện. Các điểm di tích lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đã và đang được UBND huyện quan tâm đầu tư, giữ gìn, tôn tạo và phát huy. Hạ tầng du lịch bước đầu được quan tâm đầu tư xây dựng. Sản phẩm du lịch truyền thống ngày càng phát triển, công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư, hợp tác du lịch được đẩy mạnh thông qua các phương tiện đại chúng... Tạo sự gắn kết giữa du lịch với văn hóa ngày càng chặt chẽ, trở thành nét đặc sắc của du lịch vùng cao.

Bằng những việc làm cụ thể địa phương đã khôi phục được 15 nhà Rông truyền thống của dân tộc Tà Ôi, 3 nhà Gươl truyền thống của dân tộc Cơ Tu, 01 nhà Moong truyền thống của dân tộc Pa Cô; xây dựng 01 Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc và 01 Trung tâm Thông tin Du lịch cấp huyện; 01 Trung tâm trưng bày hiện vật Văn hóa và hiện vật chiến tranh; 01 Trung tâm Trưng bày hiện vật A Biah; 01 trung tâm trưng bày hiện vật A So; Đã phục dựng lại một số khu nhà Piing truyền thồng dân tộc Pa Cô, Cơ Tu... Thực hiện tốt Đề tài “Phân loại, đánh giá giá trị và thí điểm trưng bày các hiện vật văn hóa vật thể dân tộc thiểu số ở A Lưới”, tổ chức trưng bày tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc nhân dịp 19 tháng 5 năm 2013 và Đề tài “Các kiểu kiến trúc nhà cộng đồng, nhà sàn, nhà dài truyền thống”.

Đã thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, đặc biệt là dân ca, dân vũ, dân nhạc và các lễ hội mang bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc như: Sưu tầm và phát hành sách “Truyện cổ Pa Cô”; thực hiện thành công Đề tài “Dịch chuyển lời 20 ca khúc viết về Đảng, Bác Hồ và ca ngợi quê hương A Lưới” nhằm phát huy truyền thống văn hóa, cốt cách đồng bào các dân tộc, đưa văn hóa truyền thống thấm sâu vào đời sống xã hội.

Nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm kết tinh giá trị văn hoá của một vùng đất đã được bảo tồn, khôi phục và phát huy, phát triển tạo ra những sản phẩm độc đáo như nghề đan lát thủ công truyền thống, nghề dệt dèng của người Tà Ôi. Năm 2016, Nghề dệt Dèng của người Tà Ôi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đặc biệt đã hình thành các hợp tác xã dệt Dèng và đưa sản phẩm tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, được du khách và các nhà thiết kế thời trang ưa chuộng và quan tâm. Trang phục thổ cẩm truyền thống của các dân tộc sử dụng hằng ngày trong lao động, sản xuất, các dịp lễ hội, sự kiện quan trọng.

Đặc biệt, địa phương luôn quan tâm và tích cực tham gia vào các hoạt động do Tỉnh cũng như Trung ương tổ chức, nhằm giới thiệu, quảng bá vốn văn hóa đặc sắc, các điểm du lịch, mảnh đất và con người A Lưới. Cụ thể như: Tham gia tái hiện hoạt động sinh hoạt vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số A Lưới nhân sự kiện Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới IPU-132 từ ngày 25-30/3/2015; tổ chức tái hiện lễ hội A Da trong Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” từ ngày 15-23/11/2015; Tham gia tổ chức tái hiện lễ cưới truyền thống, trích trong lễ vòng đời và lễ đồng bào các dân tộc thiểu số A Lưới mang họ Hồ, tại tuần lễ “Truyền thống văn hóa gia đình dân tộc vùng Bắc Trung Bộ” từ ngày 23-28/6/2016; tái hiện Lễ A Tan Pa Nuôn và trình diễn các nghề thủ công truyền thống và các làn điệu dân ca, giới thiệu các làng nghề thủ công, ẩm thực truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới. Phối hợp tổ chức hoạt động tháng 8 với chủ đề “Em yêu làng em” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với các hoạt động: “Ngày hội truyền thống Cơ Tu”, chương trình dân ca dân vũ “Làng Cơ Tu vào hội”, tái hiện Lễ hội “Mừng nhà Gươl mới” của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới; Tái hiện lễ A Riêu Piing của đồng bào dân tộc Tà Ôi tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Ngoài ra, huyện A Lưới đã tham gia thành công các hoạt động, trình diễn trang phục dân tộc, trưng bày hiện vật văn hóa, sản phẩm Dèng, thuyết trình du lịch, tại Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2017, tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Đạt 03 giải C, 01 giải Khuyến khích; giao lưu nghệ thuật tại “Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam” trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI, năm 2017. Phối hợp tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII với kết quả A Lưới đạt Giải Nhất toàn đoàn. Đặc biệt đã tham gia trưng bày và giới thiệu nghề dệt Dèng truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới tại Lễ hội Đền Huyền Trân năm 2017; sự kiện Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko thăm cố đô Huế... Liên hoan Nghệ thuật quần chúng Làng, Thôn, Bản, Tổ dân phố văn hóa tỉnh TT Huế, lần thứ VII, năm 2017 đạt Giải Nhì toàn đoàn.

Bên cạnh đó, việc tham gia luân phiên đưa các đoàn nghệ nhân, diễn viên về tham gia các hoạt động tại Trung ương nói chung, tại Làng Văn hóa và Du lịch các dân tộc Việt Nam đã góp phần bảo tồn và giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc, mảnh đất và con người A Lưới. Các nghề thủ công truyền thống, dân ca, dân nhạc, dân vũ vẫn được bảo tồn trao truyền, tiếp nối truyền thống, bản sắc văn hóa cho các thế hệ trẻ. Đồng thời, cũng là dịp để người dân giới thiệu các loại sản vật địa phương, mở rộng giao lưu văn hóa giữa các dân tộc thông qua các hình thức hội diễn, tổ chức lễ hội, triễn lãm ảnh đẹp về con người A Lưới hội nhập và phát triển góp phần quảng bá các điểm du lịch tại A Lưới

.

Address

01 điện Biên Phủ, Thành Phố Huế, TT-Huế
Hue

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when HUHT Travel posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to HUHT Travel:

Share

Category

Nearby travel agencies


Other Travel Companies in Hue

Show All