Người Tam Hải

Người Tam Hải Con người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về.

Phong tục cưới hỏi miền Trung - Giản đơn mà chặt chẽCha ông ta ngày xưa, để cưới gả một đôi trai trái nên vợ chông, phải...
01/09/2023

Phong tục cưới hỏi miền Trung - Giản đơn mà chặt chẽ
Cha ông ta ngày xưa, để cưới gả một đôi trai trái nên vợ chông, phải trải qua 6 bước gọi là lục lễ, diễn ra trong vòng ba năm mới hoàn tất. Theo thời gian cuộc sống ngày càng phát triển, nghi thức lễ miền Trung đã rút ngắn bớt những thủ tục rườm rà hay những sính lễ cầu kỳ để đám cưới diễn ra nhanh gọn hơn.
Nếu nhà của hai bên đường xá xa xôi thì đám hỏi cũng có thể gộp chung với đám cưới. Thay vào đó, sính lễ ăn hỏi được bày lên trước, sau đó nhà gái mang cất đi, rồi nhà trai lại bày ra những vật phẩm cho lễ cưới.
Sau đây là trình tự cưới hỏi theo nghi thức miền Trung bao gồm 3 bước:
• Lễ dạm ngõ
• Lễ đi hỏi
• Lễ cưới
Lễ dạm ngõ miền Trung
Nghi lễ dạm ngõ, cha mẹ nhà trai mang một chai rượu và chuẩn bị khay trầu cau sang nhà gái đặt vấn đề xin cưới cô gái.
Lễ đi hỏi (lễ đính hôn)
Lễ vật đi hỏi gồm năm khay mâm quả: Mâm trầu cau với 105 quả cau với ý nghĩa thay cho câu nói trăm năm hạnh phúc; mâm quả trà và rượu, bên cạnh còn có phong bì tiền để góp phần dọn tiệc hô trọ nhà gái chuẩn bị cho đám hỏi hôm đó cùng với đôi bông tai vàng hoặc nhẫn vàng; bánh kem đính hôn; nem chả với số lượng chẵn cặp; mâm ngũ quả được khắc đôi long phụng trang nghiêm. Cũng có nhà theo phong tục cũ đi thêm một mâm quả bánh su sê.
Ngoài những quà sính lễ như vòng tay, nhẫn hoặc hoa tai vàng, mẹ chồng còn trao thêm cho cô dâu một phong bì tiền mừng dâu. Còn phong bì trong mâm quả sẽ đưa cho ba mẹ cô dâu. Số tiền này ngay sau đó cũng được ba mẹ cô dâu trao lại cho hai vợ chồng. Vào lúc nhà trai ra về, các khay mâm quả phải lật ngửa nắp để cho thấy nhà gái đã tiếp nhận lễ vật.
Lễ cưới
Trước khi vào nhà gái, đoàn rước dâu sẽ cử một người trong số họ tộc mang theo một khay rượu vào nhà cô dâu để trình giờ xin được cho phép nhà trai vào làm lễ. Nếu bên nhà gái có bày bàn thờ gia tiên, thì nhà trai phải mang theo đôi nến hồng để gắn lên chân nến đã đặt sẵn trên bàn thờ.
Ở miền Trung, tổng số sính lễ phải là số chẵn, và thường được chọn số dựa trên số sinh hoặc lão (tương ứng là sinh, lão, bệnh, tử). Vì vậy số lượng người bưng khay mâm quả cũng phải là số chẵn để phù hợp với số mâm quả.

Ngày nay, không còn quan niệm cũ là mẹ cô dâu không được đưa cô dâu đến tiệc cưới, bởi vì họ quan niệm là mẹ cô dâu đưa đi theo nghĩa đen của người xưa là “bán con”. Mà thay vào đó, mẹ cô dâu sẽ đi một xe khác chứ không đi chung với đoàn đưa dâu của nhà mình.
Sau khi lễ cưới kết thúc tại nhà trai, nhà gái ra về, cô dâu chú rễ bưng khay trầu và thuốc lá đứng tiễn. Bên nhà gái sẽ lấy một miếng tràu hoặc một điếu thuốc và bỏ lại vào khay vào đồng tiền lẽ mang ý nghĩa trả lễ. Mệnh giá sẽ dao động từ 1000 đến 100.000 đồng để cầu may mắn cho đôi trai gái trăm năm hạnh phúc. Sau ba ngày cưới, đôi vợ chồng mới cưới sẽ trở về gia đình cô dâu để thăm ba mẹ và ông bà, đây gọi là lễ phản bái hay lại mặt. Cũng có nhiều gia đình không câu nệ và cho phép họ về lại mặt ngay sau ngày cưới.

Lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Phủ ủy Tam Kỳ và 40 năm thành lập huyện Núi Thành .
19/08/2023

Lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Phủ ủy Tam Kỳ và 40 năm thành lập huyện Núi Thành .

Hình ảnh trao học bổng 10 năm giải khuyến học Trình Thị Phương & 3 năm chăm lo giải khuyến học HS- SV mồ côi không nơi n...
17/08/2023

Hình ảnh trao học bổng 10 năm giải khuyến học Trình Thị Phương & 3 năm chăm lo giải khuyến học HS- SV mồ côi không nơi nương tựa (15-8-2023). Chuẩn bị khai trường năm học mới

Nguồn Thầy Bùi Quang

Hoài niệm quê với: KHOAI LANG ĐẤT CÁT Cái câu: “Tối ăn khoai đi ngủ – Sáng ăn củ đi làm” nó nằm lòng với tôi ngày xưa. T...
08/08/2023

