Khám phá Huế

Khám phá Huế Khám phá Huế được tạo ra nhằm mục đích thu thập các ý kiến bình luận, đánh giá về các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
(1)

06/08/2021
06/08/2021
Lăng Đồng KhánhLăng Đồng Khánh (Tư Lăng) được xây dựng trên vùng đất thuộc làng Cư Sĩ, nay là thôn Thượng Hai, xã Thủy X...
10/03/2021

Lăng Đồng Khánh
Lăng Đồng Khánh (Tư Lăng) được xây dựng trên vùng đất thuộc làng Cư Sĩ, nay là thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.
Sau khi lên ngôi (tháng 2/1888), Đồng Khánh cho xây dựng bên lăng mộ của vua cha ngôi điện đặt tên là Truy Tư để thờ cúng cha. Công việc đang triển khai thì vua Đồng Khánh mắc bệnh và đột ngột qua đời. Vua Thành Thái lên kế vị và cho đổi tên điện Truy Tư thành Ngưng Hy để thờ vua Đồng Khánh. Thi hài nhà vua được mai táng đơn giản trên quả đồi có tên là Hộ Thuận Sơn, cách điện Ngưng Hy 30m về phía Tây. Toàn bộ khu lăng tẩm được gọi là Tư lăng. Năm 1916, con trai của Đồng Khánh lên ngôi (vua Khải Định) đã cho tu sửa điện thờ, xây cất lăng mộ cho cha mình. Toàn bộ khu lăng mộ từ Bái đình, Bi đình đến Bửu thành và Huyền cung đều được kiến thiết dưới thời Khải Định đến tháng 7/1917 mới xong phần cơ bản và đến năm 1923 thì hoàn tất.

Biển VINH HIỀNNgoài các địa danh nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền thì khi đến với Huế bạn còn có thể th...
27/11/2019

Biển VINH HIỀN
Ngoài các địa danh nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền thì khi đến với Huế bạn còn có thể thăm thú và tắm biển ở những bãi biển nổi tiếng đẹp như tranh ở xứ mộng mơ này. Và có lẽ cái những tên đầu tiên mà mọi người hay nghĩ đến chính là Lăng Cô,Thuận An, Cảnh Dương mà quên mất một bãi biển vô cùng xinh đẹp ở Huế đó chính là biển Vinh Hiền. Đến với biển Vinh Hiền là đến với bãi biển rất hoang sơ, đến với làng chài cùng những người ngư dân rất hiền lành tốt bụng và hiếu khách.

SUỐI VOINổi tiếng với những tảng đá hình con voi to, dòng nước mát và không khí trong lành, suối Voi Huế được biết đến v...
27/11/2019

SUỐI VOI
Nổi tiếng với những tảng đá hình con voi to, dòng nước mát và không khí trong lành, suối Voi Huế được biết đến với vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng thiên nhiên. Nơi đây còn nổi tiếng với nhiều món ăn của người dân địa phương thú vị, độc đáo làm thu hút không ít du khách khi đến Huế nghỉ dưỡng.

Suối MơMột trong những địa điểm du lịch ở Huế được rất nhiều người yêu thích đó chính là suối Mơ. Vậy Suối Mơ Huế ở đâu?...
27/11/2019

Suối Mơ
Một trong những địa điểm du lịch ở Huế được rất nhiều người yêu thích đó chính là suối Mơ. Vậy Suối Mơ Huế ở đâu? Nó có gì hay và giá vé, đường đi như thế nào? Đây chắc chắn là những băn khoăn thắc mắc mà rất nhiều người muốn tìm hiểu khi tới Huế du lịch.

Hải Vân Quan xây từ đời Trần và được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7 - năm 1826). Cửa trông về phủ Thừa Th...
22/11/2019

Hải Vân Quan xây từ đời Trần và được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7 - năm 1826). Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ 'Hải Vân Quan', cửa trông xuống Quảng Nam đề 'Thiên hạ đệ nhất hùng quan'. Dưới thời Nguyễn, Hải Vân Quan là cửa ải quan trọng, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía Nam.Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ "Hải Vân Quan", cửa trông xuống Đà Nẵng đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".
Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân thuộc địa phận Thị trấn Lăng Cô, (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Công trình được xây dựng ở độ cao 490 m so với mực nước biển, xưa kia là cụm bố phòng quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, trụ sự, pháo đài thần công.
Dù đã có đường hầm xuyên núi, song nhiều du khách vẫn thích đi đường đèo để thưởng ngoạn cảnh rừng núi tuyệt đẹp...

13/11/2019

Khuyến cáo!
Fanpage Khám phá Huế được tạo ra nhằm mục đích thu thập các bình luận, ý kiến đánh giá về các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung các bài viết và các ý kiến đánh giá, bình luận thu thập được trong fanpage này chỉ nhằm mục đích phục vụ làm đề tài nghiên cứu.
Rất mong nhận được các ý kiến đánh giá, bình luận của quý vị về các điểm du lịch đã trải nghiệm.

