Du Lịch Ẩm Thực Gia Lai

Du Lịch Ẩm Thực Gia Lai Văn Hóa - Ẩm Thực - Du Lịch - Cơm Lam - Gà Nướng - Rượu Cần | Jarai Food Gia Lai - 20 Trần Quang Khải - Pleiku - Gia Lai - Đt: 0947117558

https://shorten.asia/e3CbZa7E
28/06/2023

https://shorten.asia/e3CbZa7E

Chỉ vài thao tác đơn giản, bạn sẽ hoàn tất thủ tục đăng ký mở thẻ tín dụng VIB Mastercard online tại đây!

05/05/2022
GỬI TIỀN TIẾT KIỆM – ĐÓN QUÀ NHÂN 3VIB dành tặng 3 phần quà cực hấp dẫn cho các khách hàng tham gia gửi tiền tiết kiệm t...
11/08/2021

GỬI TIỀN TIẾT KIỆM – ĐÓN QUÀ NHÂN 3

VIB dành tặng 3 phần quà cực hấp dẫn cho các khách hàng tham gia gửi tiền tiết kiệm từ 01.08 – 15.08.2021.
👉 Đừng bỏ lỡ: https://srtn.asia/dgJMZPKa

🎁 Giải may mắn:
- 25 tai nghe Airpods Pro Wireless Charge phong cách.
- Nhận 1 mã quay số với mỗi giao dịch tiền gửi tại quầy hoặc trực tuyến, giá trị gửi tối thiểu 250 triệu đồng kỳ hạn từ 1 tháng trở lên.

🎁 Giải đặc biệt:
- Cơ hội trúng xe Mercesdes-Benz trị giá lên tới 1.5 tỷ đồng.
- Tất cả mã quay số tích lũy trong tháng sẽ được sử dụng để tham gia dự thưởng giải đặc biệt.

🎁 Ưu đãi sản phẩm:
Với mỗi 1 tỷ đồng của khoản tiền gửi VND, kỳ hạn từ 01 đến 05 tháng, bạn được:
- Tặng 250.000 đồng vào sổ tiết kiệm Daily saving khi mở tiết kiệm tại quầy.
- Tặng 250.000 đồng bằng xu thưởng (MyVIB xu) khi mở tiết kiệm trực tuyến.

Xem chi nhánh/PGD VIB gần nhất hoặc mở ứng dụng MyVIB để gửi tiết kiệm ngay!

-------------------
📍 Xem chi nhánh VIB gần nhất tại: https://srtn.asia/dgJMZPKa
☎️ Hotline VIB: 1800 8180 (miễn phí)

>> Cộng tác quảng bá cùng JARAI FOOD : https://bitly.com.vn/ucluzy
>>> Hot line: 0947117558

Nộm lá mì - Món ngon ‘mê đắm’ của Gia LaiLần lượt chúng tôi sẽ giới thiệu một số món ăn của Tây Nguyên nói ch...
11/08/2021

Nộm lá mì - Món ngon ‘mê đắm’ của Gia Lai

Lần lượt chúng tôi sẽ giới thiệu một số món ăn của Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng mà bất cứ khách du lịch nào đã đến/sẽ đến cần và nên biết. Và đầu tiên là món... lá mì.

Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung, là một vùng đất khá lạ, nhiều thứ giao thoa để nó là vùng đất vừa cũ vừa mới, vừa khép vừa mở, vừa đa sắc vừa đơn giản, vừa chậm vừa nhanh, vừa độc tôn vừa lan tỏa, vừa tinh vừa thô, vừa bản nguyên lại vừa hòa nhập...

Nó, Tây Nguyên ấy, nguyên thủy là nơi sinh sống cư trú của những tộc người Trường Sơn Tây Nguyên, với nền văn minh nương rẫy là chủ đạo, từng được phong là vùng đất Hoàng triều cương thổ thời Pháp thuộc. Sau này, với những cuộc di cư từ lẻ tẻ tới ào ạt của người Việt từ đồng bằng lên, những người gắn với nền văn minh lúa nước, nó thành ra vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, đa dạng về lối sống về nhiều khía cạnh đời sống.

Ẩm thực là một trong những sự đa dạng ấy.

Giờ ở Tây Nguyên, ngoài các món ăn truyền thống của người Tây Nguyên, đa phần nghiêng về hướng nguyên bản, thực chất (mà giờ xu hướng ẩm thực đang quay về), thì ẩm thực của người Việt ở khắp vùng miền cũng xuất hiện ở các đô thị. Một mặt phục vụ nhu cầu thói quen ẩm thực của những cư dân truyền thống vùng đất ấy, mặt nữa là, phục vụ nhu cầu du lịch ẩm thực mới phát sinh gần đây.

Lần lượt chúng tôi sẽ giới thiệu một số món ăn của Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng mà bất cứ khách du lịch nào đã đến/ sẽ đến cần và nên biết. Nó có thể là món ăn của người Việt nhưng chỉ Tây Nguyên mới có bởi đã được "phối ngẫu" với văn hóa với điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng này, hoặc là món ăn của người Tây Nguyên gốc, nhưng cũng đã được Việt hóa, thậm chí Tây hóa ít nhiều để phù hợp...

Đầu tiên là món... lá mì

Nói luôn rằng, nó là cây sắn, thứ cây mà hầu như đã là con dân đất Việt thì chả ai không biết. Nó chính là thứ cứu đói cho cả dân tộc thời bao cấp. Nhưng nó cũng là tác nhân phá rừng khủng khiếp. Những năm sau 1975, cả dân tộc đói. Thế là bất cứ chỗ nào có đất người ta đều khai phá để trồng sắn. Ở Tây Nguyên, người ta phá rừng để trồng sắn cứu đói. Cán bộ công nhân viên mỗi năm có mười mấy ngày đi trồng sắn, được tính vào thời gian làm việc.