Hoài niệm quê với: KHOAI LANG ĐẤT CÁT
Cái câu: “Tối ăn khoai đi ngủ – Sáng ăn củ đi làm” nó nằm lòng với tôi ngày xưa. Tuy vậy, đọc cũng chỉ là đọc cho suông chứ đâu hiểu hết về nó. Lớn lên mới thấy thấm thía vì khoai với củ ở đây là một. Ngụ ý ông bà ta lúc ấy muốn nói rằng cuộc sống vất vả ngày 2 bữa sáng tối toàn khoai, chỉ có một bữa trưa là có tí cơm thôi.
Dạo ấy bức tranh kinh tế ở vùng nông thôn như quê tôi thì nó khoác một màu ảm đạm vô cùng. Những người được cho là giàu thì cũng đếm đủ trên đầu ngón tay và chỉ nằm loanh quanh cái chợ Kỳ Chánh. Còn lại trải dài trên toàn Xã số ít thì tạm đủ ăn, còn lại là nghèo và rất nghèo. Đất sản xuất nông nghiệp dành cho cây lúa thì ít và bạc màu, lúa ăn không giáp hạt; phần lớn là đất cát, trồng khoai và…khoai. Thế nhưng rồi ông trời ổng cũng thương quê tôi. Cái vùng đất cát trắng ấy lại hợp với cây Khoai Lang đến lạ. Hằng năm, tùy theo đất khô hay đất im, tùy theo mùa mà trồng được 1 hay 2 vụ. Đầu tư vào cây khoai Lang ngày ấy cũng không có gì nhiều, chủ yếu bỏ công sức. Phân thì được làm từ phân chuồng vì nhiều nhà có trâu, bò để làm sức kéo chủ lực. Chất độn bên trong thì bằng lá cây rừng, rong Hẹ, rong Mền, rong Lá Đậu vớt dưới giòng Trường Giang hoặc lá Bần, Mắm ven sông. Đất được tém luống, sau đó đổ chất độn và phân chuồng rồi vun thành hàng cao độ 60cm để trồng. Giống khoai thì nhiều loại vô kể như Trời Sa, Ngỗng Hổ, Ngỗng Ngéo, Muối, Đỏ Ruột…sau này có thêm khoai Tím, khoai Lai. Cái khổ nhất vẫn là đi mua giống vì ở quê mình có rất ít đất giâm khoai lấy ngọn làm giống nên phải mua ở xa. Khi đến mùa, nhà nhà tập trung đi mua ngọn giống ở các nơi như Kỳ Hưng (Tam Xuân), Kỳ Trung (Tam Tiến), Hà Lam…Dây khoai đem về đoạn thành khúc độ chừng hơn gang tay rồi sắp xâu thành ghim. Thuở ấy khi vào mùa, đi dạo một vòng ven chân của các động cát, trảng cát, các sằm ruộng khô ở quê tôi từ Mỹ Sơn đến Tiên Xuân lên Xuân Ngọc đâu đâu cũng khoai và khoai. Khi thu hoạch, khoai được đào lên bứt lấy củ đem về phân loại. Củ lớn dài để dành xắt măng (xắt cọng dài hình vuông); củ trung bình để xắt lát và nấu ăn tươi; củ nhỏ và chạc rễ để nấu hoặc xắt làm thức ăn cho chó mèo, gà vịt. Khi xắt xong đem phơi khô độ chừng 4-5 nắng, thấy khoai giòn là cho vào Phuy, Ghè, Vại… để dành ăn dần quanh năm. Khoai Lang thì nhiều giống và mỗi loại có đặc trưng riêng. Khoai Lang đất cát bở ráo với mùi thơm dể chịu. Đặc biệt giống khoai Trời Sa là đỉnh hơn tất cả. Giòng này ăn bở rít cuống họng rất khó nuốt nhưng vị bùi, thơm không lẫn vào đâu được. Giòng khoai Muối và Đỏ Ruột thì mềm nên người dân quê tôi khi ấy nói là dễ đưa (nuốt). Nhà nào cũng thế, ngày ngày đánh vật từng bữa ăn với khoai lang. Sáng ngủ dậy thấy nồi khoai to tướng, chiều đi về thấy to tướng nồi khoai. Thức ăn đi kèm với mỗi bữa “khoai” cũng chỉ là chén muối mè (vừng), muối đậu, muối trái Dầu Lai. Nhà nào kha khá hơn chút thì có được chén mắm nục, mắm kình, cá thính nguyên con đem chưng nóng, hoặc có ít cải muối đem xào tí dầu là đủ làm bệ phóng “để đưa em vào hạ”. Khi hết mùa ăn khoai tươi thì chuyển qua ăn khoai khô dự trữ. Lát khoai Lang khô được nấu chung với gạo còn gọi là “ghế” khoai. Cả nhà 5-6 miệng ăn chứ cũng chỉ nấu mỗi bữa có 1 lon gạo, còn lại là khoai. Bởi thế nên khi ấy, mỗi lúc ăn cơm là phải xới khoai thật nát trộn lẫn vào cơm cho dễ ăn, đỡ ớn và đỡ lựa. Ngày ấy thèm cơm quá nên nếu không xới đều thì cơm sẽ nằm dưới và người có tánh háu ăn, dùng cái Vẹm đào sâu xuống dưới đáy nồi, xúc một miếng là sạch sành sanh phần cơm, còn lại chỏng chơ khoai với khoai. Khoai Lang khô nấu thật chín đem xới với đường bát đen ăn ngon lắm nhưng lúc đó nhà quê mấy ai mua được bát đường. Ngoài ra khoai Lang còn được làm khoai chà, khoai trụng để ăn thêm ngoài bữa chính. Mùa khoai Lang đi qua thì mùa khoai Xiêm (Sắn cây trồng lấy cũ) lại tới. Quanh năm quê mình khoai đuổi khoai, cơm chạy xen lẫn trong đó như một trò chơi trốn tìm. Khoai Xiêm khi ấy cũng nhiều giống như khoai Gạo, khoai Bún, khoai Nãi, Lùn, H34.... mỗi loại cũng có một hương vị riêng và một cách nấu riêng. Nhiều nhà nó cũng túc trực thường xuyên trên mâm cơm. Dòng khoai Xiêm có loại ăn hiền nhưng cũng có loại ăn tươi rất độc nên lúc ấy thường có hiện tượng say khoai Xiêm. Khoai Lang khác khoai Xiêm ở chổ được cái rất lành. Ít khi nào ăn nó mà ảnh hưởng đến sức khỏe, vậy mới ăn được nhiều. Ông bà ta hay bảo: ăn nó nhuận trường.
Đã qua rồi cái thời sáng khoai chiều củ. Đã qua rồi cái thời truyền miệng: “Khoai Lang đất cát khoai Lang sùng – Lấy chồng đất cát lấy thằng khùng sướng hơn”. Ngồi nhắc lại chuyện xưa một chút để đừng vội quên. Cái tấm thân ngày nay có được chút da, chút thịt cũng là nhờ cái củ khoai Lang ấy trụ trì qua mùa giông bão nay mới có thân xác để hồi sinh. Nhắc lại thời ấy để những người đã biết thì cố gắng để mà nhớ, những người chưa biết thì hiểu thêm để mà trân trọng hơn cái có được của ngày hôm nay. Cái củ khoai mang trong mình một chất bột hiền hòa, không ngon lắm nhưng cũng chẳng dỡ, không ngọt lắm nhưng cũng chẳng chua và không quý giá mấy nhưng cũng góp phần chủ lực cho sự tồn vong của một đoạn đời người dân quê mình, để những con chip, con “IQ” ngày nay có được chuổi thăng hoa mà bay cao, bay xa.
Bạn nhớ, tôi nhớ và mọi người cũng sẽ nhớ: chảy trong dòng máu mình có vị ngọt đúc kết từ nắng mưa của giòng Khoai Lang đất Cát !!!

