23/10/2022
LẠC TRONG RỪNG
(tổng hợp bởi )
Phần 2: LẠC CÓ NGƯỜI TÌM KIẾM
Bài này ngắn nên có ghép thêm hai phần khác vào, mình tạm chia làm các phần như sau:
- 2 kiểu cơ bản: LẠC 1 MÌNH và LẠC THEO NHÓM.
- ĐỀ PHÒNG LẠC. Nói về việc bạn cần làm gì để chuẩn bị cho các tình huống xấu nhất.
-CÁC CHÚ Ý KHÁC KHI VÀO RỪNG.
========================================
LẠC MỘT MÌNH
Trước khi vào nơi hoang dã, bạn đã báo tin cho ai đó, nhưng đến ngày hẹn mà các bạn không về (Mình luôn báo tin cho một ai đó rằng mình sẽ đi khảo sát và khi nào về. Luôn cập nhật địa điểm trên bản đồ điện tử và gưởi toạ độ lên face cá nhân phòng trường hợp xấu nhất). Bạn rời khỏi nhóm, đi đâu đó rồi bị lạc. Bạn được giao đi làm nhiệm vụ ở một nơi xa lạ rồi mất tích và những trường hợp tương tựnhư trên, thì người ta sẽ tổ chức những đội cứu hộ đi tìm kiếm các bạn.(tổng hợp bởi )
Nhưng còn bạn ? Bạn phải hành động như thế nào?? Tất nhiên bạn... sẽ bị một cú “sốc” khi biết mình bị lạc. Nhưng bạn hãy bình tĩnh và thư dãn, vì mọi việc không đến nỗi tồi tệ như bạn tưởng đâu. Hãy cố gắng nhớ lại những kỹ thuật và kỹ năng về mưu sinh thoát hiểm mà các bạn đã học (hay đã đọc đâu đó) rồi đem ra áp dụng, những kết quả của các bài học nầy (cho dù rất nhỏ) sẽ giúp bạn tự tin hơn, tạo cho các bạn thêm nghị lực để phấn đấu, vượt qua mọi trở ngại để tồn tại.
Trong khi chờ người đến cứu, các bạn hãy làm theo những lời khuyên sau đây: (tổng hợp bởi )
- Ở YÊN TẠI CHỖ, nếu các bạn không tìm được đường ra và chắc chắn mọi người sẽ phát hiện ra được sự mất tích của các bạn và sẽ tổ chức tìm kiếm. Điều này rất cần thiết cho các bạn, vì nó hạn chế sự tiêu hao sức lực, năng lượng... trong khi các bạn đang thiếu thốn thực phẩm và có thể bị tổn thương.
- TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG CHUNG QUANH, để có thể phát hiện nguồn nước, thực phẩm, chỗ trú ẩn, củi...
- DỰNG LÊN MỘT CHỖ TRÚ ẨN tiện nghi thoải mái, sẽ làm cho các bạn an tâm, thư dãn, bớt căng thẳng, lo sợ...
- TẠO RA CÁC DẤU DỄ NHẬN THẤY để cho những người đi tìm kiếm các bạn (hoặc máy bay bay ngang qua) dễ dàng nhận ra nơi ở của các bạn như: Đốt lửa (ở nơi trống trải), căng những tấm vải màu, quần áo, nón mũ... lên cao hoặc nơi dễ thấy.
- GÂY RA NHỮNG TIẾNG ĐỘNG LỚN như: thổi còi, gõ vào những thân cây rỗng, đốt tre để nguyên cây (sẽ gây ra những tiếng nổ lớn), bắn súng (nếu có)
- GIỮ LỬA CHÁY LUÔN LUÔN nếu nguồn củi hay nhiên liệu cho phép, để làm tín hiệu, xua đuổi thú dữ, thu giãn tinh thần... (nhưng nhớ phải đề phòng cháy rừng)
- KIÊN NHẪN VÀ THẬN TRỌNG. Đừng nóng nảy vội vàng cố sức tìm đường thoát ra, vì có thể làm cho các bạn lạc càng ngày càng xa hơn, gây thêm khó khăn cho những người đi tìm kiếm các bạn.
- HÃY AN TÂM vì cơ thể của các bạn có thể chịu đựng sự thiếu nước trong 3 ngày và thiếu thực phẩm trong 3 tuần. Điều các bạn cần phải làm là ở yên tại chỗ, người ta sẽ tìm thấy các bạn.(tổng hợp bởi )
=======================================
LẠC MỘT NHÓM
Nếu là một nhóm đã có tổ chức sẵn thì không nói làm gì, còn nếu không thì phải chọn một nguời lanh lợi, tháo vát... để bầu làm “Nhóm trưởng”, và các thành viên trong nhóm phải tuyệt đối tuân phục người này.