Tôi hồi ấy làm ở Ty Văn hóa Gia Lai Kon Tum cũng được huy động đi trồng sắn. Quê tôi Thừa Thiên Huế, khi ấy đang là Bình Trị Thiên cũng bạt ngàn sắn.

Đang là sinh viên được huy động đi nhổ sắn giúp dân, và chúng tôi cũng được... giúp, ấy là ăn sắn no, chứ ở trường, ngay sắn cũng không đủ no, ăn xong vẫn như chưa ăn, mà toàn sắn gạc nai khô, ném gà gà chết, ném chó chó lăn quay, chứ đi làm ở đây được ăn sắn tươi. Mấy cô sinh viên trong lớp được cử ở nhà chế biến các món ăn từ sắn, tha hồ sáng tạo với sáng kiến từ xôi, cơm, chè, bánh tới sắn luộc, sắn nướng, sắn hấp, sắn ủ các kiểu.

Dân miền Trung Tây Nguyên gọi cây sắn là cây mì. Vùng Phù Cát Phù Mỹ của tỉnh Bình Định được gọi là quê hương củ mì. Họ có món bánh tráng mì đặc sản. Bột mì nhất khuấy (tiếng Bình Định gọi là phấy) lên ăn với nước mắm ớt cũng là món ngon một thời của họ. Cũng như Huế, đã hết sức tinh tế khi chế biến từ củ mì ra món bánh bột lọc nổi tiếng. Một số ít địa phương phía Bắc cũng có món lá sắn muối chua để nấu canh cá tuyệt ngon. Chú ý phân biệt nó với lá sắng nổi tiếng trong bài thơ "Rau sắng chùa hương" của cụ Tản Đà.

Nhưng té ra, người Tây Nguyên bản địa cũng ăn sắn, nhưng họ ăn văn minh hơn nhiều. Người Việt ăn sắn đa phần ăn củ, phần lá rất ít người ăn, đơn giản vì nó say, thậm chí có loại lá sắn trâu bò ăn cũng say sùi bọt mép. Người Tây Nguyên lại ăn lá sắn.

Củ họ cũng luộc/ hấp nhưng để làm rượu, rượu cần ấy, chúng tôi sẽ trở lại giới thiệu món quốc hồn quốc tộc của người Tây Nguyên này, nó cũng lừng vang hương sắc như món nút lá chuối của người Việt một thời, và ngay cả bây giờ.

Nhưng không phải sắn nào cũng ăn được lá. Người Tây Nguyên gọi đấy là cây mì gòn, chỉ loại sắn này mới ăn lá không say. Là loại sắn thân nhỏ, trồng tràn lan như... rau chứ không đánh luống vừa cao vừa to như tôi thấy hồi sơ tán ở Thanh Hóa. Cuống lá màu tím, thân chỉ cỡ ngón tay, cao không quá đầu người, nó sinh ra để cho người hái lá là chủ yếu mà.

Người Jrai, Bahnar... chế biến rất đơn giản, nấu nhừ với gạo và cá suối, hoặc bất cứ thứ gì, nấu rất nhừ, như bột. Có thể thêm hoa đu đủ đực và cà đắng, một loại cà rừng, rất đắng, nhưng giờ là món khoái khẩu của dân nhậu. Khi ăn dùng hai ngón tay quệt. Rồi bốc cơm ăn.

Giờ, "tân cô giao duyên", các nhà hàng ở Tây Nguyên có nhiều cách chế biến, mà dễ nhất là nấu với thịt hộp, với bò bắp với lòng gà vân vân...

Tôi thì hay làm nộm, phía Nam gọi là gỏi.

Ngắt lấy lá thôi, loại bánh tẻ ấy, rồi ngồi vò. Vò kỹ xong cho vào luộc. Luộc xong lại vắt kỹ nước, như là vò lần nữa vậy, xong để tơi ra. Nước mắm chanh ớt tỏi đường..., lạc rang, (có thêm ít bì heo luộc thái chỉ nữa thì tuyệt vời), phi hành mỡ thật thơm... tất cả cho vào trộn kỹ, rồi lại bóp, cứ thế cho đến lúc thấm đều. Ai thích chua thì vắt chanh, ai không thích thì thôi, nhưng làm một bát nước mắm nguyên chất dằm ớt.

Nhiều người ăn xong, toàn người sành ăn, từ khắp nước, khi đến nhà tôi và tôi làm cơm mời đều có món này đầu vị, đều hồ hởi kêu lên, chưa thấy món nào ngon đến thế, ăn được nhiều đến thế, thích đến thế, mê đắm đến thế, gắp liên tục gắp nhiều mà không thấy... ngượng như thế. Bởi lá sắn nó bùi vô cùng, thấm tháp các loại gia vị, rất đậm đà mà lại không ngán...

Khách khứa bạn bè tới nhà tôi bây giờ đều được tôi đãi món này. Nó rẻ, hết sức rẻ, lại ngon, ngon thôi rồi, ngon thật sự chứ không chỉ bởi lạ miệng. Lại lành, nghe nói ăn lá mì bổ nhiều thứ và cũng triệt tiêu nhiều thứ bệnh. Chả thế mà người Tây Nguyên ăn quanh năm suốt tháng và rất khỏe, chịu được điều kiện sống khắc nghiệt.

