Gialai Trips

Gialai Trips Gialai Trip chuyên cung cấp - hỗ trợ - tư vấn miễn phí thông tin du lịch tỉnh Gia Lai. Nơi chia sẽ những địa điểm checkin mới nhất, đẹp nhất, nóng hổi nhất
(2)

Tìm đỏ cả mắt mới ra được thác Xung-Khoeng
30/04/2024

Tìm đỏ cả mắt mới ra được thác Xung-Khoeng

Con đường dốc đứng nổi tiếng ở Gia Lai ✨Nằm trên tuyến đường tránh phố núi Pleiku có đặc điểm dốc dựng đứng bao quanh bở...
20/07/2023

Con đường dốc đứng nổi tiếng ở Gia Lai ✨

Nằm trên tuyến đường tránh phố núi Pleiku có đặc điểm dốc dựng đứng bao quanh bởi khung cảnh xanh mướt, cảm giác như đường chân trời.

📸: Lý Quang Vinh

ĐU TREND VỚI VINAMILK 🥛🐄💦Vinamilk đổi logo mới. Hiện tại trên website của vinamilk, bạn có thể vào link ⤵️ để làm avatar...
11/07/2023

ĐU TREND VỚI VINAMILK 🥛🐄💦

Vinamilk đổi logo mới. Hiện tại trên website của vinamilk, bạn có thể vào link ⤵️ để làm avatar miễn phí theo font chữ riêng của logo mới nha 💋💋💋💋

Theo VTV24 đưa tin thì 55 chuyên gia đến từ 10 quốc gia đã cùng nhau làm việc suốt 12 tháng để ra được phiên bản logo mới này.

Thử tạo avatar theo font chữ mới này đi cả nhà. Nhiều bạn đã và đang đổi rồi nè. Vinamilk Est.1976, còn bạn ? Bạn ra đời năm bao nhiêu. Đu trend ngay và luôn :))))))

https://est1976.vinamilk.com.vn/

23/06/2023
03/06/2023

ĐỈNH CHƯ NÂM

09/05/2023

Mưa chiều Pleiku

26/04/2023

Hội chợ ẩm thực Pleiku

Chiều Hàm Rồng“Con đường ấy vẫn hoen màu bụi đỏ,Gió lơ thơ nghe nắng mới ngập hồn.Anh sống thở trong tâm hồn trai trẻ,Ng...
25/04/2023

Chiều Hàm Rồng

“Con đường ấy vẫn hoen màu bụi đỏ,
Gió lơ thơ nghe nắng mới ngập hồn.
Anh sống thở trong tâm hồn trai trẻ,
Nghe nỗi buồn đâu đó đến phân vân.

Hoa cúc dại thắm trên đường xa tắp,
Và quê hương tha thướt lá xanh trà.
Em có thả những chòm mây nhung nhớ,
Cho rừng hoang im vắng tiếng chim ca.

Đời viễn khách mơ hồ không biết được,
Bước chân vang rộn rã buổi quay về.
Em mắt biếc hồn nhiên bên cánh cửa,
Gửi hư ơng nồng quay quắt bóng người đi .”

---Lâm Hảo Dũng---

24/4 - 2/5/2013Tuần lễ văn hoá ẩm thực Pleiku 💚
22/04/2023

24/4 - 2/5/2013
Tuần lễ văn hoá ẩm thực Pleiku 💚

Pleiku trong ký ứcThứ Hai 17/10/2022 07:45 (GMT+7)Đến giờ, tôi vẫn nhớ như in khung cảnh ấy: Một buổi chiều đầu những nă...
22/04/2023

Pleiku trong ký ức
Thứ Hai 17/10/2022 07:45 (GMT+7)

Đến giờ, tôi vẫn nhớ như in khung cảnh ấy: Một buổi chiều đầu những năm 60 của thế kỷ trước, khởi hành từ Buôn Ma Thuột, xe dừng lại cho cả gia đình tôi xuống tại ngã ba Phù Đổng (thị xã Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Tôi khi ấy còn là một chú bé 6 tuổi cùng với chị và mấy đứa em lẽo đẽo theo mẹ đi bộ vào trong phố. Chúng tôi qua cầu Hội Phú, đến được nhà người quen ở phía sau nhà làng của xã Hội Thương-Hội Phú thì trời đã xẩm tối.