Nguồn FB Hồ Quang Dương ( Đất người Tam Anh )

28/07/2023
VỀ THÔI EM                                             Em ra không, mai anh về đất Quảng.                               ...
28/07/2023

VỀ THÔI EM

Em ra không, mai anh về đất Quảng.
Trời miền Nam giáp tết quá nôn nao.
Thèm chi mô một chén rượu hồng đào,
Dẫu chưa uống - chỉ say từ câu hát.

Em ở biển ngọn khoai trườn nổng cát,
Anh trên nguồn đá chẹn củ mì eo
Cả đời cha cày bới lượm đói nghèo
Vẫn khen đất mình chưa mưa đà thấm.

Biển dưới em con cá chuồn ngon lắm,
Trên nguồn anh trái mít phải lòng theo,
Lận đận một đời quảy gánh gieo neo,
Nuôi con lớn mẹ lên nguồn xuống biển

Đất dễ thấm - dễ mềm lòng quyến luyến,
Người đi xa nhớ muối mặn gừng cay
Đờn Miếu Bông ai chọn phím so dây,
Để ta khóc theo chuyến tàu hối hả ?

Về thôi em, bận lòng chi xứ lạ.
Sông Thu ta dẫu bên lở bên bồi,
Dẫu mỗi năm mỗi nước lụt cuốn trôi,
Cây măng sậy vẫn bám bờ xanh mãi.

Chắc vườn xưa chừ ửng vàng hoa cải,
Cha mẹ trông ta - mòn Hòn Kẽm Đá Dừng!

Cuối năm 1997
(Dương Quang Anh, Tuyển tập thơ Quảng Nam Chưa mưa đà thấm,
Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1998)

Nguồn gốc tên Quảng Nam
27/07/2023

Nguồn gốc tên Quảng Nam

❌NÓNG PHỎNG TAY❌Lịch thi đấu bóng đá nam huyện Núi Thành, Quảng Nam năm 2023Bà con lưu lại rồi đi cổ vũ nhé 🥰Dự đoán 1 t...
23/07/2023

❌NÓNG PHỎNG TAY❌

Lịch thi đấu bóng đá nam huyện Núi Thành, Quảng Nam năm 2023
Bà con lưu lại rồi đi cổ vũ nhé 🥰
Dự đoán 1 trong 16 đội bóng sẽ là nhà vô địch trong năm nay 🤣🤣

👉 Một số hoạt động khai mạc hội trại hè năm 2023.❤❤❤ Nguồn FB Kim Yến
22/07/2023

👉 Một số hoạt động khai mạc hội trại hè năm 2023.❤❤❤
Nguồn FB Kim Yến

Mô hình "Bãi biển xanh- sạch- đẹp thôn Đông Tuần" đang được bà con chung tay xây dựng hiệu quả, ý nghĩa và thiết thực. H...
21/07/2023

Mô hình "Bãi biển xanh- sạch- đẹp thôn Đông Tuần" đang được bà con chung tay xây dựng hiệu quả, ý nghĩa và thiết thực. Hãy cho đi rồi sẽ được nhận lại.

Nguồn FB Kiều Huỳnh

19/07/2023

Một bài hát về Tam Hải

Tên gọi phủ Tam Kỳ bắt đầu có từ cuối năm 1906 bao gồm vùng đất thuộc TP.Tam Kỳ, các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phư...
17/07/2023