Khi còn làm ở khu du lịch Một thoáng Việt Nam ở Củ Chi, tôi mang loại mì gòn này xuống trồng ở khu Tây Nguyên. Khoảng 1 tháng là bắt đầu thu hoạch. Và đấy là món được khách đặt rất nhiều. Khách đặt nhiều thì tôi... mệt, vì dẫu có đầu bếp chuyên nghiệp nhưng tôi truyền mãi nó vẫn không ra món Tây Nguyên. Tôi, từ một "cố vấn văn hóa" ở đấy trở thành đầu bếp bất đắc dĩ và suýt thành đầu bếp chuyên món Tây Nguyên nếu không bị dịch, tôi về Pleku tới giờ...

Giờ lên Gia Lai, các nhà hàng đầy món lá sắn (mì).

Bài và ảnh Văn Công Hùng

> Mọi thông tin chi tiết và khách có nhu cầu đặt tour, vui lòng liên hệ:
https://srtn.asia/yrEpwqhs
>> Cộng tác quảng bá cùng JARAI FOOD : https://bitly.com.vn/ucluzy
>>> Hot line: 0947117558

Điểm Du Lịch Pleiku Khiến Bạn Muốn Xách Balo Lên Và Đi NgayCó người từng nói “đừng ai hỏi tôi ở Pleiku có gì đẹp, bởi vẻ...
09/08/2021

Điểm Du Lịch Pleiku Khiến Bạn Muốn Xách Balo Lên Và Đi Ngay
Có người từng nói “đừng ai hỏi tôi ở Pleiku có gì đẹp, bởi vẻ đẹp ở đây là không kể hết”. Có lẽ vì vậy, có những người đã tới Pleiku vài lần nhưng vẫn muốn đi thêm. Vùng đất đỏ bazan, mang nhiều nét văn hóa đặc sắc, thiên nhiên trù phú, cảnh sắc lại càng tuyệt vời. Nơi có những cánh đồng cà phê bạt ngàn, Biển Hồ mênh mông, thác Chín Tầng Mây hùng vĩ... Khám phá Pleiku còn nhiều điều thú vị hơn bạn nghĩ. Trong bài viết này Mytour sẽ dẫn bạn đi khám phá những địa điểm du lịch Pleiku khiến bạn muốn xách balo lên và đi ngay.

1. Thời gian lý tưởng để đi du lịch Pleiku
Pleiku thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, nên có độ ẩm cao, lượng mưa trong năm lớn, khí hậu ôn hòa quanh năm không có bão cũng không có sương muối. Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài cho đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau. Vào mùa mưa thường có mưa lớn vào buổi sáng hoặc kéo dài cả ngày, cùng với địa hình vùng núi, đường trơn trượt khiến việc di chuyển khó khăn và không được an toàn. Thời điểm lý tưởng để đi khám phá Pleiku là vào mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau. Đây cũng là thời điểm mà hoa dã quỳ và hoa cà phê nở rực cả một vùng cao nguyên xinh đẹp.

2. Khám phá những địa điểm đẹp ở Pleiku
Điểm hấp dẫn khách du lịch khi tới Pleiku là còn giữ lại được nhiệt nét đẹp hoang sơ mộc mạc của núi rừng, mà bạn khó có thể tìm thấy ở một nơi nào khác.
2.1. Biển hồ T'nưng - Đôi mắt của Pleiku
Hồ T’nưng còn có cái tên khác là T'Nưng hay Tơ Nuêng, theo tiếng địa phương, có nghĩa là biển trên núi. Là hồ nước ngọt tự nhiên được hình thành trên miệng núi lửa đã ngừng phun trào cách đây hàng triệu năm. Nơi đây khi có gió lớn, mặt hồ tạo nên những con sóng như trên biển, vậy nên người ta mới gọi là biển hồ.

Có truyền thuyết kể rằng, Hồ T’nưng ngày xưa là nơi buôn bán sầm suất, có dòng suối trong veo, có âm thanh vui nhộn của tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng đàn,... cuộc sống bình yên luôn đầy ắp tiếng cười. Bỗng một hôm, núi lửa rung chuyển và Vùi lấp cả làng xuống vực sâu. Những người còn lại may mắn sống sót, khóc thương buôn làng của mình mãi không nguôi, nước mắt đọng thành Hồ T’nưng.
2.2. Biển Hồ Chè
Trong những địa điểm du lịch đẹp ở Pleiku nếu thiếu Biển Hồ Chè thì quả là một thiếu sót lớn. Không hề kém cạnh so với Biển Hồ T’nưng, nhưng mỗi nơi lại mang một nét đẹp rất riêng. Cách Biển Hồ T’Nưng không xa, bạn có thể khám phá cả hai địa điểm này trong cùng một ngày. Cái tên Biển Hồ Chè bắt nguồn từ sự kết hợp giữa hồ nước thủy lợi và đồi chè bạt ngàn ở bờ Bắc của Biển Hồ.
2.3. Núi Hàm Rồng - nóc nhà của thành phố Pleiku
Núi Hàm Rồng có độ cao hơn 1000m, là nơi sở hữu ngọn núi lửa Chư Đăng Ya hùng vĩ nổi tiếng. Đường lên đỉnh núi Hàm Rồng không dễ dàng, nhưng cảnh vật hùng vĩ, bạt ngàn mây trời cao nguyên bạn sẽ thấy công sức mình bỏ ra hoàn toàn xứng đáng.
2.4. Chùa Bửu Minh - Chốn tâm linh không thể bỏ qua khi tới Pleiku
Nằm giữa lòng của đồi chè, chùa Bửu Minh linh thiêng đã trên 50 năm tuổi. Được xây dựng lại từ một am nhỏ, được xây dựng vào đầu thế kỷ XX gắn liền với Sở Trà Biển Hồ từ thời Pháp Thuộc. Năm 1936 chùa được xây dựng và lấy tên là “Chùa Phật Học”, đến năm 1961 chùa được tu sửa và đổi tên thành Chùa Bửu Minh.
2.5. Thác Chín Tầng Mây
Nằm cách thành phố Pleiku khoảng 20km. Thác Chín Tầng Mây, một cái tên thác thật đặc biệt, bởi dòng thác chảy mạnh mẽ qua các vách đá gồ ghề tạo thành chín tầng. Mỗi tầng cao 5-10m, riêng ở hai tầng cuối của dòng thác có độ cao khoảng 15m. Nhìn từ xa, Thác Chín Tầng Mây như một chiếc cầu thang khổng lồ được phủ nước trắng xóa.
2.6. Cổng trời Mang Yang Gia Lai
Cổng Trời Mang Yang, còn được được gọi là Đèo Mang Yang, "Mang" tiếng Jrai có nghĩa là cổng, "Yang" nghĩa là trời, nên nhiều người vẫn quen gọi là cổng trời Mang Yang. Quãng đường đèo tuy không dài, nhưng uốn lượn rồi lại dốc đứng tạo cho ta cảm giác như đang lên trời xanh. Tới đây vào bất cứ mùa nào trong năm, bạn cũng đều phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nơi đây. Vào mùa mưa, hai bên triền đồi phủ một màu xanh mướt của cỏ tranh, nhấp nhô uốn lượn như những làn sóng. Đến mùa khô, nơi đây lại được phủ một màu vàng tươi của hoa cúc quỳ. Cổng trời Mang Yang vừa hùng vĩ, lại vừa nên thơ đã để lại dấu ấn khó quên trong lòng nhiều du khách.