Đôi nét về chùa Thiên MụChùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là Linh Mụ nằm trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương thơ mộng, ...
24/10/2019

Đôi nét về chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là Linh Mụ nằm trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình thuộc địa phận phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chùa chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng trong và đây cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất đất cố đô.

Một biểu tưởng gắn với hình ảnh chùa Thiên Mụ chính là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.
Ngoài tháp Phước Nguyên, chùa Thiên Mụ còn có những công trình kiến trúc như điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm… cùng bia đá, chuông đồng. Thêm nữa, chùa còn là nơi có nhiều cổ vật quý giá về mặt lịch sử và nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật… hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ. Tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng, chùa Thiên Mụ với kiến trúc cổ kính đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm duyên dáng, trang nghiêm và linh thiêng.

Chùa Thánh Duyên- Thánh Duyên là ngôi quốc tự có vị trí đẹp, nơi trời mây sông nước quyện hòa cùng phong cảnh Bụt. Chùa ...
24/10/2019

Chùa Thánh Duyên
- Thánh Duyên là ngôi quốc tự có vị trí đẹp, nơi trời mây sông nước quyện hòa cùng phong cảnh Bụt. Chùa tọa lạc tại Thúy Vân sơn, ngọn núi được vua Thiệu Trị xếp hàng thứ chín trong 20 cảnh đẹp của xứ Huế, thuộc phường Đông Am, tổng Diên Trường, huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên. Nay là làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Cổng tam quan chùa Thánh Duyên được xây dựng theo dạng cổ lâu đặc trưng của Huế.

-Kiến trúc chùa Thánh Duyên hài hòa với địa thế của ngọn núi nơi ngôi chùa tọa lạc. Bia đề tên núi “Thúy Vân sơn” bắt đầu những bậc tam cấp lên chùa. Cổng tam quan dạng cổ lâu đặc trưng chùa Huế có thiết trí thờ Hộ pháp Vi Đà.

-Chính điện là tòa nhà ba gian hai chái, cao rộng và thoáng đãng. Phần mái được lợp ngói liệt theo kiểu trùng thiềm điệp ốc đặc trưng của Huế trang trí bằng cù giao, lưỡng long, vân hóa long tinh xảo.

-Nội điện thờ Phật cùng nhiều vị hiền thánh thiện thần khác. Gian chính ở giữa thờ Tam Thế Phật: Quá khứ, hiện tại và vị lai; phía trước thấp hơn bàn thờ Phật là bàn thờ bài vị vua Minh Mạng.

-Hai bên có hai dãy sập để tôn trí thờ Thập Điện Minh Vương, mỗi bên gần sát vách thờ 5 tượng; tiếp đến vào phía trong thờ 2 dãy tượng Thập Bát La Hán, mỗi bên 9 tượng

Chùa Huyền Không Sơn Thượng- Du lịch Huế ghé thăm tiên cảnh Chùa Huyền Không Sơn Thượng ( Huyền Không 2). Để phân biệt v...
24/10/2019

Chùa Huyền Không Sơn Thượng
- Du lịch Huế ghé thăm tiên cảnh Chùa Huyền Không Sơn Thượng ( Huyền Không 2). Để phân biệt với chùa Huyền Không .
- Từ trung tâm thành phố, vượt qua cầu Trường Tiền đi về phía chùa Thiên Mụ, qua Văn Thánh, men theo con đường nhỏ đi lên núi Chằm, du khách sẽ bị hút hồn bởi vẻ đẹp thanh tịnh, nét huyền ảo ẩn hiện trong sương sớm của ngôi chùa Huyền Không Sơn Thượng.
- Rừng thiền nằm thu gọn mình trong một thung lũng, giữa những triền đồi. Những dãy núi cao và một rừng thông bạt ngàn hàng vạn cây được gọi là Vạn tùng sơn đây là một ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông.
- Đường vào chùa là đồi núi uốn lượn quanh co đã được cải tạo, nâng cấp khá thuận lợi cho bạn đến thăm quan chùa

Chùa Từ Đàm- Địa điểm này có vị trí tọa lạc trên đồi thấp, mặt chùa hướng về phía Đông Nam ở số 01 đường Sư Liễu Quán, T...
24/10/2019

Chùa Từ Đàm
- Địa điểm này có vị trí tọa lạc trên đồi thấp, mặt chùa hướng về phía Đông Nam ở số 01 đường Sư Liễu Quán, Trường An, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố Huế về phía Tây không xa tầm 2km. Du khách có thể thuê xe máy hoặc thuê xe ô tô để đến đúng địa chỉ chùa Từ Đàm Huế.
- Từ đây, du khách có thể dễ dàng di chuyển vào thành phố, thuận tiện cho việc nghỉ ngơi ở khách sạn Huế sau khi thăm quan xong. Ngôi chùa còn giáp với đường Điện Biên Phủ về phía bên phải và bên trái là đường Phan Bội Châu. Thăm quan xong bạn có thể ghé thăm thêm chùa Linh Quan, chùa Thiên Minh và đền thờ cụ Phan Bội Châu.
- Vào thăm chùa du khách sẽ thấy được cấu trúc chung của chùa đặc trưng cho kiểu chùa Hội cổ kính nhưng thiết kế đơn giản và diện tích rộng rãi, cao ráo. Đây là nơi đón tiếp các vị Tôn đức lãnh đạo Phật giáo, chư vị học giả, trí thức và du khách, Phật tử trên các nước đến để tham quan, lễ Phật. Ngoài tìm hiểu về lịch sử ngôi chùa, du khách còn được chiêm ngưỡng toàn bộ kiến trúc, cảnh quan tuyệt đẹp trong chùa.