“Đi dăm phút đã về chốn cũ”
Pleiku ngày ấy, trong mắt tôi, gần như chỉ gói gọn dọc theo trục đường Hoàng Diệu (nay là đường Hùng Vương) với khá nhiều tiệm chà và bán vải (tiệm của người Ấn Độ), vài tiệm ăn của người Hoa như Quốc Tế (đối diện rạp xi nê Diệp Kính), Xuân Lợi, Mỹ Tâm (đối diện nhà thờ Thăng Thiên), Đông Kinh (trên chợ Mới)… Khu giải trí đông đảo nhất chuyên chiếu xi nê là rạp Diệp Kính và một nơi khác dành cho các gánh cải lương lưu diễn là rạp Thăng Long (sau đổi tên là Thanh Bình).

Đường sá ngày ấy hẹp và ngắn nhưng rợp mát dưới những hàng thông già hoặc các loài cây lâu năm có tán lá rộng giao nhau như đường Hoàng Diệu, Trần Hưng Đạo (đường Hoàng Hoa Thám ngày nay), Trình Minh Thế (tên đường này thường ghi nhầm thành Trịnh Minh Thế, nay là đường Trần Hưng Đạo), Yersin (sau 1975 là đường Nguyễn Du), Lê Lợi...

Ngã ba Phù Đổng năm 1970 (ảnh tư liệu do tác giả sưu tầm).

Chỉ những đoạn ở khu vực trung tâm thì đường mới được trải nhựa. Trục đường dài nhất lúc bấy giờ là Hoàng Diệu, chạy suốt từ ngã ba Phù Đổng qua Trường Nam Tiểu học một đoạn lên đến đồi 37 Pháo binh. Dọc theo hàng rào ven đường của Trường Nam Tiểu học lên đến ngã ba Hoàng Diệu-Cô Giang (đường Võ Thị Sáu hiện nay) là vườn cà phê, trong đó có dãy nhà của các xơ dòng Mến Thánh Giá nên người dân vẫn gọi là vườn cà phê của các bà xơ. Khi ấy, chưa có đoạn đường từ đường Hoàng Diệu vào đến nhà thờ Đức An (đường Võ Thị Sáu) như bây giờ; cũng chưa có đoạn đường nối dài của đường Võ Tánh (đường Hoàng Văn Thụ) như hiện nay và đường tránh Lý Thái Tổ cũng chỉ mới có từ đường Hoàng Diệu trở ra ngã tư Biển Hồ. Mãi đến năm 1967-1968, hàng rào Trường Trung học Pleiku (nay là Trường THCS Nguyễn Du) vẫn tiếp giáp với Trường Thánh Phao lồ (Trường Tiểu học Lê Quý Đôn hiện nay); đường Phan Đình Phùng cũng chỉ mới trải nhựa từ đoạn đầu có cái nhà Dạ Lữ điếm (có thể xem như là một trong những phòng ngủ bình dân đầu tiên vào thuở sơ khai của Pleiku, dành cho công chức đi công vụ và người ít tiền lỡ độ đường) cho đến hết con dốc khởi đầu từ Trường Văn Đức (Trường Tiểu học Chu Văn An ngày nay). Phía bên kia đường Phan Đình Phùng, hướng Bắc cho đến sân bóng làng Pleiku Roh là những con đường đất đỏ được ủi sẵn để định hình một khu dân cư vuông vức bàn cờ.

Thời ấy, khi làm đường giao thông, người ta đã cố giữ nguyên địa hình, địa mạo của các quả đồi nên có nơi vỉa hè bên này cao hơn mặt đường trên 1 m, còn phía đối diện chỉ cao hơn đường khoảng nửa mét. Tuy vậy, nhờ độ dốc mà đường phố không bị ngập úng. Do đường sá chưa hoàn chỉnh nên vào mùa mưa, xe cộ rất chật vật khi đi vào những đoạn đường đất đỏ vừa dốc, vừa lầy lội, trơn trượt…

Xe cộ ngoài phố lúc bấy giờ chủ yếu là xe đạp, xích lô, ba gác, mobylette… Mãi đến những năm 1963-1964 mới xuất hiện loại xe Lambretta 175 cc chạy các tuyến đường nội thị (theo tài liệu in vào tháng 2-1964 thì ở thời điểm này, Pleiku có khoảng trên 40 chiếc Trilambretta), tiếp theo là các đời xe Lambro 500 và 550 nhưng người dân gọi chung là xe lam. Có lẽ do địa hình đồi dốc và xe lam xuất hiện tại Pleiku khá sớm và trở thành phương tiện vận chuyển công cộng tiện lợi, rẻ tiền nên không hề thấy bóng dáng chiếc xe ngựa trên đường phố.