3. Ẩm thực Pleiku hấp dẫn khó quên
Chốn đại ngàn bao la cảnh đẹp, vặn hóa dân tộc đặc săc, nơi đây còn có rất nhiều món ăn ngon hấp dẫn du khách. Món bun mắm cua, gà lam, lụi nướng chấm mắm me kích thích vị giác, bò một nắng, gỏi lá rừng…

Món bún mắm nên đơn giản nhưng lại dễ gây nghiện. Mắm nêm được được làm từ cá cơm tươi ngon. Mắm được pha cùng chanh, ơt và dứa xắt nhỏ, hương vị mắm nêm đậm đà khó quên ăn cùng với bún, thịt quay giòn bì cùng một chút rau sống. Món ăn tuy đơn giản nhưng để lại dấu ấn trong lòng thực khách.

4. Du lịch Pleiku với tour khám phá Tây Nguyên Đại Ngàn cùng Mytour Event
Tour du lịch khám phá “Tây Nguyên Đại Ngàn” sẽ đưa bạn tới với những mảnh đất còn hoang sơ, thiên nhiên hùng vĩ của mảnh đất cao nguyên núi rừng. Chuyến đi sẽ đưa bạn ghé thăm rất nhiều địa danh nổi tiếng của Tây Nguyên: Pleiku, biển hồ Tơ Nưng, hồ Lak, Buôn Mê Thuột, … Bên cạnh đó, rất nhiều những hoạt động tập thể, trải nghiệm văn hóa địa phương hấp dẫn như: chèo thuyền kayak, cưỡi voi và tắm cho voi, thăm vườn cafe, trải nghiệm nghề làm gốm, … mang đến cho du khách những kỷ niệm khó quên.

Mytour là đơn vị chuyên phân phối các dịch vụ đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay được khách hàng tin tưởng và yêu thích. Với sự ra mắt của Mytour Event, chúng tôi mong muốn mang đến những tour du lịch chất lượng, thú vị, những chuyến đi đáng nhớ. Đặc biệt, Mytour Event đã cho ra đời chương trình Tour du lịch khám phá tới những miền đất mới, trải nghiệm sinh hoạt và vẻ đẹp của từng miền đất mới.

> Mọi thông tin chi tiết và khách có nhu cầu đặt tour, vui lòng liên hệ:
https://srtn.asia/yrEpwqhs
>> Cộng tác quảng bá cùng JARAI FOOD : https://bitly.com.vn/ucluzy
>>> Hot line: 0947117558

23/07/2021

là món ăn phổ biến của đồng bào dân tộc Jrai, Cách làm đơn giản và tiện lợi, chỉ là có thịt và các loại rau quả trong vườn hoặc đi săn bắt hái lượm trong rừng. Tất cả thái nhỏ, ướp chút muối, thêm chút ớt cay, túm lại bằng lá chuối và cho lên bếp lửa.
Món ăn này luôn giữ được hương vị đặc trưng của thịt, mùi hương của rau củ quện với mùi khói và mùi lá chuối cháy.
Ăn nóng với cơm trắng là đủ nạp lại năng lượng sau một ngày lao động vất vả, mà có thêm mấy chén rượu nữa thì anh em Jarai Food Hàn huyên đến khuya!