Tên gọi phủ Tam Kỳ bắt đầu có từ cuối năm 1906 bao gồm vùng đất thuộc TP.Tam Kỳ, các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phước, một phần Bắc Trà My ngày nay. Trước đó vùng này là huyện Hà Đông thuộc phủ Thăng Hoa (Thăng Bình), Quảng Nam.
Xa hơn, đây chính là đất Chiêm Động của người Chiêm sáp nhập lãnh thổ Đại Việt sau chiến thắng của cha con Hồ Quý Ly vào năm 1402.
Phan Khoang trong sách “Việt sử xứ Đàng Trong” cho biết: “Tháng 7, Hán Thương đem đại binh đi đánh Chiêm Thành…Vua Chiêm sai Bố Điền đến dâng một con voi trắng một con voi đen, phương vật và xin dâng đất Chiêm Động để yêu cầu rút quân… Họ Hồ chia đất Chiêm Động và Cổ Lũy làm 4 châu là Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, đặt lộ Thăng Hoa thống lĩnh 4 châu”. Châu Thăng sau thành các huyện Duy Xuyên và Thăng Bình, châu Hoa là vùng đất thuộc huyện Hà Đông rồi phủ Tam Kỳ sau này.
Sau cuộc Nam chinh của Lê Thánh Tông năm 1471, theo “Thiên Nam dư hạ tập”, vào năm 1490 hai châu Thăng và châu Hoa hợp nhất thành phủ Thăng Hoa. Phủ Thăng Hoa lúc này có 3 huyện Hà Đông, Lê Giang (Lễ Dương) và Hy Giang (Duy Xuyên). Danh xưng Hà Đông, tiền thân của Tam Kỳ bắt đầu từ đó.
Thử điểm qua một vài cuốn địa chí và di cảo để biết thêm sự thay đổi của vùng đất này qua các thời kỳ.
Sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn viết năm 1776, huyện Hà Đông trực thuộc phủ Thăng Hoa có 59 đơn vị gồm 27 xã, 30 vi tử và 2 nhiêu phu. Nhìn vào danh sách các làng xã này tôi lấy làm ngạc nhiên vì một số địa danh ngày nay lại nằm trong địa phận thị xã Điện Bàn như La Thọ, Bì Nhai, Hạ Nông, Câu Nhi….
Sách “Địa bạ Gia Long” viết trong thời kỳ 1812 - 1818, huyện Hà Đông thuộc phủ Thăng Hoa có 4 tổng là Chiên Đàn, Đức Hòa Trung, Tiên Giang Thượng, Vĩnh Hòa Trung và 4 thuộc là Chu Tượng, Hà Bạc, Hội Sơn Nguyên, Liêm Hộ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã thống kê được huyện Hà Đông lúc đó có 119 xã, 31 thôn, 3 phường, 2 giáp, 6 ấp, 3 tộc và 2 trại. Tổng Chiên Đàn Trung gồm phần lớn vùng đất thuộc TP.Tam Kỳ ngày nay.
Lỵ sở của huyện đặt tại làng Chiên Đàn, nay là xã Tam An, huyện Phú Ninh. Các xã, thôn địa đầu của huyện là Tà Mi (nay thuộc Bắc Trà My), Hòa Vân (Núi Thành), Tỉnh Thủy (Tam Thanh, Tam Kỳ).
Sách “Đại Nam nhất thống chí” viết dưới thời Tự Đức từ 1865 - 1882 không liệt kê số làng xã nhưng tóm lược một số nét về huyện Hà Đông: “Ở cách phủ Thăng Bình 33 dặm về phía nam, Đông Tây cách nhau 94 dặm, Nam Bắc cách nhau 70 dặm. Phía đông đến biển 13 dặm, phía tây đến Tranh giang giáp động Man 81 dặm, phía nam đến địa giới huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi 64 dặm; đời Trần đặt châu Hoa, đời Lê đổi tên hiện nay, lệ vào phủ Thăng Hoa, bản triều vẫn theo như thế. Lãnh 6 tổng, 224 xã phường, châu… Thành huyện chu vi 45 trượng, cao 5 thước mở hai cửa”.
Sách “Đồng Khánh địa dư chí” viết trong thời gian từ 1887 - 1890, huyện Hà Đông có ranh giới: Bắc giáp huyện Lễ Dương, nam giáp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đông giáp Biển Đông, tây giáp Man động ở sông Tranh. Chiều bắc nam của huyện dài 77 dặm (44km), chiều đông tây dài 94 dặm (54km).
Huyện gồm 6 tổng, 223 xã, thôn, phường gồm: tổng Tiên Giang Thượng (55 xã, thôn), tổng Đức Hòa Trung (54 xã, phường ấp), tổng Vinh Quý Trung (48 xã, thôn ấp), tổng Chiên Đàn Trung có 31 xã thôn, tổng An Hòa (21 xã, thôn, phường), tổng Phú Quý Hạ (14 xã, thôn, phường).
Từ năm 1842, huyện lỵ đã dời về thôn An Hòa xã Tam Kỳ thuộc tổng Chiên Đàn, cách lỵ sở cũ khoảng 5km (dấu tích hiện còn ở sau trụ sở UBND phường An Mỹ).

Tháng 7/1906 huyện Hà Đông được nâng lên thành phủ không còn thuộc phủ Thăng Bình và sau đó vào tháng 3/1907 thì đổi thành phủ Tam Kỳ. Cũng trong thời gian này nhận thấy vai trò quan trọng của phủ Tam Kỳ, người Pháp đã cho thành lập Tòa Đại lý Tam Kỳ.
Năm 1916, sau cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quang Phục hội, người Pháp đã ra lệnh tách phần phía tây phủ Tam Kỳ để thành lập huyện Tiên Phước. Sách “Đại Nam thực lục phụ biên đệ thất kỷ” viết: “Trích các tổng thượng du của hai phủ Thăng Bình và Tam Kỳ đặt làm thành một huyện mới vì địa thế phủ Tam Kỳ kéo dài quản trị không hết”.
Có lẽ trong dịp này phủ Tam Kỳ cũng được tổ chức lại với rất nhiều thay đổi. Đến năm 1920, theo tạp chí của Hội Đô thành Hiếu cổ - Bulletin des Amis du Vieux Hue (dẫn lại của Nguyễn Phước Tương) thì phủ Tam Kỳ có 7 tổng với 157 xã: tổng Chiên Đàn (29 xã), An Hòa (18 xã), Phước Lợi (19 xã), Đức Hòa (21 xã), Đức Tân (19 xã), Phú Quý (24 xã), Vinh Quý (27 xã).
Phủ Tam Kỳ tồn tại cho đến sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thì đổi thành huyện (1946 - 1954) rồi thành quận (1954 - 1975). Sau 1975 lại trở lại huyện như trước 1954 và tổ chức hành chánh có nhiều thay đổi. Từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay có mấy mốc thay đổi lớn như sau:
Năm 1962 dưới thời Việt Nam cộng hòa, tỉnh Quảng Nam được chia tách thành hai đơn vị hành chánh là Quảng Nam và Quảng Tín. Tam Kỳ lại phải cắt một phần ở phía nam để thành lập quận Lý Tín (Sắc lệnh số 162 NV ngày 31/7/1962).
Năm 2005, Tam Kỳ lại cắt 10 xã ở phía tây để thành lập huyện Phú Ninh (Nghị định số 01/2005/NĐ-CP ngày 5/1/2005).
Danh xưng Tam Kỳ từ 2005 đến nay là TP.Tam Kỳ chỉ gồm một phần rất nhỏ của phủ Tam Kỳ xưa.
Chỉ 2 năm sau ngày mang tên phủ Tam Kỳ, địa danh này đã nổi tiếng với “tiếng hô hùng khí” của Trần Thuyết và tiếng “dạ” của dân 7 tổng trong cuộc dân biến năm 1908 làm tên ác ôn Trần Tuệ phải chết khiếp trước uy lực của Dân quyền và 10 năm sau (1916) phủ Tam Kỳ lại “lừng danh” là nơi duy nhất trên cả nước thực sự xảy ra cuộc khởi nghĩa vũ trang của Việt Nam Quang phục hội.
Thành phố mang tên Tam Kỳ ngày nay tuy là một đô thị loại 2 nhưng chỉ chiếm chưa đầy 20% diện tích lãnh thổ ban đầu. Chính vì vậy thành phố đang phải giải quyết “hiệu ứng chiếc áo chật” cho một cơ thể đang phát triển!

