21/09/2022
Đất Nam Kỳ từ khi lưu dân cắm đất khai phá và Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược thì cha ông chúng ta luôn hướng tới tự do, dân chủ, tôn trọng, hướng ngoại và muôn đời là như vậy
Đô thành Sài Gòn sáng chói, đỉnh cao văn minh trong văn hóa, kinh tế, lịch sử Việt Nam
Đô thành là thủ đô của một quốc gia, là nơi định đô, đặt cơ quan đầu não, là trung tâm chánh trị của chánh thể đó
Người Miền Nam, người Sài Gòn giữ giá trị của mình với lòng kiêu hãnh tột cùng
Sài Gòn là sản phẩm của người yêu chuộng tự do, của tinh hoa Nam Kỳ Lục Tỉnh
Sài Gòn là cái đỉnh cao của văn minh kiểu Lục Tỉnh, cách chơi Lục Tỉnh, tâm hồn Lục Tỉnh
Sài Gòn là hòn ngọc trung tâm, mọi thứ của Sài Gòn đều của Lục Tỉnh đưa lên, người tứ xứ Trung, Bắc tụ lại. Người Sài Gòn ban đầu cũng là người Lục Tỉnh, cùng chung giọng nói, cách sống, ý thức hệ và ẩm thực, văn hiến
Đoạn đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho khánh thành 1881 là tuyến đường sắt đầu tiên của xứ An Nam và toàn cõi Đông Dương
Sân bay Tân Sơn Nhứt, cảng Sài Gòn cũng đầu tiên trong cả nước
Lúa gạo Lục Tỉnh nhiều vô số kể, những chành lúa gạo của Sài Gòn mé Bến Bình Đông, Mễ Cốc chất cao như núi
Nguyễn Bính tả cảnh Tết Miền Nam, Tết Sài Gòn sung túc “Dưa hấu chất cao hơn nóc chợ"
Sài Gòn an vui, thạnh trị. Lời ca tiếng hát du dương, đu đưa người lữ khách
Muốn coi tân nhạc đi các phòng trà. Có Lệ Thanh, Thanh Thúy rồi Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly. Muốn coi cải lương thì đi Nguyễn Văn Hảo coi Thanh Nga, Út Bạch Lan, Thành Được, Hữu Phước. Đoàn Kim Chung có Mỹ Châu, Minh Phụng, Lệ Thủy. Đoàn Kim Chưởng có Phượng Liên, kép đẹp có Hùng Cường, Dũng Thanh Lâm
Nhiều đòan cải lương lắm kể không hết
Muốn tìm về Miền Nam xưa thời đi coi kịch Kim Cương, coi bà Bảy Nam cùng cô Kim Cương lấy nước mắt khán giả
Ra rạp chiếu bóng coi phim Hong Kong, phim Mỹ. Rồi phim Việt Nam có Lê Quỳnh, Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Kiều Chinh, Kim Cương, Mộng Tuyền
Coi hát đã đời rồi hén? muốn ăn chơi xin mời về Cợ Lớn , qua khu Đèn Năm Ngọn
Đèn năm ngọn là khu ăn chơi về đêm ở Chợ Lớn nằm giữa Đồng Khánh và Phùng Hưng, Nguyễn Trãi có nhiều tiệm nước, các tửu lầu, cao lâu, quán ăn, khách sạn dày đặc
Ngay góc Phùng Hưng , Đồng Khánh là nhà hàng nổi tiếng Soái Kình Lâm
Từ Sài Gòn chạy vô, ở góc phải nhưng chưa đến đường Phùng Hưng có nhà hàng Băng Gia
Gần gần đó có thể kể là các đại tửu lầu, nhà hàng nổi tiếng tại Sài Gòn như nhà hàng Đồng Khánh, Arcenciel (Thiên Hồng), Bát Đạt, Á Đông, Đại La Thiên, Triều Châu…
Khu này có đủ món nếu có tiền,từ hủ tíu Tiều, cơm gà Hải Nam, vịt quay Bắc Kinh, bánh bao, xíu mại tới bào ngư, vi cá, yến sào,tay gấu , ngầu pín... đủ hết
Chợ Lớn có vô số “tiệm nước”, nói tiệm nước nhưng có bán đồ ăn sáng nhiều lắm, bánh bao, há cảo, hủ tíu , bánh mì đủ hết
Chính mấy quán nước Tàu này đã đẻ ra cho ngôn ngữ Nam Kỳ “ly xây chừng”
"Chời lất cưi, kể nghe thém quá hà, thèm chết pà hà, ấy dà...!"
