Tour Du Lịch Giá Tốt

Tour Du Lịch Giá Tốt Tour trọn gói
Đại lý vé máy bay
Phòng khách sạn, Villa
Liên hệ: 0328.405.905 (Call/Zalo) - Mr Vũ

𝙎𝙖 – 𝙬𝙖 – 𝙙𝙚𝙚 𝙏𝙝𝙖𝙞𝙇𝙖𝙣🫰📌𝗖𝗛𝗜𝗔𝗡𝗚𝗠𝗔𝗜 - 𝗖𝗛𝗜𝗔𝗡𝗚𝗥𝗔𝗜 (𝟰 𝗻𝗴𝗮̀𝘆 𝟯 đ𝗲̂𝗺)✈️𝙆𝙝𝙤̛̉𝙞 𝙝𝙖̀𝙣𝙝: 24-17/12; 31/12-03/01; 14-17/01; 21-24/01; ...
13/12/2022

𝙎𝙖 – 𝙬𝙖 – 𝙙𝙚𝙚 𝙏𝙝𝙖𝙞𝙇𝙖𝙣🫰
📌𝗖𝗛𝗜𝗔𝗡𝗚𝗠𝗔𝗜 - 𝗖𝗛𝗜𝗔𝗡𝗚𝗥𝗔𝗜 (𝟰 𝗻𝗴𝗮̀𝘆 𝟯 đ𝗲̂𝗺)
✈️𝙆𝙝𝙤̛̉𝙞 𝙝𝙖̀𝙣𝙝: 24-17/12; 31/12-03/01; 14-17/01; 21-24/01; 28-31/01; 11-14/02; 18-21/02; 25-28/02; 11-14/03; 18-21/03; 25-28/03
💥𝗚𝗶𝗮́ 𝗰𝗵𝗶̉ 𝘁𝘂̛̀: 𝟵.𝟳𝟵𝟬.𝟬𝟬𝟬𝘃𝗻𝗱/𝗸𝗵𝗮́𝗰𝗵
🔥Đ𝒊𝒆̂̉𝒎 𝒏𝒐̂̉𝒊 𝒃𝒂̣̂𝒕 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒕𝒐𝒖𝒓:
✅Viếng thăm Chùa Trắng - ngôi chùa đẹp nhất trên thế giới
✅Ngồi du thuyền ngắm cảnh trên dòng sông Mê Kông
✅Tham quan, tìm hiểu Làng cổ dài
✅Ngâm chân tại Suối khoáng nóng Mae Khachan
✅Tham quan Khu Bảo Tồn Voi Mae Taeng
✅Tham quan Tam Giác Vàng - ranh giới Thái Lan, Myanma, Lào.
-------------------🌟🌟🌟-------------------
𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒚 𝑫𝒖 𝑳𝒊̣𝒄𝒉 𝑸𝒖𝒐̂́𝒄 𝑻𝒆̂́ 𝑽𝑰𝑬̣̂𝑻 𝑨́ 𝑪𝑯𝑨̂𝑼
📌 314 Nguyễn Tự Tân, TP Quảng Ngãi
🌍 https://vietachautravel.com.vn
📞 0328.405.905 (Zalo) - Mr Vũ

𝑯𝒐𝒂 𝑨𝒏𝒉 Đ𝒂̀𝒐 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝑴𝒂̆𝒏𝒈 Đ𝒆𝒏 🌸🌸🌸🌸Măng Đen bình thường đã hot nay lại càng hot hơn. Số lượng khách du lịch chốt tour...
09/12/2022