Chùa Từ Hiếu thuộc phường Thủy Xuân, TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế). Nằm ẩn mình sau một rừng thông rộng lớn, đây là ng...
24/10/2019

Chùa Từ Hiếu thuộc phường Thủy Xuân, TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế). Nằm ẩn mình sau một rừng thông rộng lớn, đây là ngôi chùa gắn liền với câu chuyện về tấm lòng hiếu đạo của người con với mẹ già và là ngôi chùa độc nhất hiện là nơi an nghỉ của các quan thái giám dưới triều đại nhà Nguyễn.

Ngôi chùa biểu tượng cho lòng hiếu thảo

Chùa Từ Hiếu ban đầu chỉ là một Thảo Am với tên gọi là am An Dưỡng do Tổ sư Nhất Định lập nên. Ngài nguyên là tăng cang của chùa Giác Hoàng trong cung, sau cáo lão về rừng để nuôi dưỡng mẹ già và tu hành thanh tịnh tại đây.
Cổng Tam Quan của chùa Từ Hiếu.

Tương truyền vì mẹ già ốm nặng phải bồi dưỡng thịt cá nên ngày ngày vị sư phải chống gậy vượt đoạn đường hơn 5km đi tìm cá tươi về nấu cháo cho mẹ. Người đời thấy vậy nên đàm tiếu là hòa thượng nhưng lại ăn mặn, ngài vẫn bỏ ngoài tai để tận tâm chăm sóc cho mẹ.

Chuyện đồn đến tận tai vua Tự Đức, nhà vua bèn cho người tìm hiểu mới hay thiền sư nấu cháo cho mẹ ốm đau còn mình ngày ngày vẫn chay tịnh, một tâm tu hành. Vua nghe vậy mới cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của vị thiền sư ở chốn thâm sơn cùng cốc. Sau này, vào năm 1848, một năm sau ngày thiền sư Nhất Định viên tịch, có lẽ, cảm động trước sự đức độ của vị sư già mà việc xây dựng mở rộng Thảo Am thành chùa Từ Hiếu luôn được triều đình, các quan thái giám và các phật tử quan tâm giúp đỡ. Khi chùa được hoàn thành, vua Tự Đức nhớ đến chuyện xưa mà đặt cho chùa tên là “Từ Hiếu tự”.

Đại Nội Huế- Bao quanh là hệ thống thành quách lưu giữ tinh hoa kiến trúc của phương Đông kết hợp phương Tây. Hoàng Thàn...
24/10/2019

Đại Nội Huế

- Bao quanh là hệ thống thành quách lưu giữ tinh hoa kiến trúc của phương Đông kết hợp phương Tây. Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quang có hào bảo vệ, có 4 cửa ra vào chính: Ngọ Môn (cửa chính) nằm ở phía Nam, Cửa Hiển Nhơn nằm ở phía Đông, Cửa Chương Đức nằm ở phía Tây, Cửa Hòa Bình nằm ở phía Bắc. Các cầu và hồ được đào xung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim Thủy.
1. Ngọ Môn
Ngọ Môn là cổng chính nằm ở phía nam của Hoàng Thành. Ngọ Môn gồm hai thành phần chính: Đài – Cổng và Lầu Ngũ Phụng. Ngọ Môn là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ – Hướng Nam là hướng quy định cho các bậc Vua Chúa.
2.Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành là một trong những khu vực quan trọng và quan trọng nhất của Đại Nội. Tử Cấm Thành nằm trên cùng một trục Bắc – Nam với Hoàng Thành và Kinh Thành, gồm một vòng tường thành bao quanh các khu vực cung điện như điện Cần Chánh (nơi vua tổ chức lễ Thường triều), điện Càn Thành (chỗ ở của vua), cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi), lầu Kiến Trung (từng là nơi ở của Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương),….
3. Hưng Miếu
Hưng Miếu (tức Hưng Tổ Miếu) – nơi thờ ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh của vua Gia Long. Lúc sinh thời ông không ở ngôi chúa nhưng vẫn được truy tôn miếu hiệu là Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế. Miếu được xây dựng và năm Gia Long 3 (1804) ở góc Tây Nam Hoàng Thành.
4. Thế Miếu
Thế Miếu hay còn được gọi với tên khác là Thế Tổ Miếu, tọa lạc tại góc Tây Nam bên trong Hoàng Thành, nơi thờ các vị Vua triều Nguyễn và cũng là nơi triều đình đến cũng tế các vị Vua quá cố, nội giới trong triều.