> Mọi thông tin chi tiết và khách có nhu cầu đặt tour, vui lòng liên hệ:
https://srtn.asia/yrEpwqhs
>> Cộng tác quảng bá cùng JARAI FOOD : https://bitly.com.vn/ucluzy
>>> Hot line: 0947117558

HƯỚNG DẪN NHANH TRONG QUÁ TRÌNH TIÊM CHỦNG COVID – 19 Bước 1: Đăng ký tiêm chủng- Đối với cá nhân: Đăng ký tiêm chủng tr...
19/07/2021

HƯỚNG DẪN NHANH TRONG QUÁ TRÌNH TIÊM CHỦNG COVID – 19 Bước 1: Đăng ký tiêm chủng
- Đối với cá nhân: Đăng ký tiêm chủng trên ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” hoặc trên “Cổng thông tin tiêm chủng Covid – 19” tại địa chỉ: https://tiemchungcovid19.gov.vn;
- Đối với tổ chức: Đăng ký tiêm chủng trên “Cổng thông tin tiêm chủng Covid – 19” (Portal) tại địa chỉ: https://tiemchungcovid19.gov.vn;
- Sau khi người dân/doanh nghiệp gửi đăng ký, hệ thống sẽ gửi thông báo tới người dùng về tình trạng đăng ký thành công và hướng dẫn dân/doanh nghiệp chủ động tra cứu thông tin về tình trạng đăng ký tiêm chủng của mình.
Bước 2: Tra cứu thông tin đăng ký tiêm chủng
- Người dân/tổ chức sau khi đăng ký tiêm chủng trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử và trên cổng thông tin tiêm chủng Covid – 19 có thể tra cứu tình trạng đăng ký tiêm chủng thông qua ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” hoặc tra cứu trên “Cổng thông tin tiêm chủng Covid – 19” tại đường link https://tiemchungcovid19.gov.vn.
Bước 3: Duyệt đăng ký
- Cơ sở y tế theo thẩm quyền được phân sẽ truy cập “Cổng thông tin tiêm chủng Covid – 19” tại đỉa chỉ: https://tiemchungcovid19.gov.vn/login để thực hiện phê duyệt danh sách cá nhân đăng ký tiêm từ ứng dụng sổ sức khỏe điện tử, cá nhân/doanh nghiệp;
- Đối với cá nhân: Thông tin sẽ được duyệt bởi trạm y tế xã/phường;
- Đối với tổ chức: Thông tin sẽ được duyệt bởi trung tâm y tế quận/huyện và CDC
tỉnh/Sở Y tế.
Bước 4: Phân bổ đối tượng tiêm
- Để có thể phân bổ đối tượng tiêm về các điểm tiêm chủng, cơ sở y tế chịu trách nhiệm phân bổ sẽ truy cập vào “Cổng thông tin tiêm chủng Covid – 19” tại đỉa chỉ: https://tiemchungcovid19.gov.vn/login để thực hiện việc phân bổ đối tượng tiêm theo địa bàn và theo cơ sở tiêm chủng;
- Đối với người dân đăng ký cá nhân: Sau khi được duyệt/xác minh thông tin, trạm y tế xã/phường sẽ thực hiện phân bổ đối tượng về các cơ sở tiêm chủng;
- Đối với tổ chức/doanh nghiệp: Sau khi được duyệt đăng ký trung tâm y tế quận/huyện hoặc trung tâm y tế dự phòng/trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh/thành phố sẽ thực hiện phân bổ đối tượng về các cơ sở tiêm chủng.
Bước 5: Đồng bộ danh sách đối tượng

Cơ quan được phân quyền thực hiện đồng bộ và chuyển danh sách đối tượng đủ điều kiện tiêm theo cá nhân/cơ quan, tổ chức từ “Cổng thông tin tiêm chủng Covid – 19” sang hệ thống “Tiêm chủng vắc xin phòng Covid – 19” tại địa chỉ: http://tiemchungcovid19.moh.gov.vn
Bước 6: Lập danh sách cán bộ tiêm chủng Covid – 19
- Trên hệ thống “Tiêm chủng vắc xin phòng Covid – 19” các cơ sở tiêm chủng cần thực hiện thiết lập đội ngũ cán bộ tiêm chủng Covid – 19.
Bước 7: Quản lý kho vật tư vắc xin
- Cơ quan quản lý chuyên môn, cơ sở tiêm chủng thực hiện phân bổ, nhập/xuất vắc xin, vật tư tiêu hao theo phân quyền trên hệ thống “Tiêm chủng vắc xin phòng Covid – 19”.
Bước 8: Lập kế hoạch tiêm
- Cơ sở tiêm chủng tạo lập danh sách cán bộ y tế thực hiện tiêm, lựa chọn vắc xin và thực hiện lập kế hoạch tiêm chủng;
- Mỗi cơ sở tiêm chủng có thể lập nhiều kế hoạch tương ứng với các điểm tiêm thuộc/không thuộc cơ sở tiêm chủng quản lý.
- Mỗi kế hoạch tiêm sẽ bao gồm: Thời gian bắt đầu kế hoạch, loại vắc xin sử dụng, ê kíp tiêm phụ trách, số lượng đối tượng tiêm, số ngày thực hiện, số bàn, địa điêm tiêm,....
Bước 9: Nhắn tin thông báo cho đối tượng đến tiêm
- Cơ sở y tế thực hiện gửi tin nhắn trên hệ thống “Tiêm chủng vắc xin phòng Covid – 19” để thông báo đến cho đối tượng trong kế hoạch về buổi tiêm, ngày tiêm, địa điểm tiêm chủng.
Bước 10: Kiểm tra lịch hẹn tiêm chủng và chuẩn bị đi tiêm
- Người dân chủ động kiểm tra lịch hẹn tiêm trên ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để đảm bảo thời gian đến tiêm chính xác.
- Trước buổi tiêm chủng, cán bộ y tế hướng dẫn người dân/cán bộ của tổ chức, doanh nghiệp để chủ động khai báo y tế trên ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử”.
- Chuẩn bị giấy tờ tùy thân (CMND/ CCCD, thẻ BHYT,..) hoặc mã sổ sức khỏe (Mỗi người dân sau khi đăng ký tiêm chủng đều có một mã sổ sức khỏe, người dân có thể in mã QRCode cá nhân hoặc truy cập vào ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để cung cấp mã QRCode cá nhân cho cán bộ y tế tại khu vực tiếp đón).
Bước 11: Thực hiện tiêm