𝑯𝒐𝒂 𝑨𝒏𝒉 Đ𝒂̀𝒐 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝑴𝒂̆𝒏𝒈 Đ𝒆𝒏 🌸🌸🌸
🌸Măng Đen bình thường đã hot nay lại càng hot hơn. Số lượng khách du lịch chốt tour Măng Đen rất đông vì ai cũng muốn ngắm hoa Anh Đào nở rộ sắc hồng.
🌸Đặc biệt, từ 26/12/2022 - 01/01/2023 sẽ diễn ra với các chương trình nghệ thuật cùng các gian hàng trưng bày và không gian văn hóa - nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua.
🌸Quý khách có nhu cầu ngắm nở rộ, tận hưởng tiết trời se lạnh không kém cạnh gì Đà Lạt thì liên hệ em ngay nha.
-------------------🌟🌟🌟-------------------
𝑻𝒐𝒖𝒓 𝒈𝒉𝒆́𝒑 𝑴𝒂̆𝒏𝒈 Đ𝒆𝒏 2𝒏1đ
✏️Lịch khởi hành: 10-11/12; 17-18/12; 24-25/12; 31/12 - 01/01/2023 (Tour Tết Dương Lịch liên hệ em hỗ trợ giá nha)
🚌Xuất phát tại Thành Phố Quảng Ngãi
📌Tour trọn gói: 1.590.000vnd/Khách
👉𝑫𝒊̣𝒄𝒉 𝒗𝒖̣ 𝒃𝒂𝒐 𝒈𝒐̂̀𝒎
- HDV vui vẻ, nhiệt tình
- Nước suối, khăn lạnh
- Các bữa ăn có trong chương trình
- Homestay siêu đẹp, siêu xịn sò
- Bảo hiểm du lịch
-------------------🌟🌟🌟-------------------
𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒚 𝑫𝒖 𝑳𝒊̣𝒄𝒉 𝑸𝒖𝒐̂́𝒄 𝑻𝒆̂́ 𝑽𝑰𝑬̣̂𝑻 𝑨́ 𝑪𝑯𝑨̂𝑼
📌 314 Nguyễn Tự Tân, TP Quảng Ngãi
🌍 https://vietachautravel.com.vn
📞 0328.405.905 (Zalo) - Mr Vũ

TẾT ĐOAN NGỌ MỘT NÉT VĂN HOÁ CẦN GÌN GIỮTết Đoan Ngọ (Đoan Dương) là một trong những ngày tết truyền thống của nhiều quố...
03/06/2022

TẾT ĐOAN NGỌ MỘT NÉT VĂN HOÁ CẦN GÌN GIỮ

Tết Đoan Ngọ (Đoan Dương) là một trong những ngày tết truyền thống của nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc... Từ góc độ văn hoá, tuy mỗi quốc gia đều có nguồn gốc riêng để giải thích về nguồn gốc của cái tết này, dẫn đến phong tục, cách thức thực hiện có thể khác nhau nhưng tất cả đều công nhận, đây là thời điểm mặt trời gần trái đất nhất nên cũng là khi khí dương thịnh nhất trong năm và vì thế mọi phong tục, nghi thức đều có chung ý nghĩa: đón tiết khí mới - hạ chí và cầu mong khoẻ mạnh, bình an. Hiện đang có 2 quan điểm về nguồn gốc ra đời của tết Đoan Ngọ vẫn đang tồn tại song song.
1. Tết Đoan Ngọ là được khởi nguồn từ Trung Quốc
2. Tết Đoan Ngọ là sản phẩm của người Việt cổ và ngày mùng 5 tháng 5 là theo lịch của cư dân Bách Việt chứ không phải lịch của người Trung Hoa

VÀI NÉT VỀ TẾT ĐOAN NGỌ

Từ nhiều đời này, tết Đoan Ngọ đã trở nên quen thuộc, gần gũi với không chỉ người Trung Quốc, Triều Tiên mà thậm chí Hàn Quốc đã từng đề nghị Liên hiệp quốc công nhận tết Đoan Ngọ vào ngày mùng 5 tháng 5 là "di sản văn hoá pho vật thể" của mình. Ở Việt Nam có lẽ không người dân Việt Nào lại không biết đến câu ca dao: "Tháng tư đong đậu nấu chè, Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm" hay: "Tháng năm nhớ tết Đoan Dương, Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang". Như vậy, tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ, một trong những ngày lễ tưởng nhớ tới tổ tiên của người Việt. Trong dân gian, tết này còn được gọi là "tết giết sâu bọ" bởi lẽ, sinh hoạt đời thường và sinh hoạt văn hoá của người Việt luôn gắn với nền nông nghiệp lúa nước, gắn với quy luật của trời đất, mà những ngày đầu tháng 5 cũng là những ngày giao mùa, chuyển mùa nên rất thuận lợi cho các loài sâu bọ sinh sôi nảy nở vì thế, người nông dân cũng tìm mọi cách thức để diệt trừ sự gây hại đó.

