16/06/2020
Vũng Tàu với các tên gọi khác
Diện tích 141km2 mà dân số chỉ nửa triệu nên mật độ còn thoáng, không khí trong lành, tình cờ ở đây 6 tuần thời gian giãn cách xã hội mới thấy đáng sống khu vực gần Sài Gòn. Xem chơi vài tên gọi khác của thành phố này với thông tin lượm lặt trên internet nhưng khá chính xác.
Vũng Tàu là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Nam xưa nay, nơi ông bạn Bulukhin đang đóng đô trên một cao ốc, ngày ngày ngắm và hưởng gió biển. Có lẽ dân Saigon không ai là không một lần ghé biển Vũng Tàu. Bây giờ có những bãi biển ở những nơi khác xa hơn, có thể đẹp hơn Vũng Tàu, như Mũi Né (Phan Thiết), Ninh Chữ (Phan Rang), hoặc xa hơn nữa ở Nha Trang, Phú Yên, Quy Nhơn, Đà Nẵng... Nhưng đối với dân Saigon thì cho đến tận ngày nay, đi du lịch, tắm biển Vũng Tàu vẫn là một chọn lựa "phải chăng".
Trước năm 1975 thời chiến tranh Vũng Tàu gần như dành cho những chàng G.I. (General/Government Issue: lính Mỹ) đến nghỉ dưỡng, ăn chơi. Thời đó chưa có những công ty du lịch, lữ hành, đường xá đi lại khó khăn nhiều khi nguy hiểm, ai muốn đi du lịch cứ tự đón xe đò mà đi, đời sống dân chúng còn khá khó khăn, con cái ngày trước đông, lo cái ăn cái mặc đã mệt, ít nhà nào nghĩ đến việc đi du lịch như bây giờ, ngoại trừ những nhà giàu có, quyền thế, có xe cộ riêng.
Xứ Vũng Tàu đã được nhắc đến trong sách vở khá sớm, từ cuối thế kỷ XIII. Năm 1295 một xứ thần nhà Nguyên tên là Châu Đạt Quan, trong đoàn sứ giả thăm Chân Lạp đã viết lại trong "Chân Lạp phong thổ ký", vùng đất có tên gọi là "Chân Bồ" (Tchen-p'ou) tức Vũng Tàu ngày nay, khi thuyền của phái đoàn sứ giả Trung Quốc đến thị trấn Chân Bồ, là một ngôi làng đánh cá ở một chân núi, đó là biên giới cửa ngõ để vào xứ Chân Lạp.
Đến đầu thế kỷ thứ XVI, khi những thương nhân người Bồ Đào Nha đi tìm kiếm một thị trường để khai thác những nguồn hàng mới ở Châu Á, họ đã đến vùng biển này. Các chuyến hải trình của họ từ Ấn Độ đến Trung Quốc đều phài qua vùng biển Chân Lạp, Chămpa, Đại Việt, mà Pulo Condor (Côn Đảo) là điểm định vị để vào các nước này. Thời đó Vũng Tàu được biết đến với tên gọi Oporto Cinco Chagas Verdareiras, đó là tiếng Bồ Đào Nha với ý nghĩa "Vịnh nằm giữa những ngọn núi Cinco Chagas". Địa danh này được giải thích là "năm vết thương của Chúa cứu thế" (bốn vết thương bị đóng đinh ở chân, tay, và một vết thương bị đâm bằng giáo ở cạnh sườn), vì ở đây có 5 ngọn núi liền kề nhau, từ ngoài khơi có thể nhìn thấy từ xa rất rõ. Đó là những ngọn núi: núi Nhỏ, núi Lớn, núi Nứa, núi Dinh, núi Bà Rịa. Trong bản đồ hải hành của người Bồ Đào Nha từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII đều ghi vùng đất Vũng Tàu ngày nay là Cinco Chagas.
Đến khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII, địa danh này được thay bằng tên gọi Saint Jacques, trong sách của Maner Vilet, tác giả cuốn hải trình nổi tiếng La Neptune Oriental (Biển phương đông). Và có một cách giải thích là sở dĩ có địa danh Saint Jacques là do cách phát âm của các thủy thủ người Âu, từ Cinco Chagas trở thành Sinkel Chagas và thành Saint Jacques. vì nơi này có địa thế là một mũi đất nên được gọi Cap Saint Jacques (mũi Saint Jacques) tồn tại suốt trong thời kỳ người Pháp cai trị Nam kỳ. Vũng Tàu cũng là một bán đảo ba bề là biển, còn được gọi theo tiếng Pháp là Au Cap Saint Jacques (đi ra mũi Đất - Aller au Cap). Trong cách gọi Vũng Tàu của người Saigon trước đây là Cấp, Ô Cấp là rút gọn từ chữ Cap Saint Jacques và Au Cap Saint Jacques của tiếng Pháp mà ra.
Từ tên gọi Chân Bồ của sứ giả Trung Quốc ở cuối thế kỷ XIII, cho đến tên gọi bằng tiếng Bồ Đào Nha Cinco Chagas ở vào thế kỷ XVI-XVII, và tên gọi bằng tiếng Pháp Cap Saint Jacques, Au Cap Saint Jacques ở vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII để chỉ vùng đất là Vũng Tàu ngày nay. Ngoài những tên gọi trên, năm 1830 trong một cuốn sách được xuất bản ở London do John Crawfurd, người cầm đầu một phái bộ do toàn quyền người Anh ở Ấn Độ phái sang Việt Nam đã viết, gọi Saint Jacques là Saint James. Đó là những tên gọi của người ngoại quốc để chỉ vùng đất Vũng Tàu.
Mỗi khi bạn ra Vũng tàu có 1 đêm hay lâu là 2 đêm có thể chưa cảm hết được sự thanh bình ở biển, nếu bạn muốn ở 1 tuần hay nửa tháng ở đây thì nhớ liên hệ ad sắp xếp trải nghiệm thử nơi đáng sống của miền nam, nơi nhiều người lớn tuổi hưu trí chọn lựa, nơi không ít dân tây âu thích thú, có cả dân thụy sĩ chọn làm nơi định cư tuổi già.
Đây là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giao thông - vận tải và giáo dục và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Sở hữu nhiều bãi biển đẹp và cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh, Vũng Tàu là ...