Cây ủ ma tuổi thơMùa đông lúc nào cũng buồn. Nhưng với bọn trẻ con xóm tôi ngày xưa lại có những niềm vui. Có niềm vui c...
17/07/2023

Cây ủ ma tuổi thơ

Mùa đông lúc nào cũng buồn. Nhưng với bọn trẻ con xóm tôi ngày xưa lại có những niềm vui. Có niềm vui chiều chiều theo cha lội bì bõm giăng lưới. Có niềm vui ra ruộng rồi cùng đám bạn bắt chuồn chuồn cào. Và có cả niềm vui mỗi sáng ngủ dậy đợi trái ủ ma chín rụng sau vườn.
Trái ủ ma chín vàng ươm, cơm vàng mịn như lòng đỏ trứng gà luộc chín, ăn bùi bùi, ngọt ngọt, trái nào cơm nhão thì ngọt hơn. Có nơi gọi là trái trứng gà. Đến bây giờ tôi vẫn chẳng rõ ủ ma có nghĩa là gì. Chỉ biết rằng ủ ma đã trở thành tên gọi của kỷ niệm tuổi thơ êm đềm.
Ở quê tôi ngày xưa, hầu như nhà ai cũng có cây ủ ma trong vườn. Ngày nhỏ tôi vẫn hay tự hỏi, chẳng biết cây ủ ma từ đâu đến. Ngày ấy, tôi vẫn tin vào “thuyết” chim ăn nhả hạt, nhưng hạt trái ủ ma to thế, chim nào nhả được. Cây ủ ma trong vườn từ đâu đến, đó là cả một câu hỏi lớn suốt cả tuổi thơ.
Nhưng rồi cũng mau chóng quên thôi, bọn trẻ con thì chẳng quan tâm được một điều gì lâu cả. Niềm vui từ trái ủ ma hấp dẫn tôi hơn câu hỏi nhức đầu kia. Tôi nhớ mỗi sáng mùa đông ngủ dậy, hãy còn nằm kỹ trong mền, tôi đã thử đoán sáng nay có mấy trái ủ ma rụng. Má bảo, ủ ma chín cây rụng xuống ăn ngon hơn trái hườm hái về giú. Rồi chẳng phải đoán già đoán non nữa, tôi vùng dậy và bước ra vườn, lúc nào cũng được mấy trái chín. Cây ủ ma sau vườn đông nào cũng trĩu quả và sáng nào cũng hào phóng với tôi.
Bây giờ mỗi lần về quê, tôi đều đi tìm trái ủ ma để ăn. Nói thật thì bây giờ ăn thấy trái ủ ma không ngon lắm. Nhưng bao nhiêu kỷ niệm lại ùa về làm trời đông bỗng dưng ấm lại, làm đầy lòng mình bao hạnh phúc đơn sơ. Ngày bé, sao mà trái ủ ma ngon rứa. Ăn bao nhiêu cũng thấy bùi, thấy ngọt, ăn mấy trái rồi mà vẫn cứ thấy ngon. Ngày ấy mặc không đủ ấm, ăn nhiều bữa chưa no mà chẳng mấy khi thấy lạnh đói.
Bây giờ, mỗi khi đông về, trong cái lạnh đôi khi làm lòng mình tê tái, tôi lại hay nhớ về những ngày đông thuở nhỏ, nhớ về ngôi nhà ngày xưa có cây ủ ma lặng lẽ trong vườn. Có thể với nhiều người, cây ủ ma chẳng có gì đặc biệt. Nhưng với tôi, đó là món quà tuyệt vời nhất của mùa đông. Bởi ủ ma gần như là loài cây duy nhất cho trái chín giữa trời đông mưa lạnh, như hiểu biết và niềm tự hào của bọn trẻ chúng tôi ngày ấy. Và bởi cây ủ ma trĩu quả sau vườn là cả một góc trời kỷ niệm ấm áp yêu thương của tuổi thơ tôi…

15/07/2023
Những thông tin gây thất thiệt và hiểu lầm về Biển… Rác ở biển chủ yếu là ở cửa sông đổ ra, là rác theo mùa, theo ngày, ...
11/07/2023

Những thông tin gây thất thiệt và hiểu lầm về Biển

… Rác ở biển chủ yếu là ở cửa sông đổ ra, là rác theo mùa, theo ngày, theo gió, thậm trí buổi sáng không có rác nhưng đến chiều là bãi biển ngập rác rồi, rác còn liên quan đến con trăng. Ý thức người ngư dân không cao nhưng số lượng rác họ thải ra không là gì so với ở cửa sông đổ ra cả.

Biển nào sạch rác thì do chủ yếu người dân hoặc chính quyền chịu khó đi nhặt, hy vọng một ngày không xa quê mình sẽ sạch đẹp hơn

👉  Sáng nay hội xã ra quân Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới; Ngày Đại dương thế giới; hành động vì môi trường năm 2023...
05/06/2023

👉 Sáng nay hội xã ra quân Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới; Ngày Đại dương thế giới; hành động vì môi trường năm 2023. 🌲🌲
🌲 👉 bên cạnh đó chi hội phụ nữ thôn Tân Lập đảm nhận công trình phần việc của hội chọn tuyến đường tổ Đoàn kết số 2 thôn Tân lập
gắn bản tuyến đường tự quản Xanh -Sạch -Đẹp -An toàn 🌳🌳🌳
Hãy "Tử tế với môi trường", mỗi người một hành động nhỏ góp phần làm cho môi trường Xanh _Sạch _ Đẹp

HÃY LÀ NGƯỜI CÓ Ý THỨC KHI THAM QUAN VÀ DU LỊCH🫶Hãy để dấu chân và những khoảnh khắc đẹp ở lại thay vì là những bao rác ...
28/05/2023

HÃY LÀ NGƯỜI CÓ Ý THỨC KHI THAM QUAN VÀ DU LỊCH🫶

Hãy để dấu chân và những khoảnh khắc đẹp ở lại thay vì là những bao rác thải sau một chuyến đi…

Hưởng ứng “Ngày chủ nhật xanh”, tuổi trẻ thanh niên Tam Hải đã đến dọn dẹp và trả lại một Hòn Mang Hòn Dứa sạch sẽ không còn những bao nilong, lon nước ngọt, thức ăn hôi thối và cả chiếu gối mền…😨

Những hành động bảo vệ môi trường cần tuyên truyền rộng rãi và ý thức cần được nâng cao.

