Tan Lac CBT

Tan Lac CBT Du lịch cộng đồng huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

Lễ hội cầu cho mưa thuận gió hòa mọi việc hanh thông thuận lợi cầu tài đắc tài cầu lộc đắc lộc cầu bình an đắc bình an. ...
26/01/2023

Lễ hội cầu cho mưa thuận gió hòa mọi việc hanh thông thuận lợi cầu tài đắc tài cầu lộc đắc lộc cầu bình an đắc bình an. Hứa hẹn một năm mới khởi đầu mới. Mời du khách gần xa cùng về Tân Lạc quê mình vào mùng 6 đến mùng 8 tháng giêng năm Quý Mão (tức ngày 27.01 đến ngày 29.01 năm 2023) để tham quan và trải nghiệm. Hân hạnh được đón tiếp.

15/12/2022

Quầy Ireland tại Hội chợ Giáng sinh EAN 2022 Với không khí và vẻ đẹp thật riêng, Giáng Sinh là mùa để tất cả mọi người cùng chia sẻ tình yêu thương và những điều tuyệt vời. Trong mùa lễ hội năm nay, Mạng lưới Cựu du học sinh EU (EA...

Mùng 2.9 mời bạn về Tân Lạc ăn tết độc lập
31/08/2022

Mùng 2.9 mời bạn về Tân Lạc ăn tết độc lập

Cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, trong Tuyên cáo ngày 28/8/1945...
28/08/2022

Cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, trong Tuyên cáo ngày 28/8/1945, Chính phủ đã thành lập Bộ Thông tin tuyên truyền, tiền thân của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch). Và từ đó, ngày 28/8 trở thành ngày khai sinh của ngành Văn hóa Thông tin Việt Nam, ngày truyền thống của những người làm công tác văn hóa thông tin cách mạng.

77 năm đã trôi qua, sự nghiệp Văn hoá Thông tin luôn được sự lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân. Từ những ngày đầu thành lập còn non trẻ đến sự trưởng thành vững mạnh như hôm nay, những cán bộ văn hoá thông tin luôn tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, xứng đáng là người chiến sỹ xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hoá của Đảng.
Chúc mừng 77 năm ngày thành lập ngành Văn hóa - Thông tin (28/8/1945 - 28/8/2022).

Vùng cao Tân Lạc đẹp như tranh.
21/08/2022

Vùng cao Tân Lạc đẹp như tranh.

Đại hội TDTT huyện Tân Lạc lần thứ VII thành công tốt đẹp
11/08/2022

Đại hội TDTT huyện Tân Lạc lần thứ VII thành công tốt đẹp

KOTO - Chương trình Học bổng nghề nghiệp miễn phí 100% dành cho phụ nữ!!!Chương trình học bổng quá ý nghĩa và thiết thực...
05/08/2022

KOTO - Chương trình Học bổng nghề nghiệp miễn phí 100% dành cho phụ nữ!!!

Chương trình học bổng quá ý nghĩa và thiết thực dành cho phụ nữ. Không những không mất tiền học phí lại còn được hưởng quá nhiều lợi ích và phúc lợi!!!

Chỉ còn 11 ngày nữa là hết thời gian nhận hồ sơ của khoá khai giảng tháng 9 này. Các ACE facebook biết ai quan tâm, phù hợp thì giới thiệu lan toả giá trị của Chương trình này để trao cơ hội thuận lợi cho người thật sự mong muốn!!!

Để biết thêm thông tin thì cả nhà liên hệ với anh Thành (cán bộ Tuyển sinh).
SĐT/Zalo: 08665644468
Email: [email protected]

Nâng cao tinh thần cảnh giác với chiêu thức lừa đảo mới
01/08/2022

Nâng cao tinh thần cảnh giác với chiêu thức lừa đảo mới

Nhất Bi, Nhì Vang, Tam Thàng, Tứ Động
31/07/2022

Nhất Bi, Nhì Vang, Tam Thàng, Tứ Động

30/07/2022

Lịch Đoi - Niềm tự hào của dân tộc Mường nói chung và huyện Tân Lạc nói riêng

CÙNG CHỜ ĐÓN CHUỖI SỰ KIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC DIỄN RA TẠI HÒA BÌNHNhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống...
28/07/2022

CÙNG CHỜ ĐÓN CHUỖI SỰ KIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC DIỄN RA TẠI HÒA BÌNH

Nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần quảng bá du lịch và giới thiệu hình ảnh Hòa Bình đến với du khách trong nước và quốc tế, Tập đoàn Sun Group đồng hành cùng Tỉnh Hòa Bình tổ chức chuỗi các sự kiện văn hóa – nghệ thuật đặc sắc trong 2 ngày 30 và 31/07.