Chùa Báo Quốc… Tọa lạc trên đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế, Báo Quốc. Chùa được xây theo kiểu ch...
24/10/2019

Chùa Báo Quốc…


Tọa lạc trên đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế, Báo Quốc. Chùa được xây theo kiểu chử Khẩu, có diện tích khoảng 2 mẫu, Trong khuôn viên chùa có đủ tháp mộ của các vị Tổ sư trong đó có ba ngôi kiến trúc đồ sộ là Tháp Tổ, tháp Hòa thượng Trí Thủ và Hòa Thượng Thanh Trí. Chùa Báo Quốc do Thiền sư Giác Phong dựng vào cuối thế kỷ XVII, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần. Đến năm 1747, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban cho chùa tấm biển "Sắc Tứ Báo Quốc Tự" có ghi dòng chữ: "Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề”.



Vào thời Tây Sơn, chùa đã bị chiếm đóng và trưng dụng làm kho chứa diêm tiêu. Sau đó vào năm 1808, Hoàng Hậu Hiếu Khương cho tái thiết ngôi chùa, xây tam quan, đúc đại hồng chung, bảo khánh và đổi tên là chùa Hàm Long Thiên Thọ tự và mời thiền sư Phổ Tịnh làm trụ trì.



Năm 1824, vua Minh Mạng ngự thăm chùa và sắc tứ tên "Báo Quốc Tự". Nhà vua đã tổ chức đại giới đàn tại chùa nhân lễ Vạn thọ Tứ tuần Đại khánh vào năm 1830. Đến năm 1858, do chùa bị hư hỏng nhiều, vua Tự Đức và Hoàng Thái hậu Từ Dũ đã ban tiền trùng tu ngôi chánh điện.



Trong khuôn viên chùa có Tháp Tổ Giác Phong, theo bia tháp: “Viên thọ Tỳ kheo giới, huý Pháp Hàm Giác Phong Thiền sư chi Tháp.” lạc khoảnh bia đề “Vĩnh Thịnh thập niên, thập nhị nguyệt, thập nhị nhật.” thì tháp được tạo dựng ngày 22 tháng 12 năm Vĩnh Thịnh thứ 10 (1715).
Ngoài ra còn có một nhóm tháp khác, đáng chú ý hơn hết là Niết Bàn Đai Tháp được Giáo hội Tăng Già Trung Việt xây năm 1952 để quy 19 tháp cổ ở vườn Chùa Báo Quốc vào đại Tháp.

Chùa Diệu Đế là một trong ba ngôi quốc tự dưới triều Nguyễn còn lại trên đất Huế. Trên trần chính điện ngôi chùa còn có ...
24/10/2019

Chùa Diệu Đế là một trong ba ngôi quốc tự dưới triều Nguyễn còn lại trên đất Huế. Trên trần chính điện ngôi chùa còn có bức tranh 9 con rồng ẩn hiện trong mây lớn nhất Việt Nam.

-Phía Đông kinh thành Huế, có một khu vườn rất đẹp. Năm Đinh Mão (1807), trong căn nhà giữa khu vườn, Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng ra đời. Sau này lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị.
-Năm 1844 nhà vua cho xây dựng lại nơi ở của mình thành một ngôi chùa và đặt tên là Diệu Đế Tự, sắc phong làm Quốc tự. Chùa Diệu Đế cảnh quan rất đẹp, vườn tược rộng rãi, cây cối xanh tươi. Chùa toạ lạc bên bờ sông Hộ Thành (người Huế gọi là sông Gia Hội, sông Đông Ba, nay là số 100B đường Bạch Đằng, gần cầu Gia Hội).
-Khuôn viên chùa nằm gọn giữa bốn con đường: phía trước là đường Bạch Ðằng chạy dọc theo một nhánh sông Hương, phía sau là đường Tô Hiến Thành gần chùa Diệu Hỷ, bên trái là con đường mang tên chùa Diệu Đế và bên phải là đường chùa Ông. Chùa trở thành một danh lam của đất kinh đô Huế.

-Kiến trúc ban đầu của chùa rất qui mô, có vẻ độc đáo rất riêng. Chùa có bốn lầu (hai lầu chuông, một lầu trống và một lầu bia). Chính điện là đại giác, tả hữu chính điện là Thiền Đường, phía trước điện dựng gác Ðạo Nguyên hai tầng ba gian, sau gác Ðạo Nguyên có hai lầu chuông trống xây cân đối ở hai bên, chính giữa là lầu Hộ Pháp, sân trong có La Thành, sân trước có hai nhà lục giác, nhà bên tả đặt hồng chung, nhà bên hữu dựng bia lớn khắc bài văn do vua Thiệu Trị soạn.