Người dân có mặt tại các điểm tiêm chủng đúng ngày giờ như được thông báo để được cán bộ tiêm thực hiện tiêm chủng theo quy trình 4 bước tiêm chủng.
- Bước đón tiếp: Sau khi khai báo y tế xong, người dân được cán bộ tiêm chủng thực hiện bước đón tiếp trên hệ thống “Tiêm chủng vắc xin phòng Covid – 19”.
- Bước khám sàng lọc: Sau khi người dân trải qua bước đón tiếp thì sẽ được cán bộ tiêm chủng thực hiện khám sàng lọc, các chỉ tiêu khám sàng lọc đều được ghi nhận trực tiếp vào hệ thống “Tiêm chủng vắc xin phòng Covid – 19”.
- Bước thực hiện tiêm: Mỗi người dân đã khám sàng lọc và đủ điều kiện tiêm sẽ được cán bộ tiêm chủng tiêm và cập nhật thông tin tiêm lên hệ thống “Tiêm chủng vắc xin phòng Covid – 19”.
- Bước theo dõi sau tiêm: Người dân sau khi được tiêm chủng sẽ được đưa đến phòng theo dõi sau tiêm, trải qua quá trình theo dõi bất kể các triệu chứng gì sau tiêm chủng đều được cập nhật ngay lập tức trên hệ thống “Tiêm chủng vắc xin phòng Covid – 19”.
Bước 12: Nhận kết quả tiêm chủng và cập nhật phản ứng sau tiêm tại nhà
Mỗi người dân sẽ được cấp giấy Chứng nhận đã tiêm chủng vắc xin phòng Covid 19 sau khi tiêm bao gồm chứng nhận bản cứng và chứng nhận điện tử:
- Giấy chứng nhận tiêm chủng: Được in trực tiếp từ hệ thống “Tiêm chủng vắc xin phòng Covid – 19” ngay sau khi người dân kết thúc quá trình theo dõi sau tiêm.
- Chứng nhận trên ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử”.
- Ngoài ra, người dân có thể thực hiện tra cứu chứng nhận tiêm chủng trên “Cổng
thông tin tiêm chủng Covid – 19”.
Ngoài việc theo dõi tại điểm tiêm chủng sau tiêm 30 phút, người dân chủ động theo dõi sau tiêm tại nhà bằng việc truy cập ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” và chọn chức năng báo cáo sự cố bất lợi sau tiêm chủng, thông tin sẽ được ghi nhận trên Sổ sức khỏe đồng thời cập nhật vào hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Để đảm bảo An toàn thông tin trên hệ thống. Quý khách vui lòng thực hiện đổi mật khẩu khi hết hạn. Xin cảm ơn!

17/07/2021

Nổi cồng lên để xua tan dịch!

03/07/2021

Mở đầu, Ban tổ chức xin trân trọng giới thiệu tiếng hát dự thi của thí sinh: Rơmah Mơ Ly, có số báo danh 0123, địa chỉ: Yit Rông 2 - xã Ia Din, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, với ca khúc dự thi: Đôi Mắt Pleiku - sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Cường. Xin trân trọng giới thiệu.

03/07/2021

Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn toàn quốc” lần thứ Nhất
Tây Nguyên đại ngàn, tạo hoá đã ban tặng cho vùng đất nơi đây một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và đầy sức hút. Với nền văn hoá đậm đà bản sắc của các dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất bazan màu mỡ từ bao đời nay, vùng đất của những sử thi, của trường ca hào hùng, của không gian văn hoá cồng chiêng đặc sắc cùng những âm thanh vang vọng cả núi rừng.
Trải qua bao tháng năm, đã nhiều thế hệ ca sĩ, nhạc sĩ các dân tộc người Tây Nguyên lần lượt xuất hiện, đã lưu lại được dấu ấn của mình trong giới âm nhạc chuyên nghiệp và trong lòng công chúng yêu nghệ thuật. Họ đã đồng hành cùng đội ngũ các nhạc sĩ Việt Nam làm nên vẻ đẹp của âm nhạc Tây Nguyên để ca ngợi quê hương, tình yêu con người và mảnh đất bazan có cái nắng, có cái gió, có cái nghĩa tình đoàn kết anh em mọi miền tổ quốc hội tụ, sinh sôi, nảy nở… âm nhạc dân gian Tây Nguyên như dòng sữa mẹ ấm áp, kiên cường với sức sống bền bỉ, mang đặc trưng riêng.

Với ý nghĩa phát huy và lan toả nét đẹp của âm hưởng Tây Nguyên đến với công chúng, với bạn bè năm châu bốn biển và đặc biệt là phát hiện, phát triển những tài năng, cá tính âm nhạc mạnh mẽ với giọng hát nội lực và phong cách đầy tự tin với dòng nhạc Tây Nguyên. Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp cùng Công ty CP Bảo trợ truyền thông Pháp luật tổ chức Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn” toàn quốc lần thứ Nhất năm 2021.

Liên hoan chính thức được công bố vào tháng 5/2021 với quy mô trên toàn quốc. Ban giám khảo Liên hoan là những nghệ sỹ nổi tiếng và uy tín với dòng nhạc Tây Nguyên như Nhạc sỹ Nguyễn Cường, NSND – Đại tá Rơ Chăm Phiang, Nhạc sĩ Ngọc Tường, NSƯT Đình Nghĩ, NSƯT Chu Thị Thúy Hà, ca sỹ Siu Black cùng nhiều nghệ sỹ khác. Liên hoan dành cho tất cả các bạn đam mê ca hát đặc biệt là dòng nhạc Tây Nguyên, hãy nhanh tay đăng ký tham gia để có cơ hội toả sáng, cháy hết mình với đam mê âm nhạc.