Đơn sơ nhà phố
Nhà cửa trong các khu dân cư của Pleiku ngày đó gần như là nhà trệt. Vật liệu làm nhà khá đơn giản, quanh khu vực sinh sống sẵn có loại vật liệu gì thì dùng loại đó: ở gần đồng ruộng sẵn rơm rạ là những nếp nhà tranh, xung quanh là phên tre hoặc vách đất trộn rơm trát trên cốt tre sau đó quét vôi bên ngoài; quanh khu vực các xưởng cưa và trong nội thị đa số là những nhà bằng ván gỗ lợp tôn hoặc tấm lợp fibro xi măng với vách đóng theo 2 cách: dọc xuống rồi đóng nẹp che khe hở giữa 2 tấm ván hoặc đóng theo kiểu lá sách. Có vẻ như kiểu đóng theo lá sách tuy xấu hơn nhưng vách ván đỡ bị thấm nước, lâu bị mối mọt và độ ẩm làm mục chân vách hơn. Những nhà khá giả hơn thường làm nhà xây bằng gạch tableau, lợp fibro xi măng cho mát và đỡ ồn khi mưa. Để khỏi phải lệ thuộc vào gạch và ngói nung phải vận chuyển từ xa đến, người ta nghĩ ra cái khuôn đúc gạch tableau (gạch làm bằng cát thô trộn xi măng, đóng vào những khuôn hình chữ nhật, sau đó đem phơi nắng và tưới bảo dưỡng vài lần là có thể dùng được, những viên đặc thì đặt nằm theo bề mặt để làm móng nhà, còn viên rỗng 2 lỗ thì đặt theo chiều đứng dùng để xây tường…). Tuy đơn giản nhưng có những ngôi nhà làm bằng gạch tableau vẫn còn tồn tại đến bây giờ.

Những năm giữa của thập niên 60, còn có loại gạch không nung. Với thời tiết mưa nhiều và dai dẳng như Pleiku, loại gạch này không thích hợp. Cũng có nhiều nhà xây bằng gạch và ngói nung kiên cố, tuy vậy, số nhà 2 tầng trở lên thuở ấy không nhiều, còn nhà trên 3 tầng, đến năm 1970 cũng chỉ mới có 3 cái: nhà hàng Hoàng Liêng (nay là Khách sạn Hùng Vương), tư thục Trung học Minh Đức (Trường THPT Lê Lợi hiện nay) và tiệm Sài Gòn Mới trước nhà lồng chợ Mới (bây giờ là Trung tâm Thương mại Pleiku).

Một kiểu nhà khá đặc biệt vào thời ấy là nhà dù, ki ốt. Loại nhà kiểu này thuận tiện để làm các ki ốt “dã chiến” dùng vào mục đích kinh doanh sách báo, hớt tóc, bán giải khát, sửa xe máy… đặt ven vỉa hè, góc phố hay khu công cộng. Kết cấu nhà khá đơn giản: hình dáng tổng thể là 4 cạnh hoặc 6 cạnh, mái lợp tôn, xung quanh là vách ván với phần vách được ngăn làm hai; phía dưới là phần ván ghép cố định còn phía trên là các tấm ván có thể tháo lắp dễ dàng; ngoại trừ cạnh còn lại dùng làm cửa ra vào thì toàn bộ là những tấm ván lắp ghép có đánh số thứ tự cẩn thận để tháo ráp cho nhanh…

Nhiều người Pleiku còn nhớ những ki ốt nhà dù kiểu ấy ở Bến xe chợ Mới chuyên bán giải khát hoặc báo và các thứ tạp hóa. Ở khu đất trống trước Ty Bưu điện vào khoảng những năm 1969-1970 cũng có những nhà dù bán gas dùng cho đun nấu, bán báo, hớt tóc… Mãi cho đến khi chuẩn bị xây dựng Nhà khách Ia Ly, các ki ốt nhà dù này mới bị tháo dỡ, giải tỏa. Đây quả là một kiểu cấu trúc nhà “dã chiến” vừa rẻ tiền vừa thuận tiện cho việc giao tiếp giữa người chủ và khách mua bán. Vào giờ mở cửa tiệm, người ta chỉ cần tháo tất cả tấm ván lắp ghép ra thì cả gian hàng đã rất sáng sủa và thoáng đãng mà không cần dùng đèn điện và quạt máy; đến mùa mưa, nhà bị hắt theo hướng nào thì lắp lại ván che hướng đó.
Pleiku còn một kiểu nhà lạ mắt nữa, đó là những nhà nóc hình tròn (nửa khối hình ống tròn úp xuống đất), kiểu nhà tôn tháo lắp dã chiến tại khu vực Dinh Điền, đường Hai Bà Trưng (nay là khu vực Sở Lao động-Thương binh và Xã hội). Bên ngoài nhà bằng tôn nhưng bên trong họ xử lý cách âm, cách nhiệt và thông gió rất tốt.