-Chính giữa điện thờ là tượng Phật sắc vàng cháy của nước vàng thếp ngày xưa còn lại. Và có một pho tượng của ngài A-Nan, một tượng của ngài Ca-Diếp, và đặc biệt là pho tượng Chuẩn Đề có nhiều tay rất mỹ thuật. Tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, nghìn tay bằng đồng tượng trưng cho Phật pháp và thần lực của nhà Phật cứu độ chúng sinh được đặt trước gian thờ. Phía sau sát vách điện có án thờ Thần vị của vua. Thần vị này được sơn son thiếp vàng và chạm hình rồng cuộn quanh mặt trăng. Bên cạnh là di ảnh và nơi thờ những người từng trú ngụ và qua đời tại cổ tự này. Bức hoành “Diệu Đế Quốc Tự” của chùa bằng chữ Hán được sơn son thiếp vàng làm năm Thiệu Trị thứ 4 và có sơn sửa lại dưới triều vua Bảo Đại.

Lạ lẫm trước ngôi chùa Thiền Lâm với kiến trúc Thái Lan ở Huế -Chùa Thiền Lâm còn được gọi là Chùa Phật đứng – Phật nằm,...
24/10/2019

Lạ lẫm trước ngôi chùa Thiền Lâm với kiến trúc Thái Lan ở Huế
-Chùa Thiền Lâm còn được gọi là Chùa Phật đứng – Phật nằm, tọa lạc trên đồi Quảng Tế, thôn Thượng 2, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Chùa thuộc hệ phái Nam Tông do ngài Hộ Nhẫn lập ra năm 1960.
Đến chùa Thiền Lâm bạn sẽ bị thu hút bởi ngôi bảo tháp trắng đỉnh vàng cao khoảng 15m, có dạng hình chuông úp, đỉnh nhọn, được sáng tạo từ mẫu chùa tháp ở Thái Lan và Myanmar. Bảo tháp có hai phần tầng dưới là chánh điện, tầng trên là tôn trí xá lợi Phật Thích Ca và chư Thánh Tăng.
-Ở ngã ba chân đồi Quảng Tế, du khách sẽ thấy pho tượng đức Phật Thích Ca trì bình khất thực uy nghiêm, từ ái cao 8m; trên đường vào khuôn viên chùa Thiền Lâm là tượng đức Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 7m được đặt trên bệ bê tông ba cấp, hai tượng này làm cho chùa còn có tên là Chùa Phật đứng – Phật nằm.
-Ngoài ra, trước khuôn viên chùa còn có tượng đức Phật Thích Ca tọa thiền trên tòa sen cao 5,2m (cả tượng và tòa sen) đặt trên bảo đài 3 tầng, cao 9m cùng những tượng mô phỏng “7 bước chân của Đức Phật” khi Đức Thích Ca sinh ra và tượng Đức Phật Thích Ca đang ngồi tọa thiền dưới sự bảo vệ của Xà vương, đặt bài trí trước khuôn viên chùa.
- Hướng dẫn di chuyển: Từ trung tâm TP Huế, bạn di chuyển theo đường Điện Biên Phủ, cuối đường thì rẽ phải vào đường Thanh Hải, đi tiếp 1 đoạn đến cuối ngã ba thấy một tượng phật đứng thì rẽ trái. Sau đó bạn có thể hỏi thêm thông tin từ người dân địa phương để được hướng dẫn đến nhé.

Chứng kiến bao nhiêu thăng trầm lịch sử của đất nước, cầu Tràng Tiền vẫn hiên ngang bắc ngang qua dòng Hương Giang cho đ...
23/10/2019

Chứng kiến bao nhiêu thăng trầm lịch sử của đất nước, cầu Tràng Tiền vẫn hiên ngang bắc ngang qua dòng Hương Giang cho đến tận bây giờ. Cầu Tràng Tiền được xem là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế mộng mơ, là cô gái Huế duyên dáng dịu dàng soi bóng dưới dòng sông Hương trong vắt.
Đến với Cố đô mà chưa được tham quan, đứng trên chiếc cầu này như xem bạn chưa đặt chân tới miền đất ấy.
Đứng trên cầu nhìn xuống dòng Hương Giang vẫn lững lờ trôi, điểm tô thêm vài chiếc thuyền rồng Huế, đâu đó ban đêm lại nghe những khúc hát của ca trù Huế vang lên.Vào ban đêm chiếc cầu lại càng thêm lung linh hơn nữa của những ánh đèn, phát ra những gam màu tím, xanh, vàng, đỏ… làm cho cây cầu rực rỡ, huyền ảo.

Cầu Tràng Tiền không chỉ minh chứng cho những nhân chứng lịch sử mà nơi đây còn trao bao lời hẹn thề, khúc nối duyên tình của những cặp đôi nam nữ.

“Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp

Anh qua không kịp, tội lắm em ơi

Bấy lâu ni chịu tiếng mang lời

Dẫu có xa nhau đi nữa cũng bởi ông Trời mà xa”

Ngoài những thành quách, cung điện, lăng tẩm, đình chùa,...giờ đây đến Huế, bạn sẽ được trải nghiệm tham quan du lịch si...
03/10/2019

Ngoài những thành quách, cung điện, lăng tẩm, đình chùa,...giờ đây đến Huế, bạn sẽ được trải nghiệm tham quan du lịch sinh thái - cộng đồng phường Thủy Biều với nhiều điều mới mẻ khác nhau✌️✌️✌️
Nằm trên lưu vực sông Hương, ở vùng ven Tp. Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), cách trung tâm thành phố khoảng 4km về phía tây nam, đối diện với chùa Thiên Mụ. Với tổng diện tích tự nhiên là 657,3 hecta phường Thủy Biều từ lâu đã nổi tiếng là nơi có hệ sinh thái phong phú với những vườn cây xanh tươi trĩu quả, trong đó nổi bật là những vườn thanh trà hơn 50 tuổi, đã được cấp nhãn hiệu đặc sản "Thanh trà Huế".
Trải nhiệm cảm giác chạy trên những chiếc xe đạp tham quan vùng quê yên bình, khám phá những làng nghề truyền thống. Từ nghề vẽ tranh trên giấy từ ngàn đời, cho đến nghề làm kẹo mè - đặc sản của Huế.
Trải nghiệm làm nông hoặc cùng với người dân bản địa chuẩn bị bữa ăn trưa dân dã với những thực phẩm sạch từ trong vườn nhà. Nếu còn thời gian, hãy cho phép bản thân ngâm chân trong nước ấm với cây thuốc và massage chân nhé.Nếu muốn nghỉ lại qua đêm, Homestay Thủy Biều là điểm lý tưởng dành cho bạn đấy.

Bạn muốn một cuộc sống thanh bình, giản dị, gần gũi bên những người dân, và đặc biệt nếu muốn khám phá những làng nghề truyền thống, những nét văn hóa trong cuộc sống của người Huế. Vậy thì nên lựa chọn Làng Thủy Biều để trải nghiệm.💃💃🏃‍♂️🏃‍♀️

Đồi Thiên An có khí hậu quanh năm mát mẻ, phong cảnh hữu tình, những ngọn đồi, những cây thông cao vút, xanh mướt soi bó...
02/10/2019

Đồi Thiên An có khí hậu quanh năm mát mẻ, phong cảnh hữu tình, những ngọn đồi, những cây thông cao vút, xanh mướt soi bóng dưới hồ Thủy Tiên, những con đường uốn lợn quanh co như muốn đưa du khách lạc vào cõi mơ.Đến đồi Thiên An, bạn chắc chắn phải ghé thăm Đan Viện Thiên An nằm trên đỉnh ngọn đồi cao nhất. Công trình này mang phong cách Á Đông khác với các tu viện công giáo khác.

Đi qua đồi Thiên An, hiện ra trước mắt du khách chính là Hồ Thủy Tiên, điểm đặc biệt ở nơi này sở hữu nét ma mị những vẫn cuốn hút. Công trình hình rồng, điểm nhấn đặc của công viên nước nằm ở giữa hồ với những nét chạm khắc ấn tượng giờ đây rêu mọc phủ kín và những vết sương gió.Mặc dù đã bị bỏ hoang từ lâu nhưng Hồ Thủy Tiên chính là nét thu hút những khách du lịch đến đây với mục đích khám phá và lưu giữ lại những khoảnh khắc có một không hai.

Không điêu khi nói Hồ Thủy Tiên hiện giờ còn nổi tiếng hơn cả trước lúc mà nơi đây bị bỏ hoang. Đến đồi Thiên An nhớ mang thêm vài đạo cụ chụp ảnh thì chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều ảnh đẹp để khoe với bạn bè đấy!!!✌️✌️✌️

Nói đến vẻ đẹp của Sông Hương ta không thể đề không đề cập đến vẻ đẹp của núi Ngự Bình. Có người ví rằng núi Ngự Bình nh...
02/10/2019

Nói đến vẻ đẹp của Sông Hương ta không thể đề không đề cập đến vẻ đẹp của núi Ngự Bình. Có người ví rằng núi Ngự Bình như một chàng trai trẻ, Núi không cao, không cheo leo gập ghềnh nhưng mang cái dáng vẻ của một con người trầm tư mặc tưởng, thanh thoát nao cả hồn người. Sông Hương uốn cong mềm mại như cô gái lứa tuổi xuân thì. Con người củng như trời đất giao thoa có âm và dương, Núi ngự sông Hương là quà tặng vô giá của thiên nhiên hòa quyện vào nhau tạo nên bức tranh sơn thuỷ hữu tình vì thế người ta thường nói đến Huế là miền của sông Hương, núi Ngự.

Sông Hương, Núi Ngự đã đi vào thơ, ca, nhạc họa từ bao đời nay, nếu có dịp đến vào buổi bình minh sương tan hay lúc hoàng hôn ngắm cảnh thiên nhiên chốn này ta mới hiểu hết và thấm thía vẻ đẹp nên thơ, nên họa của một ngọn đồi, một khúc sông, một góc trời và tình người xứ Huế. Dù đông qua, xuân lại, thời gian biến chuyển đổi thay Núi Ngự, Sông Hương vẩn đẹp dịu dàng, duyên dáng, trầm mặc, suy tư. Đó cũng là niềm tự hào của người dân xứ Huế: "Đi đâu cũng nhớ quê mình. Nhớ sông Hương gió mát, nhớ Non Bình trăng treo".