Vòng Sơ tuyển từ ngày 30/06 - 10/08/2021 bằng hình thực trực tuyến

Vòng loại: Từ ngày 20/08 đến 20/09 năm 2021 bằng hình thực trực tuyến
Bán kết 1 Từ 5/10 đến 8/10 năm 2021 tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai

Bán kết 2 Từ 25/10 đến 26/10 năm 2021 TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Chung kết và trao giải dự kiến tổ chức vào đêm 11/11/2021 tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Được ghi hình, phát sóng và đưa tin trên các cơ quan báo, đài từ Trung ương đến Địa phương.

Hotline: 026.9999.5555 – 0963.111.333

Bún cua thối 'vừa ăn vừa bịt mũi' thách thức thực khách ở Gia LaiPhần nước dùng màu đen, đặc sánh, "bốc mùi" thum thủm ă...
09/06/2021

Bún cua thối 'vừa ăn vừa bịt mũi' thách thức thực khách ở Gia Lai

Phần nước dùng màu đen, đặc sánh, "bốc mùi" thum thủm ăn kèm với bún, da heo chiên giòn, rau sống... lại tạo thành món ngon "trứ danh" vùng đất Gia Lai.

Bún cua thối (hay còn gọi là bún mắm cua, bún thối) là đặc sản ở phố núi Pleiku, tỉnh Gia Lai. Người dân địa phương gọi tên món ăn này như vậy nhằm phân biệt với bún riêu cua hay các món chế biến từ cua khác.

Đúng như tên gọi, bún cua thối gồm 2 nguyên liệu chính là bún và cua. Thế nhưng khác hoàn toàn với các món bún hay món cua khác, món ăn này khiến thực khách chỉ nghe tên cũng đã dè chừng vì có mùi khó ngửi, bốc lên từ thứ nước dùng màu đen đặc sệt.

Để làm món bún cua thối, người địa phương thường sử dụng cua được bắt ở đồng Phú Thọ (tức Đồng Xanh, xã An Phú, TP. Pleiku) thì mùi vị mới ngon và thơm.

Chế biến món này cũng khá kỳ công. Cua đồng tươi sau khi mua về được rửa sạch, bỏ phần mai, lấy phần thân đem giã hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy nước. Nước cua tươi được ủ lên men khoảng một ngày đêm cho đến khi chuyển màu đen và bốc mùi nồng, hơi thum thủm thì đem ra chế biến.

Khi ủ nước cua phải đảm bảo đủ và đúng thời gian để có mùi thơm đạt chuẩn. Nếu nước cua nặng mùi quá hoặc ít mùi thì khi nấu bún cũng không ngon.

Phần nước cua đã lên men tiếp tục được đun sôi liu riu trên bếp lửa rồi cho thêm măng tươi thái mỏng. Đun càng lâu, măng càng tiết ra vị ngọt khiến nồi nước dùng càng đậm đà. Người ta cho thêm cả trứng vịt chín vào nồi nước, khi khách gọi đồ thì mới múc ra, chan kèm vào bát bún.

Thoạt nhìn, món bún cua thôi khiến thực khách "toát mồ hôi" vì vẻ ngoài kém hấp dẫn. Món ăn chỉ có bún, măng, vài miếng da heo chiên giòn với hành phi, đậu phộng kèm theo phần nước dùng đen ngòm, đặc sánh, bốc mùi thum thủm.

Tuy nhiên, khi thưởng thức quen rồi, sẽ cảm nhận được vị ngon, thơm đặc trưng của món ăn "trứ danh" này.

Bún cua thối ăn kèm với rau sống. Thực khách có thể gọi thêm bánh phồng tôm, nem chua, chả… rồi chan nước cua ngập phần nhân bên trong. Để món ăn có độ bùi béo, thơm ngon, bạn nên thưởng thức kèm trứng vịt luộc được nấu cùng nước dùng. Quả trứng "nhuộm" màu đen ngòm, thoang thoảng vị cua lên men khá lạ.

Với nhiều người lần đầu thưởng thức không khỏi dè chừng trước món bún cua thối nhưng nếu ai đã ăn quen thì sẽ thấy vị ngon đặc trưng. Vị hăng nồng, nặng mùi của nước dùng cùng vị chua cay, mằn mặn nơi đầu lưỡi là cảm nhận của thực khách khi nếm đặc sản phố núi.

Trộn đều các nguyên liệu, từ từ thưởng thức rồi xì xụp húp phần nước cua còn đọng lại, thực khách như cảm nhận được hết tinh hoa của món ăn đang tan chậm trong khoang miệng.

Mỗi suất bún cua có giá khoảng 10.000 - 15.000 đồng. Món ăn bình dân tuy khiến nhiều người ban đầu ái ngại nhưng lại là đặc sản "trứ danh" vùng cao nguyên, nếu ai thưởng thức 1 lần sẽ nhớ mãi hương vị độc đáo không phải món ăn nào cũng có.

Theo Dân trí

28/05/2021

Những cây đa làng Ia Nueng (xã Biển Hồ, TP. Pleiku)

26/05/2021

Rồi ta sẽ đi ngắm cái cánh quạt quay quay, hóng gió cùng lũ bạn! Gần đây thôi, Chư Prông Gia Lai.