Mới đó mà đã hơn nửa thế kỷ. Một số người xa Pleiku khi trở về thăm lại chốn cũ cho rằng, họ đã không còn gặp Pleiku xưa trong ký ức nữa. Thay vào đó một thành phố đang trên đà phát triển với nhà cửa, đường sá và tiện nghi sinh hoạt hoàn toàn khác xưa.

KIÊN HOÀNG
LINK https://baogialai.com.vn/pleiku-trong-ky-uc-post38070.html

Trường nữ trung học Pleime, ngày ấy ...Plei Me, ngày hạnh ngộThứ Sáu 10/11/2017 06:46 (GMT+7)Những ai từng sống ở Pleiku...
22/04/2023

Trường nữ trung học Pleime, ngày ấy ...

Plei Me, ngày hạnh ngộ
Thứ Sáu 10/11/2017 06:46 (GMT+7)

Những ai từng sống ở Pleiku trước năm 1975 có lẽ không ai không biết một ngôi trường còn non trẻ nhưng đã vang danh với rất nhiều “bóng kiều thướt tha”. Đó là Trường Trung học (TH) Plei Me. Ngày 11-11 này, tại Pleiku, các cựu nữ sinh Plei Me sẽ có một cuộc hạnh ngộ nhân kỷ niệm 50 năm thành lập trường.

1. Plei Me là một ngôi trường hết sức đặc biệt. Điều đặc biệt đầu tiên, theo cô Nguyễn Thị Hạnh-75 tuổi, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường TH Plei Me, hiện sống tại TP. Hồ Chí Minh-là lúc bấy giờ, ở Tây Nguyên chưa nơi nào có trường nữ, nhưng Pleiku lại có. Một điều đặc biệt nữa là trường có rất nhiều hoa khôi của thị xã Pleiku, một phần có lẽ bởi đây là nơi tập trung hầu hết con nhà khá giả, học giỏi thi vào. Và đó là lý do để nam sinh các trường khác thường xuyên “theo đuôi” các cô giờ tan học.

Những tấm ảnh chụp Pleiku xưa vẫn còn đó hình ảnh rất dễ thương của các nam sinh đang lẽo đẽo sau những bóng áo dài duyên dáng dưới bóng thông xanh, trên đường đi học về. Vẻ tinh khôi, trong sáng và có chút kiêu kỳ ấy của nữ sinh Plei Me đã để thương để nhớ cho bao kẻ si tình. Trường TH Plei Me, cái tên đầy mơ màng chẳng gợi chút mùi chiến sự nào, vì thế cũng đã đi vào thi ca, trong đó không thể không kể đến những câu thơ đầy xao xuyến trong thi phẩm nổi tiếng “Khi ngang qua Plei Me” mà nhà thơ Du Tử Lê viết năm 1973: “Khi ta đến cây im rừng nín thở/Một mặt trời rực rỡ đỉnh truông xa/Một hồn xanh gọi rét muốt hiên nhà/Một tóc chảy theo trăm dòng suối lạ… Tay thơ dại em che hồn ta dột/Nụ hôn đầu liệu có nhớ mai sau/Khi ta đến, nhỏ ở đâu, hỡi nhỏ/Dưng lòng ta suối bỏ núi, qua rừng… Khi tình đã như nghìn con thác đổ/Em yên lòng, thôi nhỏ, có ta trông”.

Do là trường xây dựng dành riêng cho nữ sinh nên các giáo sư nữ thường được chỉ định giữ chức vụ Hiệu trưởng. Cô Nguyễn Thị Hạnh nhớ lại: “Tuy chỉ gắn bó với trường trong 1 năm đầu tiên nhưng tôi có những kỷ niệm rất đặc biệt: Được dự lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường, sau đó nhận bàn giao, khánh thành trường mới vào năm 1967. Trường mới xây, bàn ghế đầy đủ nhưng còn đơn sơ lắm vì không có các phòng chức năng, chưa có tường rào, cổng ngõ”. Vài năm đầu hoạt động, trường chỉ tuyển sinh các lớp đệ nhất cấp (nay gọi lại THCS), tổ chức học 2 buổi/ngày. Đến niên khóa 1974-1975, sĩ số của trường đã vượt trên 1.000 học sinh, bao gồm cả học sinh đệ nhị cấp (THPT hiện nay) với 12 phòng học và 26 lớp.