Hoan hô hành động đẹp của các bạn Đoàn viên thanh niên Tam Hải👍

Nguồn FB Tam Hải

Thông báo! Làm Căn Cước công dân cho Bà con Quảng Nam sống tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.- Trong những ngày văn hoá đồn...
18/05/2023

Thông báo!
Làm Căn Cước công dân cho Bà con Quảng Nam sống tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.
- Trong những ngày văn hoá đồng hương tổ chức tại công viên Đầm Sen từ ngày 02/06 đến ngày 04/06/2023 Công An tỉnh Quảng Nam sẽ vào làm căn cước công dân cho bà con chưa có điều kiện về quê để làm.
- Nhờ bà Con đồng hương thông báo rộng rãi cho bà con biết

Nguồn FB Nguyễn Kim Thương

THÔNG BÁONgày 17/5/2023, giải đua thuyền truyền thống Phát thanh truyền hình tỉnh Quảng Nam được tổ chức tại sông Chợ, T...
16/05/2023

THÔNG BÁO
Ngày 17/5/2023, giải đua thuyền truyền thống Phát thanh truyền hình tỉnh Quảng Nam được tổ chức tại sông Chợ, Tam Anh Nam. Quý vị tranh thủ đón xem nhé. Một giải quy mô hoành tráng quy tụ các thuyền đua nổi tiếng của các huyện thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Núi Thành là chủ nhà sẽ có các thuyền đua của Tam Hải, Tam Hòa, Tam Tiến rất mạnh. Cầu Tam Hòa và bờ kè Khu dân cư Phú Long là điểm checkin và mục kích tuyệt vời.

Mì Quảng trộnMì Quảng, món ăn dân dã của quê hương xứ Quảng từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc của nhiều người. Tuy n...
13/04/2023

Mì Quảng trộn

Mì Quảng, món ăn dân dã của quê hương xứ Quảng từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, ngoài mì Quảng còn một món cũng được chế biến từ những lá mì, được gọi là mì Quảng trộn. Thực ra mà nói, mì trộn thì vùng nào, nước nào cũng có, nhưng mì Quảng trộn ở xứ Quảng mang hương vị riêng, không lẫn vào đâu được và cũng không giống với bất kỳ món mì trộn nào.
Ở quê tôi, mì Quảng trộn thường dùng trong những ngày nhà giỗ chạp. Thực phẩm dùng kèm theo để làm mì trộn là tôm, thịt. Tôm phải là tôm khô, nếu không có tôm khô có thể thay thế bằng tôm nước lợ. Thịt ba rọi luộc chín, xắt nhỏ như hạt lựu. Tôm sau khi lột vỏ trộn chung với thịt và hành tím rồi băm nhuyễn, cho các loại gia vị như tiêu, bột ngọt, nước mắm vào, trộn đều lên. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào phi hành tỏi cho thơm rồi trút tôm thịt vào đảo qua đảo lại vài lần cho thấm. Khi nghe mùi thơm theo làn hơi bốc lên lan tỏa cả gian bếp thì tắt lửa, đợi chảo bớt nóng, cho mì Quảng xắt sợi, đậu phộng rang, một ít nước mắm ớt tỏi vào trộn đều. Để món ăn thêm ngon, khi cho ra đĩa nhớ rải lên bề mặt một ít ngò thơm và hành lá xắt nhỏ.

Mì Quảng trộn ăn với bánh tráng mới “đúng bài”. Hương vị béo ngọt của tôm thịt, mùi thơm của hành, âm thanh rôm rốp của bánh tráng nướng giòn, tất cả làm nên một món ăn đậm đà hương vị.

Nguồn

Mì Quảng, món ăn dân dã của quê hương xứ Quảng từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, ngoài mì Quảng còn một món cũng được chế biến từ những lá mì, được gọi là mì Quảng trộn. Thực ra mà nói, mì tr....

Có một người sang sôngBỏ người yêu năm cũGiữa một chiều sương phủKhói trên sông lững lờMột mình đứng bơ vơNhìn người yêu...
23/02/2023

Có một người sang sông
Bỏ người yêu năm cũ
Giữa một chiều sương phủ
Khói trên sông lững lờ
Một mình đứng bơ vơ
Nhìn người yêu hờ hững
Bỏ đi xa lấy chồng

BÀN GIAO NHÀ CHO NGƯ DÂN NGHÈO                           ❤️❤️❤️❤️❤️   🌹Sáng nay (16/02/2023), Hội CTĐ tỉnh phối hợp với ...
16/02/2023

BÀN GIAO NHÀ CHO NGƯ DÂN NGHÈO
❤️❤️❤️❤️❤️

🌹Sáng nay (16/02/2023), Hội CTĐ tỉnh phối hợp với Hội CTĐ huyện Núi Thành tổ chức bàn giao nhà nhân đạo cho 4 ngư dân tại xã Tam Hải. Đây là những hộ ngư dân nghèo nằm trong Chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo” do TW Hội phát động. 🌻🌻🌻
P/s: Kinh phí xây dựng mỗi căn nhà trị giá từ 145 triệu đến 400 triệu đồng (trong đó Hội CTĐ hỗ trợ 50 triệu, còn lại gia đình, cộng đồng đóng góp).🇻🇳🇨🇭❤️🌻🍀🌺🌹🌸

Nguồn FB Diệp Võ

Công tác chuẩn bị khá chỉn chu và củng rất chi là này nọ của bà con TĐK số 5 thôn Thuận An  trong ngày hội cúng lăng 25 ...
14/02/2023

Công tác chuẩn bị khá chỉn chu và củng rất chi là này nọ của bà con TĐK số 5 thôn Thuận An trong ngày hội cúng lăng 25 tháng giêng.Mong ngày hội thành công tốt đẹp ❤️

NHỚ MỘT TRÒ CHƠI CỦA TUỔI THƠ...!                                                                 Tạt lon là một trò chơ...
13/01/2023

NHỚ MỘT TRÒ CHƠI CỦA TUỔI THƠ...!