Với con người thời tiết chuyển mùa nên thất thường và dẫn đến việc dễ sinh bệnh dịch, do đó các nghi thức trừ tà, tránh bệnh như tắm lá mùi, treo cây ngải cứu trừ ma quỷ, đeo bùa, nhuộm móng tay mong chân, uống nước vối, nước gừng, nước xương bồ, ăn rượu nếp và các loại quả có vị chua chát để cho bệnh tật tiêu trừ, cho trùng độc, sâu bọ trong cơ thể con người cũng theo đó mà chết... được người dân Việt thực hiện. Bên cạnh đó đây cũng là thời điểm giao vụ (từ vụ chiêm sang vụ mùa) nên người nông dân còn thực hiện những nghi lễ để tạ ơn tổ tiên, cầu cho mùa màng bội thu, con người được khoẻ mạnh, không bị ốm đau bệnh tật, ma quỷ quấy phá.

Để chuẩn bị cho ngày tết này, xưa kia, vào trước ngày mồng 5, người ta thường sắm lễ để cúng tổ tiên, nhiều nhất là trái cây, tự làm rượu nếp và bánh tro - hai loại đồ ăn đặc trưng của tết Đoan Ngọ. Các thành viên trong gia đình dù ở xa cũng tề tựu về nhà. Sáng sớm mồng 5, ngay sau khi thức dậy, các thành viên trong gia đình sẽ cùng ăn bánh tro, trái cây và rượu nếp. Tiếp sau đó là làm lễ đón một tiết khí mới, mừng sự trong sáng và quang đãng. Cũng vào ngày này, người dân thường đi hái các lá cây như ngải cứu, đinh lăng, hoa cúc về làm thuốc, lấy lá sả, tía tô, lá tre nấu nước tắm, chặt cành lá vối về ủ, phơi khô nấu nước uống quanh năm. Nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ. Ở nhiều địa phương ven biển còn có tục tắm biển vào lúc 12h trưa (chính Ngọ). Xét về tiết khí, những việc làm này đều thuận theo ngày dương khí mạnh nhất trong năm, nhà nhà cúng lễ cầu an. Cũng theo quanniệm đó, các loại cây hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc cũng thường lên núi hái thuốc vào ngày này. Ngoài ra còn có nhiều hoạt động khác nữa như, lấy lá cây (lá móng) nhuộm đỏ móng tay, treo ngải cứu trừ tà ở mái nhà, trước cửa, đeo bùa vào cổ tay cho trẻ nhỏ để tránh gió... Theo quan niệm dân gian, một số loại bệnh tật nếu chữa trị vào dịp này cũng có hiệu quả hơn: nếu bị cảm cúm thì dùng 5 loại lá: bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn và sả nấu nước Xông sẽ nhanh bớt bệnh. Người ta cũng tìm mua cành xương rồng đặt trong nhà để đuổi tà ma. Một tục lệ khá độc đáo cũng được thực hiện chỉ trong ngày mồng 5 này là tục khảo cây lấy quả. Tục này sẽ được tiến hành vào đúng 12 giờ trưa, với những cây trồng mà không ra quả, không đậu quả hoặc đậu ít quả. Theo đó, một người leo lên cây, một người đứng dưới gốc cầm dao tra hỏi tại sao cây ra ít quả (hoặc không ra quả), nếu cứ như vậy sẽ bị chặt hạ. Người trên cây giống van xin, hứa trong mùa tới sẽ ra thật nhiều quả, người ở dưới hỏi số lượng quả mà cây sẽ sinh trưởng, người phía trên đại diện cho cây trả lời nhiều hay ít tùy theo loại cây và ước vọng của người trồng...

Từ góc độ ẩm thực, tết Đoan Ngọ cũng là một dịp đặc biệt của người Việt Nam. Bánh tro đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp lễ tết ở Việt Nam. Bánh tro Có nhiều tên gọi khác như bánh ú, bánh gio, bánh âm và vài biến thể khác nhau theo tiếng địa phương. Người ta làm bánh bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi của các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu, làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật. Rượu nếp cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong ngày tết này. Trước kia, cả 2 món này đều do nữ giới của các gia đình tự làm, nên cũng là dịp để họ trổ tài khéo léo với những chiếc bánh hanh vàng, trong suốt, không một hạt gạo tẻ, với những hạt rượu nếp căng mọng, vừa độ ăn.