Đầm Lập An - huyện Phú LộcTrải qua bao biến cố lịch sử và những thăng trầm thời gian, xứ Huế vẫn là nơi mộng mơ, cổ kính...
02/10/2019

Đầm Lập An - huyện Phú Lộc
Trải qua bao biến cố lịch sử và những thăng trầm thời gian, xứ Huế vẫn là nơi mộng mơ, cổ kính và dường như lúc nào cũng ôm ấp những hoài niệm, những giá trị xưa cũ và phảng phất linh hồn văn hóa truyền thống đất Việt. Đồng thời, đất cố đô nơi ấy còn sở hữu một vẻ đẹp thiên nhiên trữ tình, diễm lệ, làm bao người ngỡ ngàng và mê đắm. Tựa như một cõi mơ mà người ta vẫn thường ví von, đầm Lập An ở xứ Huế đã bao lần làm rung động trái tim của những người lữ khách phương xa, mang đến cho những dòng chảy cảm xúc khó tả và khiến họ nhớ mãi chẳng thể nào quên!

Thiền viện Trúc Lâm.Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã nằm giữa lòng hồ Truồi thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên ...
02/10/2019

Thiền viện Trúc Lâm.
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã nằm giữa lòng hồ Truồi thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Không chỉ là một Thiền viện thuộc phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử ở miền Trung đây còn là một danh lam thắng cảnh của tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Tôn sư Thượng Thanh Hạ Từ là người đầu tiên sáng lập và gây dựng lên Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã ở Huế, cũng là ngôi thiền viện đầu tiên ở miền Trung có gốc gác từ thiền phái Trúc Lâm Yên Từ.
Đi hết con dốc thoải giữa lưng chừng đồi, Thiền viện dần hiện ra như một bức tranh thiên nhiên sinh động, núi rừng chập chùng, cỏ cây chen đá tô điểm thêm sắc hoa. Bên dưới tiếng suối reo như tiếng hát vọng lại cùng muôn chim đua nhau cất tiếng. Cảnh vật thật cuốn hút, con người như càng nhỏ bé trước thiên nhiên ấy, rồi dần chìm lắng vào hư không chỉ còn thiên nhiên thơ mộng. Cảnh vật nơi đây đã tạo ra một khung cảnh tráng lệ tôn vẻ đẹp tâm linh của Thiền Viện Trúc Lâm.

Đền Huyền Trân Công Chúa.Trung tâm văn hoá Huyền Trân toạ lạc tại đường Thiên Thai, phường An Tây, TP. Huế.Huyền Trân cô...
02/10/2019

Đền Huyền Trân Công Chúa.
Trung tâm văn hoá Huyền Trân toạ lạc tại đường Thiên Thai, phường An Tây, TP. Huế.
Huyền Trân công chúa là ái nữ của vua Trần Nhân Tông và Khâm Từ Hoàng hậu. Hơn 700 năm trước, vào mùa hạ năm Bính Ngọ (1306), thực hiện lời hứa hôn của vua cha Trần Nhân Tông là kết tình hoà hiếu với lân bang, Huyền Trân Công chúa đã gạt tình riêng để sang Chiêm Thành, nên duyên với nhà vua Chế Mân và trở thành Hoàng hậu Paramesvari. Món quà sính lễ mà Vua Chiêm dâng lên nhạc phụ Trần Nhân Tông là hai châu Ô, châu Lý - vùng đất từ bờ Nam sông Hiếu, Quảng Trị đến bờ Bắc sông Thu Bồn, Quảng Nam - đã sáp nhập vào nước Đại Việt.
Ghi nhận công lao của một người có công mở mang bờ cõi cho dận tộc, nhân kỷ niệm 700 năm mảnh đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, năm 2006, đề án thờ Huyền Trân công chúa được khởi công xây dựng, chính thức đi vào hoạt động phục vụ du khách từ năm 2007 đến nay.
Đây là điểm du lịch tâm linh kết hợp trải nghiệm thu hút du khách bởi kiến trúc và không gian hùng vĩ núi rừng.

Lăng Khải ĐịnhLăng Khải Định Huế là địa điểm tham quan Huế để lại rất nhiều ấn tượng nơi du khách tham quan, bởi kiến tr...
02/10/2019

Lăng Khải Định
Lăng Khải Định Huế là địa điểm tham quan Huế để lại rất nhiều ấn tượng nơi du khách tham quan, bởi kiến trúc đặc sắc đầy giá trị nghệ thuật thể hiện ở công trình. Đây là công trình có lối kiến trúc độc đáo pha trộn giữa nét hiện đại của Châu Âu và nét cố điển của Việt Nam.
Lăng Khải Định có kiến trúc rất lạ, không giống như lăng tẩm của các vị vua trước, nó là một sự pha trộn nhiều trường phái kiến trúc khác nhau. Thoạt nhìn, lăng Khải Định giống như một toà lâu đài ở châu Âu, vì được xây dựng bằng bê tông trên một sườn núi. Các vật liệu truyền thống của bản địa như gỗ, đá, gạch, vôi ở đây chỉ là một số lượng không đáng kể, vật liệu hiện đại đã lấn át những vật liệu truyền thống. Những cánh cửa sắt, gạch ca rô ngói ác-đoa, cột thu lôi, hệ thống đèn điện, những tháp nhọn stoupa cũng là những thứ ngoại lai. Sự loại bỏ màu xanh của lá cây cổ thụ, sự vắng bóng của mặt nước ao hồ trong lăng, làm cho tổng thể kiến trúc từ bậc cấp thứ nhất đến bậc cấp thứ 127 thiếu đi vẻ êm dịu, tươi mát. Hình khối bê tông nặng nề của tổng thể lăng, của các con rồng to lớn, cứng đã làm cho lăng Khải Định khác hắn các lăng vua Nguyễn trước đó.