🎶 Lễ trao bằng chứng nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia cho Lễ hội Khai Hạ và Lịch Đoi người Mường, tiếp nối với chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng như Tùng Dương, Hoàng Thùy Linh, nhóm Oplus…Điểm nhấn không thể bỏ qua là màn trình diễn pháo hoa lung linh sắc màu.

💃 Diễu hành Carnival “Take me to the Sun” với 6 mô hình mô phỏng những điểm đến du lịch nổi tiếng khắp Việt Nam, bên cạnh đó là các tiết mục biểu diễn sôi động từ hơn 50 nghệ sĩ trong nước và quốc tế.

Chuỗi chương trình hứa hẹn sẽ đem đến cho người dân địa phương và khách du lịch những trải nghiệm đầy cảm xúc, khuấy động bầu không khí lễ hội trên vùng đất mang nhiều tiềm năng du lịch cần được đánh thức trong thời gian sắp tới.

Người dân hiếu khách, cảnh đẹp, món ăn ngon, hoạt động trải nghiệm phong phú... Xóm Ngòi luôn chào đón các bạn
22/07/2022

Người dân hiếu khách, cảnh đẹp, món ăn ngon, hoạt động trải nghiệm phong phú... Xóm Ngòi luôn chào đón các bạn

Xóm Bưởi Cại nằm ngay cung đường với Đèo Đá trắng - vẻ đẹp ngỡ trời âu của Tân Lạc Hòa Bình. Nếu bạn là người yêu thích ...
22/07/2022

Xóm Bưởi Cại nằm ngay cung đường với Đèo Đá trắng - vẻ đẹp ngỡ trời âu của Tân Lạc Hòa Bình. Nếu bạn là người yêu thích những chuyến du lịch bụi, đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá đèo Đá Trắng thăm quan nghỉ lại homestay và thưởng thức những món ăn địa phương hấp dẫn như cơm lam, thịt nướng, ngô luộc đậm đà, ấm nóng giữa làn sương khói ảo diệu tại vùng đất này.

Rời xa đô thị phồn hoa. Tân Lạc chào đón du khách bằng vẻ đẹp yên bình. Điểm du lịch cộng đồng xóm Lũy Ải nơi hội tụ tin...
22/07/2022

Rời xa đô thị phồn hoa. Tân Lạc chào đón du khách bằng vẻ đẹp yên bình. Điểm du lịch cộng đồng xóm Lũy Ải nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc Mường.

Vân Sơn điểm đến không thể bỏ qua khi đến thăm Tân Lạc quê mình. Mời các bạn đến và trải nghiệm. Nhớ like share cho chún...
22/07/2022

Vân Sơn điểm đến không thể bỏ qua khi đến thăm Tân Lạc quê mình. Mời các bạn đến và trải nghiệm. Nhớ like share cho chúng mình nha

THÁC TRĂNG - THIÊN ĐƯỜNG CỦA NHỮNG NGÀY NẮNG !Cách chợ Lồ khoảng 8km đến với xóm Trăng Tà thuộc xã Nhân Mỹ huyện Tân Lạc...
22/07/2022

THÁC TRĂNG - THIÊN ĐƯỜNG CỦA NHỮNG NGÀY NẮNG !
Cách chợ Lồ khoảng 8km đến với xóm Trăng Tà thuộc xã Nhân Mỹ huyện Tân Lạc bạn sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp của thác Trăng với 4 bậc thác. Mỗi bậc với 1 vẻ đẹp riêng, một sự thú vị riêng để khám phá. Hẹn gặp các bạn 1 ngày gần nhất

Cơ hội giải quyết nhu cầu tìm việc làm mùa COVID.
15/09/2021

Cơ hội giải quyết nhu cầu tìm việc làm mùa COVID.

Tân Lạc đồng hành cùng Đà Bắc hỗ trợ bà con giải cứu cá sông Đà
14/07/2021

Tân Lạc đồng hành cùng Đà Bắc hỗ trợ bà con giải cứu cá sông Đà

18/05/2021

Mời các bạn cùng thưởng thức những bài hát viết về mảnh đất Đà Bắc thân thương mới nhất!

