21/06/2023
Bạn đi Phú Quốc,rồi tiện nói hoy thì có dịp đi cho biết.Cái lắc đầu.Hỏi sao lắc đầu thì trả lời nhìn Phú Quốc tắt hứng rồi
Nha Trang đã bị phá tan nát ,từ phong thủy tới quy hoạch kiến trúc .Đà Lạt nhìn lam nham,nóng lên tùng ngày vì giành đất với rừng
Và Phú Quốc giờ nhìn như một cái phim trường cải lương.Tại sao lại làm đồ nhái kiểu Venice ,Địa Trung Hải cho Phú Quốc? Đồ giả,đồ nhái,đồ mạ thì nó không bao giờ là đồ xịn
Bộ thiên hạ ,những người sành du lịch của thế giới lết chưn,chà mông tới Phú Quốc để coi đồ mã kiểu Ý sao?
Qúa buồn và đau lòng khi nhìn những chiếc gondola giả tạo của Ý lướt trên sông ở Phú Quốc trong khi Miền Nam thì ghe xuồng minh mông,Miền Nam có mấy chục loại ghe xuồng,Phú Quốc là đảo nó cũng có ghe tàu đặc trưng của nó
“Dời chưn bước xuống ghe buôn
Sóng bao nhiêu gợn dạ buồn bấy nhiêu.”
Phú Quốc từ hồi theo chưn Mạc Cửu nhập tịch về Miền Nam,làm xứ sở của Miền Nam thì không có một cái riêng nào để đáng thể hiện hay sao?
Ghe tàu Nam Kỳ xưa có màu để mà phân biệt
Cái vụ bôi màu lên mũi tàu ghe thuyền này là của ông Nam Kỳ Kinh lược sứ Trương Minh Giảng làm năm 1836 thời Minh Mạng để phân biệt ghe vùng nào mà quản lý
Triều đình quy định rằng,ghe thuyền Gia Định, Biên Hòa sắc đỏ, thuyền Vĩnh Long, Định Tường sắc đen,thuyền Trấn Tây, An Giang, Hà Tiên sắc lục, kẻ nào bôi sắc gian mạo thời phải tội nặng
Năm 1920, Pháp đã ra quy định đánh số ghe mỗi tỉnh,có cả thảy 20 tỉnh ở Nam Kỳ ghép thành vần, rồi đặt số:
“Gia, Châu, Hà
Rạch, Trà, Sa, Bến
Long, Tân, Sóc, Thủ, Tây, Biên
Mỹ, Bà, Chợ, Vĩnh, Gò, Cần, Bạc “
Thành ra ghe tàu Gia Định là ghe vua ,mang số 1.Ghe Hà Tiên,Phú Quốc mang số 3
Phú Quốc còn gì?
Nhiều lắm,có những cái riêng của Phú Quốc nhiều vô số,tại người ta không có tâm,cũng không có lòng quyến luyến với bổn địa,lại làm biếng trong tiếp thâu và suy nghĩ,không loại trừ yếu tố khác nữa
Miền Nam và Phú Quốc có tục thờ cá Ông tức cá Voi, là dạng tâm linh của người làm nghề đi biển
Hàng năm ,vào dịp lễ “Nghinh Ông” người ta làm rất lớn, Tùy mỗi địa phương, lễ hội nghinh Ông diễn ra vào một thời điểm khác nhau,ví dụ tại Vũng Tàu là 18/8 âm lịch,tại Cà Mau là 14/2 âm lịch,tại Vàm Láng là mùng 9,mùng 10 tháng 3 âm lịch
Tại Phú Quốc từ 13-16/8 âm lịch “Mười bốn naу tới bữa nghinh thần “
Tại Dương Đông Phú Quốc,khi cúng Ông,người ta thường hát bài “Lý chèo đưa cá Ông” ,bài này có hơi hám hát bả trạo ở Trung Kỳ ,bài hát này ca ngợi công đức của cá Ông với ngư dân đi biển ,rất hay ,giọng văn cổ
Nghề đánh cá thanh nhàn nơi sóng biển
Thấу ăn làm nhớ chuуện thánh thần
Công ơn còn tạc vào tâm
Có câu hiếu sanh nỗ sát
Tâm thiên địa cứu nghịch phò nguу
Lượng hải hà, cơn sóng dậу, lúc gió qua
Đem tấm thân cứu đỡ ngư dân
Nam cũng vậу, Bắc cũng vậу, cho đâu đâu cũng vậу
Công đức ấу, anh linh thế ấу
Lòng vẹn lòng như khắc, như ghi
Trùng trùng dâng Ɲam Hải chi nguуền
Naу tặng, mai phong thiết thực thiên thu
Ừ cũng phải, ừ cũng phải, lương dân biểu kiến
Trung linh khí, vạn cổ trùng tân
Đại từ bầu thiệt là thiên cổ
Nhứt trì quan, kìa là minh nguуệt, nọ thanh giang
Ngẫm nghĩ cho ngàn vàng
Khôn định giá, biển phía Đông, sông phía hữu
Có ánh dương chiếu tỏa, có thủу trụ sơn triều
Gẫm nước Ɲam lăng miếu đà nhiều
Nhưng mà có chỗ nào đâu hơn nữa
Quá như vậу, trong lễ nghi đã sắm sửa
Mười bốn naу tới bữa nghinh thần
Đồ lễ bộ, cờ lăng xăng, bốn hàng tả hữu
Chiếu chầu chiếu, gập gình nơi quỳnh lộ
Nhạc bát âm chiếu chánh doan biên
Trên là lăng, naу đã cũng gần nhiều
Tam ngàn thuở xuân thu đà tang tế
Rước về đó kính dâng một lễ
Cho thỏa tình tạo lập bấу năm naу
Trăm là năm hương khói thường ngàу
Trăm là năm hương khói cũng thường ngàу
Ông Lư Nhất Vũ đã chế thêm lời tạo ra bài “Kiên Giang mình đẹp lắm' thành ra bài lý của tỉnh Kiên Giang qua giọng hát đặc trưng của cô Bích Phượng con gái ông Út Trà Ôn
”Chiều xuống đứng bên cầu nghe sóng biển
Nắng thu vàng chiếu rạng bến bờ Kiên Giang mình đẹp làm sao…”
Nhìn hình dạng Phú Quốc bây giờ lắc đầu ngao ngán,thấy hụt hẫng,thấy mắc cỡ,thấy chạnh lòng khi thấy truyền thông lấy những chiếc gondola làm "đặc trưng" của Phú Quốc
Cái gì cũng biết,chỉ thiếu biết điều
"Cũng do một bàn tay anh mãi
Nếu xa lạ thì không ai nói
Ðếm đi anh ! Ðếm đi anh !".
Tác giả: Nguyễn Gia Việt