Từ TP. Nha Trang (Khánh Hòa) sắp xếp về Pleiku để dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường, bà Lương Thị Minh Đan, học sinh lớp 6 niên khóa 1971-1972, nhớ lại: Khâu tuyển đầu vào của Trường TH Plei Me rất gắt gao. Khóa thi năm đó có 1.530 thí sinh thi vào nhưng chỉ tiêu của trường chỉ 135 học sinh, chia làm 3 lớp, mỗi lớp 45 học sinh. Bà may mắn thi đỗ. 4 năm học tại ngôi trường trên đồi cao lộng gió đã để lại trong lòng cô học trò nhỏ biết bao thương nhớ, để rồi khi ngồi trên chuyến xe trở về với Pleiku lần này lòng cứ mãi bồi hồi, “không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình”. Bà vẫn nhớ mãi hình ảnh thầy Lâm dù thầy đã mất từ lâu. Đó là thầy giáo dạy Toán và tiếng Anh rất tâm huyết, nhất mực hiền lành nhưng cũng thật nghiêm khắc. Là giáo viên kiêm chủ tiệm photo Nguyễn (đường Lê Lợi), thầy đã chụp cho học trò Trường TH Plei Me rất nhiều tấm ảnh đẹp trong học tập, vui chơi, giao lưu…, những tấm ảnh ấy nay lại nằm trong hành trang trở về của các cựu nữ sinh để cùng hàn huyên chuyện xưa. Một người nữa không thể không nhớ đến là ông cai của trường. “Ngày ấy, nam sinh trường khác nếu ngấp nghé ở hàng rào quanh trường là liền bị ông cai xách roi rượt chạy, có người rớt cặp sách phải năn nỉ mãi mới xin lại được. Ông giữ học sinh nữ cứ như giữ con gái nhà mình!”-nét cười thơ trẻ bất chợt khiến bà Minh Đan như trở lại thuở thiếu thời.

Còn bà Nguyễn Thị Thu Vân-học sinh lớp 6 niên khóa 1969-1970, vừa từ Đồng Tháp về đến Pleiku-thì lại nhớ về những kỷ niệm chẳng mấy “êm đềm” mà nếu không kể ra thì chẳng ai tin nổi, rằng học trò Trường TH Plei Me nghịch hơn… con trai. Vốn là đầu têu của lớp, bà rất hay bày trò: hái mắt mèo bôi trên bàn ghế thầy cô, xì lốp xe thầy, “huy động” 45 thành viên trong lớp trốn học đi xem phim ở rạp Thanh Bình, cột áo dài leo hàng rào vào trường những lần đi học muộn… Những kỷ niệm đáng nhớ thời “nhất quỷ, nhì ma” ấy hóa ra lại là hành trang quý giá cho bà khi bước vào nghề gõ đầu trẻ sau này, để luôn biết bao dung với học trò.

2. Tháng 3-1975, sau ngày giải phóng Gia Lai rồi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Trường TH Plei Me đóng cửa sau hơn 8 năm hoạt động. Những lứa học trò ngày ấy người ở lại, người theo gia đình tản mác khắp các vùng miền. Và giờ đây, sau nửa thế kỷ thành lập, ngôi trường xưa (nay là Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi) lại có dịp chào đón những cô học trò cũ về thăm.

Trò chuyện cùng P.V, bà Võ Thị Thụ (138 Ngô Gia Khảm, TP. Pleiku), Trưởng ban Liên lạc Trường TH Plei Me cho hay: Dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường sẽ là cơ hội kết nối bạn bè bốn phương trời và những thầy-cô giáo cũ. Ban Liên lạc đã liên hệ và mời 25 thầy cô về tham dự sự kiện này cùng hơn 350 cựu nữ sinh Plei Me. “Chúng tôi dự kiến sẽ về thăm trường cũ, tặng 10 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (500 ngàn đồng/suất). Bên cạnh đó, cuộc gặp mặt lần này cũng là dịp tri ân thầy cô nhân Ngày 20-11 sắp đến. Ban Liên lạc còn huy động đóng góp để hỗ trợ những bạn học cũ khó khăn. Sau mấy mươi năm, có người rất thành đạt, nhưng cũng có người cuối đời sống nương nhờ cửa Phật hoặc không có nổi tiền xe về dự lễ gặp mặt”-bà Thụ thông tin.