TẾT ĐOAN NGỌ LÀ TẾT CỦA NGƯỜI TRUNG HOA HAY CƯ DÂN BÁCH VIỆT

Theo sách “Phong thổ ký của Trung Hoa, tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết Đoan Dương (Đoan: mở đầu, Dương: là mặt trời giữa trưa, khí dương). Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh hành. Ở Trung Quốc, ngày này còn được gọi là tết trùng ngũ vì là 2 Con số 5 gặp nhau (mùng 5 tháng 5). Khởi đầu, Đoan Dương chỉ là ngày dân chúng thực hiện các nghi thức cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, với ý nghĩa để mừng sự trong sáng quang đãng của một tiết khí mới. Song, vì đang giữa mùa hạ, tiết trời oi bức gây ra các bệnh thời tiết nên người ta hay cúng lễ để cầu an. Sau này, tết Đoan Ngọ có thêm ý nghĩa là ngày kỷ niệm Khuất Nguyên trầm mình tuẫn tiết ở sông Mịch La và các thầy thuốc cũng nhân ngày đó để kỷ niệm hai chàng Nguyễn Triệu và Lưu Thần vào núi Thiên Thai hái thuốc.

Khuất Nguyên là một vị quan nước Sở cách đây hơn 2000 năm. Ông làm quan trong triều tới chức Tả Đồ và là một vị quan thanh liêm. Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn vào ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, người dân lại làm bánh nếp có góc, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông thả xuống cúng Khuất Nguyên. Tục đua thuyền rồng ở vùng Ngô Sở cũng bắt nguồn từ đó.

Còn Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai người đời nhà Hán nhân ngày tết Đoan Dương cùng rủ nhau vào núi hái thuốc, gặp hai tiên nữ vàkết duyên với họ. Sau thời gian nửa năm sống nơi tiên cảnh với vợ tiên, hai người nhớ nhà đòi về. Giữ lại không được, hai tiên nữ đành tiễn chồng về quê cũ. Vì thời gian ở tiên cảnh chỉ có nửa năm nhưng là mấy trăm năm ở cõi trần nên thời điểm đó đã khác hoàn toàn so với lúc hai chàng ra đi. Lưu Thần và Nguyễn Triệu thấy phong cảnh quê nhà đã khác xưa, người quen thì đã ra người thiên cổ, hai chàng bèn rủ nhau trở lại cõi tiên nhưng không được, họ bỏ đi và không thấy trở về...

Trong ngày tết Đoan Ngọ, các làng xã ở Trung Quốc thường tế thần ở đình, đền, thôn, xóm thì cũng ở miếu. Các gia đình thì sắm sửa lễ cúng tổ tiên và cúng Thổ công. Phẩm vật dâng cùng toàn trái cây. Riêng các gia đình thầy thuốc còn có thêm lễ cúng Thánh Sư. Sau lễ cúng tết Đoan Ngọ là các tục lệ như tục giết sâu bọ, tục nhuộm móng chân, móng tay, tục tắm nước lá mùi, tục khảo cây lấy quả, tục hái thuốc vào giờ Ngọ, tục treo ngải cứu để trừ tà...

Ngoài việc giải thích về nguồn gốc của ngày tết Đoan Ngọ như ở trên, có người cho rằng: một số lễ tết của Trung Quốc như mùng 2 tháng 2 (lễ Đầu Rồng), mùng 5 tháng 5 (tết Đoan Ngọ), mùng 7 tháng 7 (lễ Trùng Thất)... liên quan đến sự sùng bái thiên văn thời nguyên thủy. Cụ thể là chòm sao Thương Long, vào ngày hạ chỉ mọc ở chính Nam (thuộc dương vị) nên có tục tế Thương Long, đây là khởi phát của tết Đoan Ngọ. Còn theo sách các ngày lễ tết và sự bắt nguồn của các ngày lễ tết Trung Quốc thì: “Trước thời Tần, Hán thì ngày tết Đoan Ngọ không cố định vào ngày mùng 5 tháng 5 mà vào ngày hạ chí, ngày dương khí cực thịnh nên còn được gọi là tết Đoan Dương". Cũng theo thuyết này thì tết Đoan Dương là ngày dương khí cực thịnh. Theo thuyết ngũ hành, Ngọ được xếp vào quẻ Ly, thuộc hành Hỏa. Trong một ngày dương khí cao nhất là giờ Ngọ, trong một tháng dương khí cao nhất là vào những ngày Ngọ, nhất là ngày Ngọ thượng tuần (đầu tháng). Trong năm dương khí cao nhất là vào tháng Ngọ (tháng 5). Như vậy dương khí đạt cực thịnh vào giờ Ngọ của ngày Ngọ đầu tiên trong tháng Ngọ Việc tại sao không chọn ngày Ngọ đầu tiên của tháng 5 làm lễ diệt sâu bọ mà lại là ngày mồng 5 tháng 5 được lí giải như sau: Thứ nhất, là để mọi người dễ nhớ. Thứ hai, là để tưởng nhớ Khuất Nguyên. Thứ ba, theo lịch Cổ thì ngày này xuân vận đã hết hạn, hạ vận chuyển sang. Sự chuyển tiết giữa hai mùa dễ gây bệnh thời khí ở con người. Sâu bọ Côn trùng cũng được dịp phát triển, gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Bởi vậy vào tiết này người ta làm lễ dâng hương cầu cho sâu bọ có hại bị tuyệt diệt, Con người tại qua nạn khỏi và trồng trọt được mùa. Thứ tư, ngày mùng 5 tháng 5 là ngày cực dương hoặc gần với cực dương.