Nhiệm vụ của Nhóm Trưởng là:
- Phân công cụ thể cho từng người một, tận dụng mọi khả năng, kỹ năng, sở trường của họ.
- Không để một thành viên nào trong nhóm suy sụp tinh thần, gây hoang mang cho cả nhóm (Nhóm Trưởng dù có bị dao động cũng không để lộ ra ngoài)
- Nhóm Trưởng có thể tham khảo ý kiến của tất cả mọi thành viên, nhưng chính mình phải tự quyết định.
- Giải quyết linh động và hợp lý những vấn đề thường xuất hiện trong toán như: mệt nhọc, đói khát, bệnh tật... và những va chạm, cãi cọ, gây chia rẽ...
- Tạo nên một bầu không khí lạc quan, phấn chấn, một tinh thần đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
- An ủi động viên những người bị suy sụp tinh thần.
Đó là sức mạnh và sinh lực giúp nhóm tồn tại để thoát ra khỏi nơi nguy hiểm.(tổng hợp bởi )
======================================
ĐỀ PHÒNG LẠC
Để đề phòng không bị lạc ở trong rừng sâu, nơi hoang dã, các bạn nên làm theo những lời khuyên sau đây:
TRƯỚC KHI VÀO RỪNG HAY NƠI HOANG DÃ:
- Thông báo cho người thân (hay giới chức có thẩm quyền hay vạch tuyến rõ ràng với bên bảo hiểm du lịch) biết các bạn sẽđi đâu? Làm gì? Lộ trình dự kiến?... và khi nào thì các bạn về?
- Rèn luyện thể lực, nhất là đôi chân của các bạn, để có thể vượt qua những chặng đường dài 20 – 30 km một ngày.
- Tập thành thói quen mang theo trong người những vật dụng cần thiết như: dao xếp (không khuyến khích mang multitool vì lỡ làm mất là koi như mất hết), đèn mini, bật lửa, la bàn... nhất là những người thường xuyên đi rừng.
- Không nên rời “TÚI MƯU SINH” khi đi rừng.
- Học tập và rèn luyện khả năng sử dụng tối đa mọi trang bị, thông thạo vềcác kỹ năng mưu sinh thoát hiểm, biết các phương pháp sử dụng bản đồ và la bàn, có kiến thức về thiên nhiên, có thể phân biệt và lý giải được các dấu vết, tiếng động, mùi vị, đặc tính của các vật thể và sự việc chung quanh.
- Biết cách xử lý các trường hợp sơ cứu khẩn cấp và chữa trị bệnh tật.(tổng hợp bởi )
=======================================
CÁC CHÚ Ý KHÁC KHI VÀO RỪNG
1. CÓ BẢN ĐỒ:
- Cứ mỗi 20 – 30 phút, kiểm tra lại điểm đứng của các bạn trên bản đồ, so sánh xem có phù hợp với cảnh quang thực tế chung quanh hay không?
- Theo dõi và so sánh hướng gió và hướng di chuyển của các bạn, nếu thấy gió bị lệch hướng so với lúc ban đầu, hãy kiểm tra lại hướng di chuyển.
- Chọn một điểm chuẩn để đi tới, như vậy, cho dù các bạn có đi vòng vèo,cũng không bị lệch hướng.
- Ghi nhớ thời gian và tốc độ di chuyển của các bạn, để ước tính đoạn đường đã vượt qua.
- Đánh dấu trên bản đồ những điểm đặc biệt dễ nhận thấy (nhưng không có in trên bản đồ) như: cây đại thụ, gộp đá, dị hình, gò mối, hang đá, túp lều thợ rừng, mạch nước...(tổng hợp bởi )
2. KHÔNG CÓ BẢN ĐỒ:
- Để lại dấu vết dễ nhận thấy làm tín hiệu trên đường đi của các bạn như: Vạt một nhát dao vào thân cây, bẽ gãy những cành cây, cột túm những bụi cỏ cao, sắp xếp đá hay cành cây theo một quy ước, cột vải vụn lên các cây nhỏ... Những dấu hiệu này phải dễ dàng phân biệt được với những dấu vết do thú vật hay thiên nhiên tạo ra.
- Phác thảo một sơ đồ, ghi chép những điểm đặc biệt của địa thế, những điểm chuẩn của địa hình, các cảnh quang đặc biệt, đánh dấu những lần đổi hướng.
- Theo dõi và ghi nhớ hướng gió, hướng mặt trời, mặt trăng lặn mọc, quan sát các chòm sao...
Phần 1 ở đây nha: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=3550904464933285&id=100000413008750
tổng hợp bởi
Có sử dụng tài liệu của chú Nguyễn Văn Nhân