Đồi Vọng Cảnh được biết đến với vẻ đẹp hoàn hảo kết hợp giữa thiên nhiên sông nước và đồi núi của xứ Huế mơ mộng. Sở hữu...
02/10/2019

Đồi Vọng Cảnh được biết đến với vẻ đẹp hoàn hảo kết hợp giữa thiên nhiên sông nước và đồi núi của xứ Huế mơ mộng. Sở hữu không gian thanh bình, lãng mạn và trong lành, nơi đây là điểm đến tuyệt vời cho cả du khách trong và ngoài nước. Nếu có dịp về thăm xứ Huế, du khách nhớ tìm đến đồi Vọng Cảnh.

Đồi Vọng Cảnh từng là nơi các vị vua nhà Nguyễn chọn làm điểm dừng chân nghỉ ngơi và vãn cảnh. Bao quanh đồi là hệ thống các lăng tẩm của các vua triều Nguyễn như: lăng Đồng Khánh, lăng Tự Đức, lăng Thiệu Trị, lăng Xương Thọ, lăng bà Thánh Cung,…Trải qua nhiều biến cố lịch sử, ngày nay nơi đây vẫn là một điểm tham quan ấn tượng của nhiều du khách ghé thăm để khám về lịch sử Đồi Vọng Cảnh nổi tiếng.

Đồi cao khoảng 43m ở phía Tây Nam thành phố Huế bên dòng sông Hương, nhìn qua núi Ngọc Trản. Từ đây, du khách sẽ nhìn thấy những vườn cây xanh, bóng thông, mái ngói của một vài ngôi làng như Hương Hồ, Hải Cát. Đặc biệt, từ đây bạn cũng có thể thấy được đền Hòn Chén và cảnh quan tuyệt vời khác. Và đi khoảng 300m về phía hạ lưu là Nhà máy nước Vạn Niên.

Đền tháp Linh Thái - Thừa Thiên Huế Tháp Linh Thái Địa điểm: Xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tháp Linh...
02/10/2019

Đền tháp Linh Thái - Thừa Thiên Huế Tháp Linh Thái Địa điểm: Xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tháp Linh Thái nằm ở một trong năm đỉnh của núi Linh Thái, có độ cao hơn 100m. Tháp này do người Chăm xây dựng vào khoảng thế kỷ XI – XII nhưng đã hoang phế từ lâu. Những năm đầu thế kỷ XX, dấu tích của tháp được De Lason Quiere khảo sát và lập bản đồ sau đó được Cadière nhắc lại trong bài viết của mình năm 1905. Ở đây đã tìm được nhiều bức tượng (tượng giáo sỹ Ấn Độ giáo (Khishi), chim thần Garuda, tượng vũ công, đầu bò thần Nan đin…) hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Chàm Đà Nẵng và Khoa Sử, Trường ĐHTH Huế (nay là đại học Khoa học Huế). Tháp Linh Thái hiện nay chỉ còn là phế tích nhưng vẫn còn một số hiện vật đá

Núi Tuý Vân - huyện Phú LộcBãi biển hoang sơ dưới chân núi xanh chập chờn mây trắng, tiếng chuông chùa ngân nga giữa tiế...
02/10/2019

Núi Tuý Vân - huyện Phú Lộc
Bãi biển hoang sơ dưới chân núi xanh chập chờn mây trắng, tiếng chuông chùa ngân nga giữa tiếng sóng ì ầm, và hơn hết, cuộc sống giản dị giữa những người dân chài hồn hậu, đã khiến lữ khách mê mẩn Túy Vân chẳng muốn rời.

Cách thành phố Huế 40 km về phía đông, thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, có một ngọn núi hình con rùa nổi lên giữa sóng nước của phá Tam Giang và biển Đông. Chúa Nguyễn Phúc Tần trong một lần đi thuyền qua cửa biển Tư Hiền, thấy phong cảnh hữu tình, đã cho lập một ngôi chùa nhỏ đặt tên Mỹ Am Sơn để cầu phúc, an dân.

Túy Vân phong cảnh hữu tình, bốn mùa non xanh nước biếc, trên núi có chùa Thánh Duyên được phong vào hàng quốc tự, dưới chân núi có phá Tam Giang trời nước bao la thơ mộng.

Address

Hue
530000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Khám phá Huế posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Nearby travel agencies


Other Tourist Information Centers in Hue

Show All