Bài báo "Xuân ấm Vân Sơn" được lên trang nhất báo Nhân Dân ngày 13/03/2021Xem bản online tại: https://nhandan.com.vn/tin...
18/03/2021

Bài báo "Xuân ấm Vân Sơn" được lên trang nhất báo Nhân Dân ngày 13/03/2021
Xem bản online tại: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-du-lich/xuan-am-van-son-638273/
Cảm ơn nhà báo Lữ Mai đã dành nhiều tình cảm cho xóm Chiến nói riêng và du lịch huyện Tân Lạc nói chung.

CHÚNG TÔI ĐÃ CÓ 1000 NGƯỜI THÍCH!Cảm ơn các bạn đã luôn luôn đồng hành với Du lịch cộng đồng huyện Tân Lạc.Các bạn hãy t...
20/01/2021

CHÚNG TÔI ĐÃ CÓ 1000 NGƯỜI THÍCH!

Cảm ơn các bạn đã luôn luôn đồng hành với Du lịch cộng đồng huyện Tân Lạc.

Các bạn hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong thời gian tới nhé!

02/01/2021
23/12/2020

MỘT "BỨC TRANH THỔ CẨM"

Liệu mọi người có thắc mắc rằng, tại sao tên của chuyến Famtrip này lại là "Bức tranh thổ cẩm" không?
Chuyến đi lần này tuy chỉ có 4 ngày, 3 đêm nhưng quý khách sẽ được đến với 5 địa điểm với 3 nền văn hóa nổi bật của vùng Hòa Bình - Sơn La là Dao, Mường và Thái. Mỗi một vùng đất mà đoàn đặt chân qua đều có những cảnh vật, con người và những trải nghiệm riêng biệt, tạo ra những màu sắc riêng trong chuyến đi. Những màu sắc đó kết hợp lại tạo thành một bức tranh đa sắc mà ở đó, mỗi du khách sẽ nhìn thấy được một phần nào đó phong cảnh thiên nhiên cũng cuộc sống con người của vùng đồng bào Tây Bắc.

Một chuyến đi dài xâu chuỗi các sắc màu lại với nhau, tạo nên một bức tranh thổ cẩm Tây Bắc rực rỡ. Chính vì thế, chúng tôi lấy tên "Bức tranh thổ cẩm" cho chuyến Famtrip lần này.

Cùng theo dõi thông tin chuyến đi trên các trang thông tin của chúng tôi nhé!

LIÊN HỆ:
- Website: dabaccbt.com
- Email: [email protected]
- Hotline: 0922 352323

Mời các bạn cùng đọc một bài báo viết về sự khởi sắc trong du lịch của huyện Tân Lạc trong thời gian gần đây.Cảm ơn các ...
24/11/2020

Mời các bạn cùng đọc một bài báo viết về sự khởi sắc trong du lịch của huyện Tân Lạc trong thời gian gần đây.
Cảm ơn các bạn luôn dành tình cảm cho du lịch cộng đồng Tân Lạc!

Link bài viết: http://www.baohoabinh.com.vn/276/147202/Khoi-sac-du-lich-Tan-Lac.htm

(HBĐT) - Giai đoạn 2016 - 2020, lĩnh vực du lịch của huyện Tân Lạc tăng trưởng đạt 32%. Trong đó, tăng về lượt khách đạt 16,6%, tăng về thu nhập đạt 37,2%, tăng về lao động đạt 42,3%. Trong 9 tháng năm 2020, doanh thu từ du lịch trên địa ...

[Tan Lac CBT] - Trên từng cây số (Số 07) - 17/10/2020Cùng 02 nhân vật trải nghiệm Khách Linh & Đức Anh trong hành trình ...
17/10/2020

[Tan Lac CBT] - Trên từng cây số (Số 07) - 17/10/2020

Cùng 02 nhân vật trải nghiệm Khách Linh & Đức Anh trong hành trình khám phá mảnh đất Hoà Bình, cụ thể là:
1⃣Khám phá hang Nam Sơn
2⃣ Trải nghiệm cuộc sống, văn hoá của người Mường Bi & cảnh quan điểm Du lịch Cộng đồng xóm Chiến xã Vân Sơn (tên mới của xã Lũng Vân & Nam Sơn cũ)
3⃣ Thưởng thức các món ăn đậm chất truyền thống của người Mường.