Tạt lon là một trò chơi mà không đứa trẻ nào lớn lên từ nông thôn, xóm làng, phố thị đều biết...
Hồi nhỏ, những buổi chiều sau giờ học, về tới nhà là tôi nhanh chóng đặt cặp vào ngăn tủ rồi mau chân chạy ra sân hú hí inh ỏi với chúng bạn đang chờ. Trên cái sân trống và rộng ấy, chúng tôi, cả chục đứa bạn thường xuyên cùng chơi trò tạt lon. Vui hơn khi có con gái cùng tham gia...
Cái lon sữa bò dùng xong được rửa sạch, thậm chí không cần rửa cũng được, chúng tôi vẫn dùng làm dụng cụ trong trò chơi. Tôi thường cầm miếng gạch vỡ vạch một vòng tròn, có khi thì vẽ một hình vuông trên nền đất rồi đặt cái lon dựng đứng giữa khung. Sau một lúc "oảnh tù tì", đứa bị phạt có nhiệm vụ dựng lại lon khi cả đám tạt. Rồi sau đó, mỗi đứa đứng lùi cách xa khung một khoảng chừng bảy tám bước, đứng sau một vạch thẳng, trên tay cầm một chiếc dép, lần lượt tạt, cũng có khi hai ba đứa cùng cho chiếc dép bay vào mục tiêu “oanh tạc” thật mạnh để cái lon văng xa...
Khi cái lon sữa bò ngã ngửa bay thật xa, cả đám tranh thủ xách dép của mình chạy về mức vạch. Trò chơi diễn ra sôi nổi, hào hứng ngay lúc bắt đầu. Cái lon sữa bò đứng vào ô vuông rồi bay đi trong reo hò của cả đám. Tiếng chân chạy thình thịch, tiếng đùa giỡn, tiếng vỗ tay lốp bốp, tiếng cự cãi của nhau...., một âm thanh hỗn độn, náo nhiệt nhưng thật là khí thế....! Tội nghiệp thằng bạn thân...! Nó quá "đừ" vì hơn mười lăm phút mà chưa bắt được đứa nào. Mồ hôi nhễ nhại, ướt cả áo, mặt đỏ lừ, thao tát đặt lon chậm dần....
Thế rồi, cả đám đang nín thở chờ tôi ra tay ném... nhìn gương mặt đỏ vì mệt, lo âu vì sợ ném trúng văng lon sữa, cả bọn lại thoát, xem như phải chơi lại từ đầu..., tôi cũng muốn làm anh hùng giải cứu đồng bọn, cũng muốn "tha" nó, bởi vì tôi tự tin sẽ ném trúng...
-Má mi kêu về kìa! T ơi! Má mi kêu kìa! Tôi nhìn nó, nháy nháy con mắt.., thằng T hiểu ý tôi, quay lại hướng nhà nó dạ lớn một tiếng. Dạ xong, nó co giò chạy thẳng về nhà, cũng không quên ngoáy cổ lại: "Má tau kêu...!"
Thế là cuộc chơi tạm nghỉ, rồi cứ sáng trưa chiều lại chơi, thời gian cứ thế trôi đi...
Trò chơi "tạt lon" đơn giản chỉ có vậy mà lúc nào cũng nghe tiếng chân chạy thình thịch cùng tiếng lon bị chiếc dép tạt trúng mạnh vang lên tiếng kêu lảng xảng vui tai. Tiếng cười giỡn, la hét ngày ấy còn vang lên khi có đứa bị bắt thế chân đứng giữ và chạy lượm lon, giữ lon. Trò chơi đòi hỏi phải chạy, phải lanh mắt để chụp địch thủ, phải nhanh nhẹn đuổi bắt, phải mạnh tay tạt dép lên lon nên quần áo đứa nào đứa nấy ướt đẫm mồ hôi, mặt đỏ lừ...!

THUỐC RÊNhìn hình này và nghe đến chữ thuốc Rê thì chưa tới 1% người đang dùng facebook biết về nó. Bản thân tôi tưởng n...
22/10/2022

THUỐC RÊ
Nhìn hình này và nghe đến chữ thuốc Rê thì chưa tới 1% người đang dùng facebook biết về nó. Bản thân tôi tưởng nó chết đã lâu rồi nhưng hôm qua vào trong chợ Kỳ Chánh vẫn thấy nó còn hiện hữu. Thuốc Rê là loại thuốc lá phơi khô, xắt sợi nhỏ rí đem ép thành từng dây mỏng dùng để hút. Ngày xưa nhà nhà hút thuốc, người người hút thuốc, lớn bé đều hút và nó là thứ thuốc chủ đạo. Vì nó chưa được tẩm hương, tẩm hoa nên nó không thơm như thuốc gói và nó nặng lắm. Thuốc này dùng giấy bán sẵn hoặc giấy vở, giấy lịch để quấn thành điếu đầu to đầu nhỏ mà hút. Người người thôn quê đi đâu cũng lận theo gói ni lon bọc ít thuốc rê, xấp giấy cuốn, cái bật lửa bằng tim đèn và xem nó là vũ khí bất ly thân. Bây chừ phong trào nói không với thuốc lá nhiều rồi và điều kiện sống cao lên người ta dùng thuốc lá cao cấp thậm chí là thuốc điện tử nên thuốc rê này tạm thời được khai tử.
Nguồn FB Hồ Quang Dương

Ngày xưa quan niệm khi hạ thuỷ ra khơi đồng nghĩa phải đối mặt với kình ngư , thủy quái vậy nên người ta vẽ lên mũi thuy...
30/09/2022

Ngày xưa quan niệm khi hạ thuỷ ra khơi đồng nghĩa phải đối mặt với kình ngư , thủy quái vậy nên người ta vẽ lên mũi thuyền những đôi mắt “ thuồng luồng” ( mắt ghe )- một loài thuỷ tộc to lớn , mạnh mẽ để tỏ rõ uy thế trước các loài dưới nước khác . Đồng thời đôi mắt tượng trưng cho việc dẫn đường sáng suốt đi đến nơi về đến chốn vì thế đôi mắt ghe luôn được chăm chuốt khi làm ghe , thuyền . Nhiều lão ngư dân còn nói rằng khi nhìn vào mắt ghe có thể thấy được vận -hạn của chủ .

26/09/2022
Miếng đường phổi này như gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ miền quê đất Quảng, lúc nào có bà con đi xa về cũng đượ...
19/06/2022

Miếng đường phổi này như gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ miền quê đất Quảng, lúc nào có bà con đi xa về cũng được cho một miếng đường phổi rồi sau đó bẻ một miếng ngậm trong miệng, chạy đi chơi với đám bạn. Khi nào đường trong miệng tan hết lại chạy về bẻ miếng khác.
Những miếng đường phổi ngọt thanh, bạn có thể mang nó đến bất cứ nơi đâu, trong thời gian bao lâu mà không sợ bị hỏng, chỉ cần để nó nơi khô ráo thoáng mát. Đã bao lâu rồi bạn chưa ăn lại nó ?

