17/06/2023
Chắc hẳn mọi người ai cũng đã từng nghe nói về DÒNG CHẢY XA BỜ cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên ngay cả chính tôi cũng không ngờ dòng chảy xa bờ nó lại “bình thường” mà lại nguy hiểm đến như vậy, cho tới khi tôi trực tiếp chứng kiến vào mùa hè này.
Thông thường chúng ta quan sát thấy gió thổi từ ngoài khơi đẩy sóng biển đánh vào bờ thành những ngọn sóng bạc đầu. Nhưng trong một số trường hợp, sóng biển chịu tác động của gió và nhiều yếu tố phức tạp khác sẽ tạo thành một dòng chảy từ bờ ngược ra biển, gọi là dòng chảy xa bờ, trong khi hai bên sóng biển vẫn đập vào bờ tạo nên những bọt trắng bình thường.
Hôm đó nước lớn, sóng biển đánh vào bờ ầm ầm kèm theo những cơn gió mạnh trông rất sinh động, đúng tâm lý dân du lịch (được dịp nhảy sóng, bị sóng đánh té bò càng cười nắc nẻ…). Tôi và bà xã cũng không ngoại lệ, cứ tưởng mình đang đứng trong vùng biển an toàn. Vả lại chúng tôi cũng đâu xuống quá sâu xa bờ. Cạnh bên vẫn có nhiều dân địa phương đang tắm vui vẻ. Tuy nhiên hôm đó sóng biển có vẻ lạ hơn thường ngày. Khi nước bắt đầu rút, tự nhiên chứng tôi thấy cát dưới chân mình bị sụt rất nhanh và chân chúng tôi đột ngột bị mất điểm tựa và bị kéo ra ngoài bằng một lực rất mạnh. Chúng tôi chới với, may mà còn gần bờ nên sau khi lấy lại bình tĩnh chúng tôi nhảy ngược kịp thời lên chỗ cạn.
Lúc đó có một vài người dân địa phương đi ngang và cảnh báo chúng tôi nên di chuyển lại chỗ có nhiều người đang tắm (chỉ cách đó khoảng 10m). Hú vía! Sau nầy nghe kể lại hôm trước cũng tại chỗ nầy có một người súyt chết đuối chỉ vì chủ quan không nghe theo lời dân địa phương.
Sau buổi “xém chết” đó tôi rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm sau:
Dòng chảy xa bờ thật ra rất nhỏ (5-10m bề ngang) và rất khó nhận thấy chứ không rộng lớn và đậm đen dễ nhìn như một số hình chia sẻ trên mạng. Vì vậy người ta rất dễ sinh chủ quan.
Và dòng chảy xa bờ tựa như một vùng nước xoáy, không cố định ở một nơi nào mà nó thay đổi thường xuyên theo các con nước lớn.
Khi nào các bạn thấy giữa 2 vùng sóng trắng xoá mà có 1 vùng lặng sóng (có màu xanh da trời chứ không trắng xoá như 2 bên), thì đúng là dòng chảy xa bờ rồi.
Nếu bạn đang tắm mà tự nhiên thấy cát dưới chân bị sụt đột ngột và kéo mình ra ngoài thì phải nhanh chân phóng vô bờ hoặc la lên cho người tới ứng cứu.
Trường hợp bạn đã đi khá xa bờ, nước lên ngang cổ, thì không nên cố bơi ngược vào bờ nữa (nhiều người vì cố bơi ngược nước mà đuối sức và bị kéo ra khơi luôn). Lúc đó bạn nên bình tĩnh thả ngữa và bơi nhẹ nhàng theo hướng nằm ngang (dọc theo bờ, nghĩa là thẳng góc với dòng chảy) rồi từ từ hướng vào bờ.
Khi tắm biển phải luôn mặc áo phao, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình “biết bơi” (đã từng biết bơi trong hồ bơi!) vì biển tuy nhìn bề ngoài rất hiền hoà (bãi rất lài, ra cả chục mét vẫn mới ngang đầu gối) nhưng bên trong ẩn chứa rất nhiều hiểm nguy chết người trong tích tắc. Chính vì chủ quan nên thường những vụ đuối nước đều là nhũng người đã từng biết bơi trong hồ bơi.
Trừ khi bạn là vận động viên bơi lội chuyên nghiệp, chớ nên xem biển là chỗ thực hành bơi lội mà chỉ nên ngâm nước, nhảy sóng cho vui mà thôi (có đeo áo phao). Bạn hãy tưởng tượng khi bạn đang ra xa bờ, chỉ ló cái đầu nhỏ xíu, là lúc đó bạn đang cách bờ hàng chục, hàng trăm mét rồi đó. Trong tình huống nhỡ bị đuối nước thì phải mất bao nhiêu phút mới có người nghe thấy/nhìn thấy lời kêu cứu của bạn? Rồi mất bao nhiêu thời gian để người cứu hộ tiếp cận được bạn?Chắc hẳn mọi người ai cũng đã từng nghe nói về DÒNG CHẢY XA BỜ cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên ngay cả chính tôi cũng không ngờ dòng chảy xa bờ nó lại “bình thường” mà lại nguy hiểm đến như vậy, cho tới khi tôi trực tiếp chứng kiến vào mùa hè này.