Thầy giáo trẻ với ý tưởng phát triển thời trang thổ cẩm dân tộc  Theo Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)Thầy giáo Tưih ở huyện Đ...
24/05/2021

Thầy giáo trẻ với ý tưởng phát triển thời trang thổ cẩm dân tộc

Theo Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)

Thầy giáo Tưih ở huyện Đắk Đoa, Gia Lai đã kết hợp giữa vải thổ cẩm và các mẫu áo, váy hiện đại, cho ra những bộ đồ vừa mang chất liệu truyền thống vừa có kiểu dáng hiện đại.

Không chỉ yêu nghề, mến trẻ, thầy giáo Tưih (sinh năm 1988, người Bahnar, ở làng Dur, xã Glar, huyện Đắk Đoa, Gia Lai) còn rất tâm huyết với việc phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc.

Những năm trở lại đây, anh Tưih đã lên ý tưởng thiết kế các mẫu váy cưới, váy dạ hội bằng thổ cẩm rất bắt mắt, được đông đảo giới trẻ Bahnar lựa chọn.

Tốt nghiệp đại học, anh Tưih nhận công tác tại Trường Tiểu học Ia Băng, huyện Đắk Đoa. Trong quá trình công tác tại đây, thầy giáo Tưih luôn tận tâm với nghề, yêu thương học sinh.

Thầy Tưih chia sẻ công tác vận động học sinh ra lớp vào mỗi mùa khai trường vất vả nhưng rất hạnh phúc vì học sinh đến lớp, nhà trường duy trì được sỹ số hàng năm.

Theo thầy Tưih, mùa khai trường ở Tây Nguyên là mùa mưa. Do đó, để học duy trì sỹ số lớp học, giáo viên phải vào tận làng vận động cha mẹ không đưa con lên rẫy để các em ở nhà đi học. Nhiều học sinh không có phụ huynh đưa đón, thầy Tưih và giáo viên trong trường vào tận nhà cõng các em đến lớp vì trời mưa, xe máy không đi được.

Điển hình, năm học 2020-2021, thầy Tưih chủ nhiệm lớp 2. Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm học cho thấy, lớp anh chủ nhiệm có nhiều em chưa thuộc bảng chữ cái.

Cũng như những năm trước, thầy giáo Tưih lên phương án dạy phụ đạo cả tuần cho học sinh vào mỗi buổi chiều. Buổi tối, tranh thủ thời gian, thầy Tưih lặn lội hàng chục km từ nhà mình đến nhà học sinh để kèm thêm.

Kết quả kiểm tra chất lượng cuối học kỳ 1, lớp thầy Tưih không còn học sinh yếu kém. Tất cả học sinh trong lớp đều đã nhận biết, đọc thuộc lòng bảng chữ cái.

Anh Ayăm, phụ huynh học sinh lớp 2, Trường Tiểu học Ia Băng cho biết gia đình anh ít có thời gian quan tâm đến con. Cháu ở nhà với bà nội, không ai kèm học nên lên lớp 2, cháu vẫn chưa đọc được bảng chữ cái. Thời gian gần đây, buổi tối, thầy Tưih thường đến nhà dạy thêm cho cháu. Cuối học kỳ 1, cháu đã đọc được bảng chữ cái, đạt học sinh khá.

Ngoài thời gian dạy học, những ngày nghỉ hoặc kỳ nghỉ Hè, anh Tưih đều dành hết cho đam mê nhiếp ảnh của mình. Anh Tưih làm mẫu ảnh, thợ chụp ảnh và đặc biệt còn lên ý tưởng nhờ người thiết kế các mẫu váy cưới, váy dạ hội bằng chất liệu vải thổ cẩm mà mẹ, chị anh tự tay dệt.

Anh Tưih cho hay mỗi dân tộc có một trang phục đặc trưng. Để phù hợp với thị hiếu người dân, anh đã kết hợp giữa vải thổ cẩm và các mẫu áo, váy hiện đại, cho ra những bộ đồ vừa mang chất liệu truyền thống vừa có kiểu dáng hiện đại. Đây cũng là một cách bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Bahnar qua quảng bá hình ảnh, họa tiết vải thổ cẩm của dân tộc.

Anh Tưih nhờ mẹ và chị dệt thủ công từng tấm vải rồi thiết kế, nhờ thợ may tạo nên những bộ đồ bắt mắt.

Từ năm 2020 đến nay, anh Tưih chụp hàng trăm bộ ảnh cưới, ảnh lưu niệm từ những mẫu đồ thiết kế của mình và được cộng đồng người Bahnar tại Tây Nguyên biết đến. Nhiều cơ sở đặt mua nhưng do chưa có kinh phí nên thời điểm này anh chưa mở rộng kinh doanh.

Em Đinh Thị My Giang ở huyện Kbang cho biết em và các bạn rất thích mẫu áo do anh Tưih thiết kế. Bởi lẽ, những mẫu thiết kế này sẽ giữ được bản sắc văn hóa dân tộc lại rất hợp thời trang. Nhiều bạn đã tới thuê những trang phục này để chụp ảnh cưới, ảnh lưu niệm.

Ý tưởng sáng tạo độc đáo từ trang phục dân tộc Bahnar của anh Tưih được xem là một trong những phương pháp bảo tồn, phát huy văn hóa đặc trưng riêng biệt của mỗi dân tộc.

Ngoài thiết kế trang phục thời trang bằng chất liệu thổ cẩm, anh còn biết dệt vải, đánh cồng chiêng, tham gia tích cực các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở địa phương.

Address

20 Trần Quang Khải
Pleiku
600000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Du Lịch Ẩm Thực Gia Lai posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Du Lịch Ẩm Thực Gia Lai:

Videos

Share

Category