Chúng ta sẽ tiếp tục đồng hành cùng Khánh Linh & Đức Anh trong hành trình khám phá số tiếp theo (Số 8) trải nghiệm cuộc sống & văn hoá độc đáo của người Dao Tiền tại Điểm Du lịch Cộng đồng xóm Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình các bạn nhé!!!!

VTV.vn - Cuộc thi ảnh Quê hương mùa đoàn tụ là cuộc thi ảnh lần đầu tiên được VTV6 phát động. Cuộc thi hướng tới những nét đẹp văn hoá, tình cảm yêu thương...

Dưới dây là khảo sát về du lịch cộng đồng do các bạn sinh viên thực hiện. Các bạn bớt chút thời gian thưc hiện khảo sát ...
21/09/2020

Dưới dây là khảo sát về du lịch cộng đồng do các bạn sinh viên thực hiện. Các bạn bớt chút thời gian thưc hiện khảo sát nhé, sẽ có những phần quà thú vị dành cho các bạn.
------------------------------------------------------------
Chào các bạn. Tôi là Jennifer Nguyen, đến từ Úc. Tôi đang thực hiện một nghiên cứu khảo sát nhỏ nhằm xác định thị trường mục tiêu cho Action on CBT, một dự án nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại các khu vực nông thôn gặp khó khăn. Mục tiêu của dự án này là mang lợi ích công bằng cho cộng đồng bằng cách tạo ra nguồn thu nhập bền vững và tằng cường khả năng của phụ nữ dân tộc thiểu số, đồng thời bảo tồn văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường thiên nhiên. Thông qua khảo sát, chúng tôi muốn phân tích để tìm ra phương án tốt nhất để tiếp thị khách hàng một cách tốt nhất. Khảo sát này sẽ mất khoảng 5 phút để hoàn thành.

Các bạn có thể điền khảo sát của tôi qua liên kết bên dưới:
https://forms.gle/DRTgs591BN7oyfUp8

Hoặc quét mã QR bên dưới để tham gia khảo sát.

Cảm ơn các ban!

BẾP LỬA CỦA NGƯỜI MƯỜNGCuối cùng – bộ phận đặc biệt và quan trọng nhất của một ngôi nhà sàn là bếp lửa. Bếp chính được đ...
03/09/2020

BẾP LỬA CỦA NGƯỜI MƯỜNG

Cuối cùng – bộ phận đặc biệt và quan trọng nhất của một ngôi nhà sàn là bếp lửa. Bếp chính được đặt ở pên cloong (bên trong) và pên đượi (bên dưới nhà sàn). Nơi đây ít có cửa voóng (cửa sổ) và gần vại nước (khạp khau). ở gian ngoài, gian khách cũng có một bếp phụ ở pên đượi (bên dưới). Bếp ở gian khách chỉ dùng để sưởi, hong khô các vật dụng… và đun nước pha trà. Trên bếp lò chính ở gian trong, người ta làm một cái giá to và vững chắc (khưa) để sấy khô các lương thực, thực phẩm như: ngô giống, lúa giống và sấy khô thịt trâu, bò. Lò bếp là một cái khung hình vuông, cũng có thể là hình chữ nhật rộng chừng hơn 1m2, ghép bằng những tấm ván dày, bên trong có nện đất, đặt ngay trên mặt sàn.

Trong lò bếp người Mường, dù cho đến khi có kiềng sắt, người ta vẫn dùng ba hòn nục (còn gọi là ba ông đầu rau – người Kinh). Ba hòn nục tượng trưng cho vua bếp (bua bêp). Việc dâng cúng vua bếp, người dân làm vào các dịp có nấu nướng lớn, còn mâm cúng không nhất thiết đặt cạnh bếp lò, có thể đặt ở ôông côông (thần thổ địa). Điều đặc biệt, người Mường rất cẩn thận trong sử dụng bếp, tuyệt đối kiêng kỵ không được làm ô uế lò bếp. Khách đến nhà chơi cũng được gia chủ thân tình tiếp chuyện bên bếp lửa. Trong những ngày đông giá rét, mâm cơm thường được dọn ngay cạnh bếp lửa. ông bà, con cháu cùng ngồi quây quần bên bếp lửa sưởi ấm, trò chuyện. Thường người Mường ít khi để bếp tắt, nếu không đun nấu thì sẽ ủ than dưới lớp tro, khi cần chỉ thổi lên là được và như vậy, bếp luôn có hơi ấm.