Chợ Lớn an bình đến nhẹ nhàng, nhưng tửu lầu, khách sạn, sòng bài hoạt động thâu đêm suốt sáng đủ ngón ăn chơi
Chợ Lớn không thiếu món gì của thế giới văn minh
Chợ Lớn có hàng trăm tửu lầu, nhà hàng, hàng vạn quán ăn là nơi người sành ăn ghé bước
Vừa ăn vừa nghe ca sĩ hát bài "Rose, Rose, I love you"(Meigui Megui Wo Ai Ni) thì còn gì mà không thích
Không phải tự dưng mà Sài Gòn thời đó còn có bùng binh công trường Dân Chủ, bùng binh công trường Cộng Hòa nằm ở những vị trí trung tâm
Đường Nancy được đặt tên là Cộng Hòa (Nguyễn Văn Cừ). Đường này đi ngang hông thành Ô Ma (Camp des Mares) là Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia . Cái bùng binh ngã sáu ngoài vườn chú Hỏa cũng có tên là ngã sáu Cộng Hòa
Công Trường Bùng Binh Ngã Sáu Dân Chủ là tên cái bùng binh của các con đường Lê Văn Duyệt , Hiền Vương , Trần Quốc Toản , Yên Đỗ , Nguyễn Thượng Hiền
Không phải tự nhiên mà Sài Gòn có đường Tự Do
Trong Kinh Dịch ghi rõ, Phương Nam là văn minh
"Chợ Sài Gòn đèn xanh, đèn đỏ
Anh coi không tỏ, anh ngỡ đèn tàu
Lấy anh, em đâu kể sang giàu
Rau dưa mắm muối có nơi nào hơn em"
Sài Gòn xưa, Sài Gòn của kinh kỳ sáng quắc, của văn minh sáng chói, của hòa nhập , của lòng ngay dạ thẳng, của sự tử tế, của tinh thần open, tự chủ, phản kháng
Sài Gòn là đất tự do
Dân đi bầu Tổng Thống, dân đi bầu lưỡng viện, dân xuống đường biểu tình
Miền Nam từ năm 1967 đến 1975 từng có lưỡng viện Quốc Hội gồm Hạ Nghị Viện và Thượng Nghị Viện
Trụ sở Hạ Nghị Viện nay là Nhà Hát Thành Phố, còn trụ sở Thượng Nghị Viện là Hội Trường Diên Hồng
Trong các cơ quan của VNCH ta đọc được câu 'Tổ quốc trên hết"
Quốc Hội VNCH có chữ "Tổ quốc" và "Nhân dân"
Ba cơ quan Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt nên các Dân Biểu không kiêm nhiệm, không phải quan chức chánh phủ
Dân Biểu có nhiều phe và họ kình chống nhau rất vui
Bao nhiêu tiền nhân đã góp công dựng nên Sài Gòn
Hồn vía của đất Sài Gòn vẫn còn ngời ngời ra đó, Bà Chỉểu (Gia Định), Bà Hom (Phú Lâm), Bà Quẹo (Quán Tre) và Bà Điểm , Bà Lài, Bà Lớn, Thị Nghè vẫn còn sờ sờ đó , lăng Ông Bà Chiểu vẫn nườm nượp dân thăm viếng đó
Họ là những Thị Nghè, Võ Tánh, Tả quân Lê Văn Duyệt, Trương Tấn Bửu, Võ Di Nguy, Cha Bá Đa Lộc , Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ông Lãnh, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Hui Bon Hoa...
Sài Gòn có những khu mang tên Cây Điệp, Cây Quéo, Cây Da, Cây Gõ, Cây Thị, Cây Da Bà Bầu
Người Sài Gòn là bậc thầy của dịch vụ, bán buôn, họ không bao giờ làm khách mích lòng, không chặt chém , không phân biệt , cùng một giá, cùng một chất lượng
Ở Sài Gòn có món mắc nhứt cũng có món rẻ nhứt, khi vinh quang vào nhà hàng, ở biệt thự, khi thất thế ra quán cơm xã hội ,sáng vẫn có ổ bánh mì "thí" cầm bụng , tối vẫn có những chổ ngủ miễn phí
Sài Gòn là cái đỉnh cao của văn minh kiểu Lục Tỉnh, luật chơi Lục Tỉnh, tâm hồn Lục Tỉnh
Dân chủ có yếu tố tôn trọng,tôn trọng người để người tôn trọng mình
Sài Gòn trước 1975 đường xá sạch trơn dù là trung tâm hay thôn quê, bến xe hay góc chợ . Dân và quan biết thưa gửi về trình, biết giữ cái chung, đi nhẹ nói nhỏ, biết giữ tư cách người Việt trước người ngoại quốc
Giáo dục của Sài Gòn hồi đó là giáo dục dân tộc , nó hướng người VN biết tự hào nguồn gốc, màu da của mình, biết trân trọng lịch sử của ông bà tổ tiên, biết lòng tự trong dân tộc để đi ra nước khác gìn giữ cái liêm sỉ của ông bà mình
Giáo dục xưa là giáo dục góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới
Chúng ta phải biết ơn nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa xưa đã dạy thế hệ cha anh chúng ta quá tốt
Lịch sử có những đoạn cong vòng
Có những nỗi buồn thân phận , đời người lâm vào những bước ngoặt của lịch sử, đó là nghịch cảnh quê hương mà không có cuốn sách nào, bút mực nào tả xiết
Nhưng những người còn sống trên quê nhà đó vẫn ráng giữ phẩm giá của mình, cái riêng của mình
"Sài Gòn còn ai khóc kẻ lên đường
Sài Gòn xe chiều rạt rời vó ngựa
Sài Gòn âm thầm, đèn đỏ đèn xanh
Sài Gòn mưa bay,thôi thế cũng đành"
Người Miền Nam, người Sài Gòn vẫn giữ phẩm giá, tự hào, nhắc nhớ giữ lại cái hồn Sài Gòn xưa
Thiệt là hạnh phúc, biết thấm thía cũng là lúc chúng ta hiểu lý tưởng Quốc Gia rồi đó.
Nguồn : Nguyễn Gia Việt