Thông thường chúng ta quan sát thấy gió thổi từ ngoài khơi đẩy sóng biển đánh vào bờ thành những ngọn sóng bạc đầu. Nhưng trong một số trường hợp, sóng biển chịu tác động của gió và nhiều yếu tố phức tạp khác sẽ tạo thành một dòng chảy từ bờ ngược ra biển, gọi là dòng chảy xa bờ, trong khi hai bên sóng biển vẫn đập vào bờ tạo nên những bọt trắng bình thường.
Hôm đó nước lớn, sóng biển đánh vào bờ ầm ầm kèm theo những cơn gió mạnh trông rất sinh động, đúng tâm lý dân du lịch (được dịp nhảy sóng, bị sóng đánh té bò càng cười nắc nẻ…). Tôi và bà xã cũng không ngoại lệ, cứ tưởng mình đang đứng trong vùng biển an toàn. Vả lại chúng tôi cũng đâu xuống quá sâu xa bờ. Cạnh bên vẫn có nhiều dân địa phương đang tắm vui vẻ. Tuy nhiên hôm đó sóng biển có vẻ lạ hơn thường ngày. Khi nước bắt đầu rút, tự nhiên chứng tôi thấy cát dưới chân mình bị sụt rất nhanh và chân chúng tôi đột ngột bị mất điểm tựa và bị kéo ra ngoài bằng một lực rất mạnh. Chúng tôi chới với, may mà còn gần bờ nên sau khi lấy lại bình tĩnh chúng tôi nhảy ngược kịp thời lên chỗ cạn.
Lúc đó có một vài người dân địa phương đi ngang và cảnh báo chúng tôi nên di chuyển lại chỗ có nhiều người đang tắm (chỉ cách đó khoảng 10m). Hú vía! Sau nầy nghe kể lại hôm trước cũng tại chỗ nầy có một người súyt chết đuối chỉ vì chủ quan không nghe theo lời dân địa phương.
Sau buổi “xém chết” đó tôi rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm sau:
Dòng chảy xa bờ thật ra rất nhỏ (5-10m bề ngang) và rất khó nhận thấy chứ không rộng lớn và đậm đen dễ nhìn như một số hình chia sẻ trên mạng. Vì vậy người ta rất dễ sinh chủ quan.
Và dòng chảy xa bờ tựa như một vùng nước xoáy, không cố định ở một nơi nào mà nó thay đổi thường xuyên theo các con nước lớn.
Khi nào các bạn thấy giữa 2 vùng sóng trắng xoá mà có 1 vùng lặng sóng (có màu xanh da trời chứ không trắng xoá như 2 bên), thì đúng là dòng chảy xa bờ rồi.
Nếu bạn đang tắm mà tự nhiên thấy cát dưới chân bị sụt đột ngột và kéo mình ra ngoài thì phải nhanh chân phóng vô bờ hoặc la lên cho người tới ứng cứu.
Trường hợp bạn đã đi khá xa bờ, nước lên ngang cổ, thì không nên cố bơi ngược vào bờ nữa (nhiều người vì cố bơi ngược nước mà đuối sức và bị kéo ra khơi luôn). Lúc đó bạn nên bình tĩnh thả ngữa và bơi nhẹ nhàng theo hướng nằm ngang (dọc theo bờ, nghĩa là thẳng góc với dòng chảy) rồi từ từ hướng vào bờ.
Khi tắm biển phải luôn mặc áo phao, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình “biết bơi” (đã từng biết bơi trong hồ bơi!) vì biển tuy nhìn bề ngoài rất hiền hoà (bãi rất lài, ra cả chục mét vẫn mới ngang đầu gối) nhưng bên trong ẩn chứa rất nhiều hiểm nguy chết người trong tích tắc. Chính vì chủ quan nên thường những vụ đuối nước đều là nhũng người đã từng biết bơi trong hồ bơi.
Trừ khi bạn là vận động viên bơi lội chuyên nghiệp, chớ nên xem biển là chỗ thực hành bơi lội mà chỉ nên ngâm nước, nhảy sóng cho vui mà thôi (có đeo áo phao). Bạn hãy tưởng tượng khi bạn đang ra xa bờ, chỉ ló cái đầu nhỏ xíu, là lúc đó bạn đang cách bờ hàng chục, hàng trăm mét rồi đó. Trong tình huống nhỡ bị đuối nước thì phải mất bao nhiêu phút mới có người nghe thấy/nhìn thấy lời kêu cứu của bạn? Rồi mất bao nhiêu thời gian để người cứu hộ tiếp cận được bạn?
Trong mọi trường hợp, chỉ nên tắm chỗ có đông người và không có cắm cờ đen. Tránh tắm lúc thủy triều đang lên, gió to sóng lớn.
Kết luận: Du lịch là để giải trí, xả stress, vui chơi. Đừng biến buổi đi tắm biển của mình thành một kỷ niệm buồn cho bản thân mình và người thân chỉ vì tính chủ quan, háo thắng hoặc thiếu hiểu biết của mình. Chúc căc bạn một mùa hè vui vẻ vả an toàn.
Trong mọi trường hợp, chỉ nên tắm chỗ có đông người và không có cắm cờ đen. Tránh tắm lúc thủy triều đang lên, gió to sóng lớn.
Kết luận: Du lịch là để giải trí, xả stress, vui chơi. Đừng biến buổi đi tắm biển của mình thành một kỷ niệm buồn cho bản thân mình và người thân chỉ vì tính chủ quan, háo thắng hoặc thiếu hiểu biết của mình. Chúc các bạn một mùa hè vui vẻ vả an toàn.