Nguồn tư liệu: Thư viện điện tử tỉnh Hòa Bình
Nguồn ảnh: Bếp lửa ở nhà sàn của người Mường, chụp tại xóm Bưởi, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

Phần tiếp theo trong câu chuyện nhà sàn của người Mường. Mời các bạn cùng đọc và chia sẻ với chúng tôi!
20/08/2020

Phần tiếp theo trong câu chuyện nhà sàn của người Mường. Mời các bạn cùng đọc và chia sẻ với chúng tôi!

NHÀ SÀN CỦA NGƯỜI MƯỜNG (Phần 2)

Nhà người Mường có những đặc điểm riêng: nhà thường có ba gian hai chái. Bộ khung với vì kèo kết cấu đơn giản. Đặc trưng ở cái kèo có pà wặc (cái cựa) đè lên cây đòn tay cái để đỡ kèo khỏi bị tụt. Nhà có chái nhưng không có vì kèo chái như nhà người Việt. Chỗ dựa của bộ xương mái là nhờ vào hai cây pắp cal và một cây léo hè, đầu gác lên thanh giằng hai kèo gần chỏm kèo.

Mặt bằng sinh hoạt có điểm giống nhà người Việt: nhà cũng có quy dọc, nửa nhà phía sau (nơi đặt bàn thờ tổ tiên) gọi là “bên trên”, còn nửa kia gọi là “bên dưới”. Một đặc trưng nữa là hình thức cấu tạo của bếp: bếp được đặt trong một cái khung gỗ hình chữ nhật. Bốn góc của cái khung này dựng bốn cột làm giá đỡ các dàn (dựa) bếp. Một trong hai cột giáp vách bao giờ cũng buộc một cái chum nhỏ để đựng mẻ (người Mường rất ưa các món ăn có vị chua). Ghế đặt xung quanh nhà bếp là ghế dài thấp chân. Trong khuôn viên thường có một miếu thổ thần, quy mô nhỏ như một cái lều.

Nguyên liệu cơ bản được bà con sử dụng để dựng nhà sàn là gỗ. Vì chân cột nhà sàn thường được chôn sâu xuống đất từ 80 cm – 1 m nên phải làm cột bằng thứ gỗ không bị mối ăn, không mục, không mọt. Ngoài gỗ để làm các chi tiết chính, nhà sàn của người Mường cần sử dụng các loại tre, bương, hóp để làm đòn tay, đan vách…Trước đây nhà sàn cổ sử dụng đinh gỗ, đinh tre, chêm gỗ để cố định mộng chính và dùng các loại dây leo bện để nín những mộc phụ theo hình chữ X, nay mới sử dụng đinh sắt.

Nhà sàn truyền thống thường được lợp bằng cỏ gianh, lá cọ. Gianh tốt thường cắt thành hai đoạn. Đoạn gianh gần gốc gọi là gianh chân hương, loại gianh này rất bền, nếu được khói có thể bền đến 20 năm mới phải thay. Nhờ lợp mái gianh nên nhà người Mường ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè.

(Còn tiếp)

Nguồn: Thư viện điện tử tỉnh Hòa Bình
Ảnh minh họa: Nhà sàn của người Mường được cải tạo lại làm cơ sở lưu trú du lịch cộng đồng tại xóm Đức Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Address

Khu 1B, Thị Trấn Mường Khến
Huong Tan Lac
36556

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tan Lac CBT posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Tan Lac CBT:

Videos

Share

DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TÂN LẠC.