Giờ đây, những nữ sinh Plei Me ngày ấy đã ở tầm tuổi 60, đã trải bao hạnh phúc, vui buồn, cay đắng, nhưng khi ngồi bên nhau họ như lại được trở về với những ngày cùng học tập dưới một mái trường, cùng vô tư dạo chơi, bắt cá, bắt chuồn chuồn ở “thung lũng hồng” (thung lũng gần Trường THCS Phạm Hồng Thái hiện nay), hay những lần đi hái trộm ổi nhà hàng xóm gần trường bị thầy cô phát hiện, tay cầm… vạt áo dài lau nước mắt vì sợ phạt. “Các em đáng yêu, dễ thương vậy đó. Vì vậy, tôi nôn nóng lên Pleiku lần này lắm, để được gặp lại học trò cũ”-cô Nguyễn Thị Hạnh chia sẻ. Còn với những nữ sinh Trường TH Plei Me xưa ấy, dù sống ở nhiều vùng đất khác nhưng “nhắc tới Pleiku là lòng lại xốn xang, không bao giờ quên được”.

Phương Duyên
link https://baogialai.com.vn/plei-me-ngay-hanh-ngo-post97792.html

Gia Lai hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2023
20/04/2023

Gia Lai hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2023

(GLO)- Sáng 20-4, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4).

Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II-2023 diễn ra từ ngày 14 đến 15-4 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thu...
14/04/2023

Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II-2023 diễn ra từ ngày 14 đến 15-4 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thu hút khoảng 700 nghệ nhân trong toàn tỉnh tham gia.

Trường THPT chuyên Hùng Vương đạt 48 huy chương tại kỳ thi Olympic truyền thống 30-4 lần thứ 27
10/04/2023

Trường THPT chuyên Hùng Vương đạt 48 huy chương tại kỳ thi Olympic truyền thống 30-4 lần thứ 27

(GLO)- Ngày 8-4, tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP. Hồ Chí Minh) đã diễn ra kỳ thi Olympic truyền thống 30-4 lần thứ 27.

Hoa văn trên nóc nhà mồ Jrai ArapThứ Năm 06/04/2023 05:55 (GMT+7)(GLO)- Đến với khu nhà mồ Jrai Arap (chủ yếu tập trung ...
07/04/2023

Hoa văn trên nóc nhà mồ Jrai Arap
Thứ Năm 06/04/2023 05:55 (GMT+7)

(GLO)- Đến với khu nhà mồ Jrai Arap (chủ yếu tập trung ở huyện Chư Păh), chúng ta không chỉ choáng ngợp trước “rừng tượng” với đủ mọi tư thế, kiểu dáng từ tĩnh đến động mà còn được chiêm ngắm những hoa văn đa dạng ngay trên nóc nhà mồ.

Bảo tồn và phát huy giá trị tượng nhà mồ
Nhà mồ là kiến trúc độc đáo trong văn hóa của người Jrai và nhiều dân tộc khác ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên. Nếu nhà rông được ví như trái tim của buôn làng, là nơi tập trung sinh hoạt cộng đồng thì nhà mồ được xem là nơi hội tụ đầy đủ các sắc màu cuộc sống, là nơi biểu thị những giá trị nổi bật về nghệ thuật điêu khắc, âm nhạc, hội họa, thể hiện sự tài hoa của nghệ nhân và những giá trị nhân văn sâu sắc trong đời sống cũng như trong quan niệm tâm linh.

Nhà mồ làm ra để phục vụ người đã khuất. Sau lễ bỏ mả, ngôi nhà mồ với bao công phu không còn được người nhà chăm lo bảo dưỡng, bỏ mặc cho mưa nắng cho đến khi toàn thể kiến trúc đó tiêu tan theo năm tháng. Phần lớn nhà mồ của người Jrai Arap được bố trí theo trục Bắc-Nam, 2 mái lợp ở hai phía Đông, Tây không trang trí hoa văn (trước đây mái được lợp bằng tranh, nay phần lớn được thay thế bằng tôn). Đường nóc là nơi tập trung nhiều nhất họa tiết hoa văn được chạm khắc thủ công thuần túy, lột tả cảnh quan, đời sống sinh hoạt và những đặc trưng trong văn hóa truyền thống vô cùng sinh động dưới bàn tay tài hoa của nghệ sĩ buôn làng.