Trong điều kiện thời tiết này, con người cũng như vạn vật cẩn trữ lại năng lượng để chống lại dương khi quả cao của trời đất. Vì thế, họ cần ăn một số hoa quả hay thực phẩm giàu năng lượng như trứng luộc, nếp cái, cháo kế, chè, bánh đa, rượu xương bố... để khai mở Cửu khiếu (9 lỗ tự nhiên trên cơ thể) đã thông dương khí hòa cùng trời đất. Nhiều người còn ăn những hoa quả có vị chua như mận, với hàm ý giảm sự mãnh liệt của Can (gan khí), hạn chế những tác động xấu với tạng Tâm và hệ thống mạch máu. Ngoài ra, nhiều người còn, cho rằng vào tết Đoan Ngọ, cây cối sẽ trữ nhiều dược chất để chống lại dương khí khắc nghiệt; vì thế, nếu hái thuốc vào giờ Ngọ mồng 5 tháng 5 sẽ có hiệu quả cao hơn.

TẾT ĐOAN NGỌ CÓ NGUỒN GỐC TỪ CƯ DÂN BÁCH VIỆT

Nếu quan điểm trên đưa ra dẫn chứng để chứng minh cho nguồn gốc tết Đoan Ngọ là từ Trung Hoa thì quan điểm này lại cho rằng, cư dân Bách Việt (trong đó có người Lạc Việt - tổ tiên của người Việt Nam ngày nay) mới chính là chủ nhân của Tết này.

Điều đó được thể hiện ngay từ chính tên gọi của Tết Đoan Ngọ. Đoan nghĩa là Nhất, Ngọ được hiểu là giữa trưa vị thế tết Đoan Ngọ thường được cử hành vào lúc 12 giờ trưa. Nếu theo thuyết Âm Dương ngũ hành thị nước Việt ta nằm ở phương Nam, vùng đất nông nên Ngọ được xếp vào quẻ Ly thuộc hành hỏa. Trong một ngày thì dương khí cao nhất là vào giờ Ngọ (thời điểm giữa ngày), trong một tháng dương khí cao nhất là vào những ngày Ngọ, nhất là ngày Ngọ thượng tuần (đầu tháng). Trong một năm tháng dương khí cao nhất là tháng giữa năm, thắng Ngọ (tức tháng 5). Như vậy dương khi đạt cực điểm vào giờ Ngọ của ngày Ngọ đầu tiên trong tháng Ngọ, đây chính là thời điểm giữa năm, vì thế Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết giữa năm.

Điều thú vị là nếu xét theo âm lịch mà người Việt Nam và Trung Quốc đang sử dụng ngày nay thì giữa năm phải là một ngày của tháng 6 âm lịch chứ không thể là ngày mùng 5 tháng 5 được. Vì thế, nguồn gốc của ngày giữa năm là mống 5 tháng 5 chính là dựa theo một loại lịch có của người Bách Việt được xây dựng trên cơ sở văn hóa nông nghiệp. Điều này hiện vẫn để lại một số dấu tích như cách gọi tên tháng (Một, Chạp, Giêng, Hai...) của người Việt hay những từ chỉ ngày đầu tháng là "mồng" (mồng một, mồng hai...), tên ngay giữa tháng được gọi là ngày rằm, gần âm với một số ngôn ngữ của dân tộc như ranam (tiếng Chăm), sạcklam (tiếng Khmer, klam (tiếng Bana). đều chỉ ngày có đêm trăng sáng nhất.