Du lịch cộng đồng Tân Lạc mới phát triển trong vài năm trở lại đây, với 4 xóm đi tiên phong là làng Mường cổ xóm Ải (xã Phong Phú), xóm Ngòi (xã Ngòi Hoa), xóm Chiến (xã Nam Sơn), xóm Bưởi Cại (xã Phú Cường). Trong thời gian qua, huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư hạ tầng, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và các điểm du lịch cộng đồng mới được hình thành, bước đầu thu hút được khách du lịch:

- Điểm du lịch cộng đồng xóm Lũy Ải, xã Phong Phú cách Quốc lộ 6 khoảng 1 km, cách TP Hòa Bình gần 40 km. Điểm du lịch cộng đồng xóm Lũy Ải, có diện tích gần 1,5 km2, nằm trong thung lũng nhỏ với nhiều triền đồi bao quanh, có dòng suối Ải trong vắt chảy quanh. Là địa bàn cư trú lâu đời của người Mường, có hơn 70 nhà sàn truyền thống nằm ven các sườn đồi, gò đồi nhỏ trong thung lũng Mường Bi. Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm bản sắc của người Mường còn được lưu giữ. Nơi đây có nhiều ruộng bậc thang trồng lúa nước, nằm gần núi Cột Cờ (Khụ Dọi), Thác Trăng, hồ Trọng và một số địa điểm đẹp. Xóm Ải được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là một trong 20 xóm, làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người đại diện dân tộc Mường. Là điểm du lịch cộng đồng mới, bắt đầu thu hút khách với 02 hộ đã đầu tư và kinh doanh du lịch Homestay.

- Điểm du lịch cộng đồng xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa có diện tích là 1.230ha (trong đó diện tích mặt nước là 307 ha), 91 hộ với 353 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mường là một xóm du lịch văn hóa cộng đồng dân tộc Mường nằm trong vùng vịnh Ngòi Hoa, một trong những vùng lõi của Khu du lịch hồ Hòa Bình nằm trong Quy hoạch Tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Hiện nay, Điểm du lịch cộng đồng xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa có trên 10 hộ được đầu tư đón tiếp khách ăn, nghỉ; có các dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan hang động cũng mang đậm phong cách riêng. Du khách có thể tổ chức các chương trình Team buiding, Incentive, trekking; các trò chơi dân gian như: câu cá, đua bè mảng, chèo thuyền; tham gia các hoạt động gắn liền với sinh hoạt thường ngày của người dân để trải nghiệm, học kỹ năng sống như: cất vó cá, học nấu ăn ẩm thực xứ Mường, chăn nuôi, làm rượu cần; tham gia trải nghiệm khám phá hang động Karst, đi rừng đào sâm cau; xem biểu diễn văn nghệ của người dân địa phương.

- Xóm Chiến, xã Nam Sơn có tổng diện tích là 380,45ha, 74 hộ với 347 nhân khẩu, 100% người dân tộc Mường, sinh sống từ lâu đời; các hộ dân sống quây quần trên một chỏm đồi thấp, trước mặt là cánh đồng khá bằng phẳng, xa xa là dãy núi Trường Sơn hùng vĩ gắn với khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Khi đặt chân đến xóm Chiến, bất kỳ ai cũng phải thích thú bởi quang cảnh bao quanh toàn bộ xóm làng là những thửa ruộng bậc thang, núi đá vôi còn nguyên những thảm thực vật nguyên sinh với hệ thống động thực vật phong phú. Đặc biệt, ẩn bên trong những dãy núi đá vôi là hệ thống hang động Karst còn nguyên sơ, tuyệt đẹp. Trong đó, có một số hang động đã được phát hiện và biết đến từ lâu như, Động Nam Sơn (Được công nhận Di tích danh thắng cấp quốc gia); bên cạnh đó còn có những hang động mới được phát hiện, chưa được đặt tên. Nơi đây, có những sản phẩm thủ công truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu cần, rượu thiêu, đan lát..); có nhiều sản vật địa phương mang đậm nét của người vùng cao (Quýt cổ Nam Sơn, Tỏi Bắc Sơn, rau su su, …; còn lưu giữ những nét sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc như: Cơm đồ, nếp nhà sàn truyền thống, trang phục dân tộc, hát ru, hát đúm, đánh chiêng, trình diễn Mo Mường, đan lát, làm rượu cần, nấu rượu thiêu và hàng thủ công mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc của người Mường, ngày càng góp phần tạo thêm sức hấp dẫn, mang hương vị của quê hương Tân Lạc. Hiện nay tại điểm du lịch cộng đồng này có 03 hộ đầu tư nâng cấp nhà ở, đủ điều kiện phục vụ khách nghỉ lưu trú tại điểm, trung bình mỗi hộ có đón tiếp và phục vụ 14-16 khách trên ngày: Homestay Xuân Trường, Homestay Hải Thạn, Homestay Thu Bi.


Other Huong Tan Lac travel agencies

Show All