Khi nói về tác phẩm “Tượng gỗ Tây Nguyên” của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Phong, Giáo sư Nguyễn Từ Chi cho rằng, chỗ tập trung nhiều hoa văn nhất trên nhà ma cả Bahnar và Jrai là đường nóc (kok).

Hoa văn trên nóc nhà mồ Jrai Arap ảnh 1
Nhà mồ người Jrai Arap ở làng Kép (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) với điểm nhấn họa tiết trên nóc. Ảnh: Xuân Toản

Đường hoa văn gắn trên nóc nhà mồ (gọi là đường nóc) được làm bằng một thanh gỗ bản dẹp hoặc tôn có chiều cao khoảng 30-35 cm tùy theo quy mô của ngôi nhà mồ, chiều dài kéo từ đầu hồi phía Bắc đến đầu hồi phía Nam. Ở 2 đầu đường nóc, có nơi thì người ta chạm khắc 2 vòng tròn đục thủng ở giữa (tượng trưng cho mặt trời), bao quanh là những tia nhỏ (tượng trưng cho tia mặt trời).

Cũng có nhiều nhà mồ tạo hình ở 2 đầu đường nóc bằng biểu tượng uốn cong một đầu như những cánh tay vươn lên mạnh mẽ, biểu tượng này nhiều người cho rằng đó là hình tượng của ngọn cây rau dớn (kơtoanh), loại cây mọc nhiều ở các khe suối vùng Trường Sơn-Tây Nguyên và là loại nguyên liệu gắn liền với bữa ăn hàng ngày của các dân tộc ở Tây Nguyên. Còn có ý kiến cho rằng, biểu tượng đó là cánh tay của thần (Yàng) mang lại nhiều nguồn sức mạnh cho cộng đồng.

Trên đường nóc, hoa văn được bố trí theo dải với nhiều cụm có chủ đề khác nhau. Thông thường được bố trí theo số lẻ, 15 hoặc 17 cụm. Theo quan niệm của người Jrai, số lẻ là số may mắn, cũng như trong việc làm cầu thang nhà sàn, số lượng các bậc cầu thang thường là số lẻ. Hai cụm ở 2 đầu hồi khắc họa 2 cành lá sum suê uốn cong đối xứng nhau.

Trung tâm của dải hoa văn trên đường nóc là đồ án hoa văn miêu tả cảnh sinh hoạt với người đủ mọi tư thế: người đánh cồng chiêng, uống rượu cần, phụ nữ mang bầu, người địu con, đôi nam nữ đang trong tư thế giao hoan để lộ sinh thực khí, cảnh lao động sản xuất và đặc biệt là hoa văn 2 người cưỡi trên lưng 2 con voi quay mặt về hai hướng khác nhau, đây được xem là biểu tượng sức mạnh của các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên.

Ngoài ra, trên đường nóc nhà mồ còn chạm khắc các họa tiết hoa văn hình tam giác, hình hoa 4 cánh, hoa 8 cánh. Một chi tiết khá mới đó là việc chạm khắc ngày tháng năm dựng nhà mồ lên trên đường nóc. Qua tư liệu hình ảnh trước những năm 2000 cho thấy, chi tiết này trước đây hầu như không được đề cập đến thì nay lại xuất hiện khá phổ biến trong các khu nhà mồ người Jrai Arap.

Tất cả họa tiết chạm khắc trên đường nóc nhà mồ đều mang tính ước lệ, giản lược, không đi vào miêu tả chi tiết, cặn kẽ thể hiện sự phóng khoáng và mang tính biểu tượng sâu sắc. Đây được coi là nơi tập trung tinh hoa và tài trí nghệ thuật điêu khắc của dân làng và thể hiện triết lý nhân văn sâu sắc trong quan niệm về sự sống và cái chết của người Jrai. Không chỉ là nơi thể hiện nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đường nóc gắn liền với không gian nhà mồ, với lễ bỏ mả còn phô diễn những giá trị đặc trưng khác về âm nhạc, múa, ẩm thực và những quan niệm về nhân sinh trong cuộc sống.