Đội nắng, băng sông theo chân thợ săn con "4x" trên bãi đá ngầmD**g thuyền ra những bãi đá ngầm, lội qua bãi đá sắc nhọn...
09/06/2022

Đội nắng, băng sông theo chân thợ săn con "4x" trên bãi đá ngầm

D**g thuyền ra những bãi đá ngầm, lội qua bãi đá sắc nhọn giữa cái nắng đổ lửa... là công việc thường ngày của thợ móc hàu, loài động vật thân mền mượt mà vỏ ngoài xù xì xấu xí nơi cửa biển.
Khoảng giữa buổi chiều mỗi ngày, tầm 15h, khi thủy triều vừa rút chính là lúc ông Trần Tấn Trưởng (58 tuổi, ngư dân tại ốc đảo Long Thạnh Tây, xã Tam Hải, huyện Núi Thành) khởi động thuyền máy tiến về phía bãi đá để móc hàu.

Khi thủy triều vừa rút, ông Trần Tấn Trưởng d**g thuyền ra bãi đá để móc hàu.
Đang dò nơi có hàu để thu hoạch, ông Trưởng chia sẻ, công việc móc hàu phụ thuộc theo con nước.
Con hàu có hình dáng như những tảng đá nhỏ gồ ghề, nham nhở màu xanh pha sắc trắng, sống dưới lòng sông Trường Giang. Chúng bám chặt, sinh sôi trên những bãi đá rộng và các chân trụ cũ nát. Miếng cơm, manh áo, cuộc sống của người dân nơi đây từ nhiều năm nay đều trông chờ vào loài vật xù xì xấu xí, hay được gọi đùa là con "4x" này.

Khi đến gần bãi, ông Trưởng neo tàu ở phía ngoài rồi lội vào phía bên trong.
Khi sóng yên, nước lặng thì mỗi buổi một người có thể thu được 7-8kg hàu, thu nhập từ 150.000 - 400.000 đồng. Hàu tự nhiên thường ngon hơn hàu nuôi nên giá khá cao.
"Hàu thường sinh sản mạnh từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch nên thời điểm này rất nhiều người tranh thủ kiếm thêm thu nhập. Đến mùa mưa lạnh, dòng nước chảy thất thường thì không ra sông móc hàu được", ông Trưởng nói.
Theo ông Trưởng, để làm được nghề móc hàu ở cửa sông phải là người có tính cần mẫn, chịu khó vì công việc phải lội bùn và cặm cụi nhiều giờ để tìm hàu. Thu nhập từ nghề đục hàu cũng tạm ổn vì trong nhiều năm trở lại đây, hàu sữa được các nhà hàng, quán ăn ưa chuộng.

Con hàu có hình dáng như những tảng đá nhỏ gồ ghề màu xanh pha sắc trắng, sống dưới lòng sông Trường Giang.
"Dù thu nhập khá ổn nhưng rất vất vả nên chỉ những người quanh năm mưu sinh nương nhờ sông nước, không biết làm nghề gì khác mới kiên trì theo thôi", ông Trưởng chia sẻ.
Với thợ móc hàu như ông, nỗi sợ lớn nhất là bị vỏ hàu, đá nhọn cứa đổ máu tay chân. Đó là chưa kể việc ngày nào cũng ngồi phơi nắng mấy giờ liền. Rất nhiều thợ móc hàu đã "dính" cảnh say nắng, thậm chí có người cảm nắng, nằm bẹp mấy ngày liền.
Bên cạnh đó, ông Thưởng chia sẻ, mưu sinh với sông nước thì không biết nguy hiểm nào đang rình rập mình, nhiều lúc bị chuột rút hay sụp hố, rơi vào dòng nước xoáy, nếu biết bơi thì đỡ, còn không biết bơi khó mà thoát ra được.

Khi bắt được hàu về, người thợ phải đập vỏ để thu lấy ruột hàu. Cứ 7kg hàu vỏ đập ra sẽ thu được 1kg hàu ruột. Ruột hàu được bán với giá từ 100.000-130.000 đồng/kg.
Ruột hàu được dùng để nấu cháo, nấu canh hoặc xào, luộc, là món ăn rất ngon và bổ, được nhiều người ưa thích.
"Nghề bắt hàu đã giúp tôi có nguồn thu nhập khá ổn định. Vào thời gian rảnh, cứ chờ nước cạn, tôi lại d**g thuyền đi móc hàu. Làm việc chừng 4-5 giờ đồng hồ mỗi ngày là kiếm được 300.000 đồng", ông Trưởng bộc bạch.

Nguồn https://dantri.com.vn/lao-d**g-viec-lam/doi-nang-bang-song-theo-chan-tho-san-con-4x-tren-bai-da-ngam-20220605160903379.htm?fbclid=IwAR3RFpaOF4hRKK7Pr9Hfa2Kpxfg358YDS4zCYE6ylbDAnXbc3QgUop37Hh8

Address

Đảo Tam Hải Huyện Núi Thành
Quang Nam
0235

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Người Tam Hải posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Xã Tam Hải- huyện Núi Thành -tỉnh Quảng Nam

Cách thành phố Tam Kỳ khoảng 40 km về phía Đông Nam huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, làng chài Tam Hải nằm trên đảo Tam Hải được biển bao bọc quanh năm nên người dân luôn thụ hưởng một cuộc sống êm đềm. Đời sống văn hóa nơi đây được lưu truyền qua nhiều thế hệ và vẫn còn đâu đó trong cuộc sống hằng ngày của người dân sự mến khách, thân thiện và nhiệt tình đã làm bao nhiêu du khách ghé qua không khỏi lưu luyến

Xã đảo Tam Hải đặc biệt hơn bởi một mặt giáp biển và ba mặt giáp sông nên người dân sinh sống chủ yếu dựa vào biển với những nét văn hóa đặc trưng của người vùng biển. Ngoài bãi, từng thuyền lớn, nhỏ đến những chiếc thuyền thúng xoe tròn neo đậu tô điểm mặt nước xanh ngắt thêm những điểm nhấn sinh động


Other Food Tour Agencies in Quang Nam

Show All