XUÂN TOẢN
https://baogialai.com.vn/hoa-van-tren-noc-nha-mo-jrai-arap-post233849.html

Lần đầu tiên xuất hiện tại Pleiku
24/03/2023

Lần đầu tiên xuất hiện tại Pleiku

Giải vô địch Muay đang diễn ra tại quảng trường Pleiku
22/03/2023

Giải vô địch Muay đang diễn ra tại quảng trường Pleiku

Leo Chư Nâm để hít thở một bầu không khí trong lành giữa khoảng không rộng lớn Pleiku.- Hành trình chinh phục nóc nhà ph...
22/03/2023

Leo Chư Nâm để hít thở một bầu không khí trong lành giữa khoảng không rộng lớn Pleiku.
- Hành trình chinh phục nóc nhà phố núi diễn ra hàng ngày - cuối tuần khi có team đăng ký.
Inbox ngay để nhận chương trinh!

Bạn nhận ra con đường này không 💜
15/03/2023

Bạn nhận ra con đường này không 💜

Một khung hình với 4 sắc thái màu xanh tại Nam Cực
15/03/2023

Một khung hình với 4 sắc thái màu xanh tại Nam Cực

Áo dài bay trong gió 💜
02/03/2023

Áo dài bay trong gió 💜

Thu hồi giấy xác nhận của Công ty cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kon TumCông ty CP Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam gi...
06/01/2023

Thu hồi giấy xác nhận của Công ty cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum
Công ty CP Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam giới thiệu đã trồng hơn 600ha sâm Ngọc Linh tại huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum nhưng thực tế là "trồng trên giấy," chưa có hécta nào trồng trên thực địa.

Công ty CP Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam giới thiệu đã trồng hơn 600ha sâm Ngọc Linh tại huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum nhưng thực tế là "trồng trên giấy," chưa có hécta nào trồng trên thực địa.

Hẹn quý anh chị em du lịch chiều nay tại Pleiku nhé 💚Trân trọng
03/01/2023

Hẹn quý anh chị em du lịch chiều nay tại Pleiku nhé 💚
Trân trọng

Đang đợi xác thực
06/12/2022

Đang đợi xác thực

✅ BAMBOO AIRWAYS mở lại đường bay 🛫 Pleiku-Vinh 🛫 Pleiku-Đà Nẵng từ ngày 👉 30/12/2022
06/12/2022

✅ BAMBOO AIRWAYS mở lại đường bay
🛫 Pleiku-Vinh
🛫 Pleiku-Đà Nẵng từ ngày
👉 30/12/2022

Address

16 Phan Đình Phùng
Pleiku

Opening Hours

Monday 09:00 - 17:00
Tuesday 09:00 - 17:00
Wednesday 09:00 - 17:00
Thursday 09:00 - 17:00
Friday 09:00 - 17:00
Saturday 09:00 - 17:00

Telephone

+84938248446

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Gialai Trips posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Gialai Trips:

Videos

Share

Góc thắng cảnh phố núi Pleiku

Hoa Quì Vàng Lạnh Pleiku

Đứng trên núi thấy hàng đèn thị trấn Là thấy mình buốt lạnh mấy ngàn năm Vì đêm nay trời đất lạnh căm căm Nên chợt nhớ chút lửa hồng bếp cũ Nên phải nhớ mắt môi người thiếu nữ Đã nhìn mình rất ấm một ngày xưa Dù mai sau ngày nắng tiếp ngày mưa Nhưng vĩnh cửu chút mơ màng thuở đó

Vì đêm nay tôi thèm nghe sóng vỗ Vỗ nhịp nhàng từng tiếng động bao dung Vỗ cho êm chuỗi hệ lụy vô cùng Đời lang bạt của một người lính thú Sáng hôm qua tôi là người thiếp ngủ Đi một mình lên xuống phố mù sương Phố núi kia ơi, phố có con đường Lên xuống dốc tìm không ra bạn hữu Không có bạn làm sao tôi uống rượu Tôi làm sao sống nổi một ngày đây Phố núi kia ơi, kẻ lạ đông đầy Nhìn gã lính không khác gì gã lính Phố núi kia ơi , một đời phố lạnh Lạnh hoa vàng, núi đỏ, thác đèo cao Lạnh hàng cây, tửu quán, lạnh gần nhau Lạnh thiên cổ, lạnh vào tim máu cạn

Tôi vận rủi làm một người lãng đãng Ngó mong hoài khuất bóng của người em Sáng hôm nay đời sống thật bình yên Sao phố lại đuổi đi người yểu điệu Vườn đá tảng bàn chân em huyền dịu In gót hồng lên lớp bụi đời tôi Là khi tôi hạnh phúc rong chơi Và quên lãng con thú mù phẩn nộ


Other Tourist Information Centers in Pleiku

Show All

You may also like