Lịch cổ của người Bách Việt còn thể hiện qua cách gọi bằng hệ đếm can chị. Trải với những suy nghĩ quen thuộc cho rằng hệ can chi Có nguồn gốc từ Trung Quốc, nó lại có nguồn gốc từ văn hóa nông nghiệp phương Nam. Tên gọi các con vật (hệ chi) trong tiếng Hán chỉ là phiên âm của những từ trong nền văn hóa phương Nam. Ví dụ như trong tiếng Chứt, tiếng Mường (những ngôn ngữ gần với tiếng Việt nhất), Sửu được gọi là Klưu, Tlưu... Nếu một ngày được bắt đáu từ giờ Tý (từ 23 giờ đêm đến giờ sáng) là thời điểm lạnh nhất và đến giờ Ngọ (giữa ngây là thời điểm nóng nhất thi theo lịch có của người Bách Việt thời điểm một năm bắt đầu từ tháng Tý (thắng lạnh nhất) đến giữa năm là tháng Ngọ (tháng nóng nhất). Nóng thuộc về dương nên tết Đoan Ngọ được gọi là tết Đoan Dương (tết cực nóng).

Tháng Tý được nhắc đến ở trên là ứng vào tháng 11 theo âm lịch mà chúng ta hiện nay đang sử dụng. Nhưng nếu tính theo cách tính loại lịch của người Bách Việt thì tháng này gọi là tháng Một, tháng 12 âm lịch gọi là tháng Chạp, tháng 1 âm lịch gọi là tháng Giêng... Cách gọi này của người Việt cổ vẫn được sử dụng trong dân gian và theo cách tính này thì ngày tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 mới đúng là ngày giữa năm, ngày nóng nhất trong năm. Theo cách tính lịch âm mà chúng ta và một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc đang dùng hiện nay thì tháng đầu năm là tháng Dần (tháng 1 âm lịch). Như vậy đến giữa năm phải là tháng Mùi (tháng 6 âm lịch) chứ không phải là tháng Ngọ như lịch của người Bách Việt. Vì thế, theo cách lí giải này thì nói tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ văn minh Bách Việt mới chính xác. Cách tính năm theo lịch cổ của người Bách Việt còn lưu lại dấu vết ít nhiều cho đến thời kỳ sau này. Ví dụ, theo sách Đại Nam nhất thống chí thì đến đầu thế kỷ XIX người dân Bất Bạt (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội), Mỹ Lương (nay thuộc Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn dùng loại lịch này: “Hàng năm, lấy tháng 11 làm tháng đầu năm, hàng tháng lấy ngày mồng 2 làm ngày đầu tháng, gọi là tháng lui ngày tiến”.

Một số dân tộc ít người cũng theo cách tính lịch cổ xưa, như theo lịch của đồng bào Khơ Mú, năm mới bắt đầu từ tháng 11 âm lịch, sớm hơn năm mới của người Việt 2 tháng... Đó chính là những dấu vết còn lại của hệ thống lịch cộng đồng người Bách Việt.

Theo Chân Linh nhân đồ độn, một môn lịch pháp cổ được lưu truyền trong dân gian người Việt (đặc biệt là xứ Mường của ở miền Bắc Việt Nam). Tháng Một còn được gọi là tháng Không vong. Tháng Chạp và tháng Giêng gọi là tháng Nguyên Yên. Tháng 2 gọi là tháng Đại Yên.
Tháng 3 và tháng 4 gọi là Phá âm hay Phạ hao. Tháng 5 gọi là tháng Thiên Thử hay Thượng thử. Tháng 6 và tháng 7 gọi là Cổ thương hay Cô thương. Tháng 8 gọi là Thu ám hay Thụ ám. Tháng 9 và tháng 10 gọi là Cửu Địa hay Địa lợi. Đồng thời một tháng được chia làm 3 tuần: Thượng tuần từ ngày 1 đến ngày 10, Trung tuần từ ngày 11 đến ngày 20, Hạ tuần từ ngày 20 đến hết tháng âm lịch. Theo nguyên tắc tháng nào thì ngày mùng một năm ngày tại tháng đó rồi lần lượt thuận tính đi mỗi ngày một cung, rối ghép tên của cung tháng góc với tên của cùng ngày rơi vào để được tên của ngày trong tháng. Như vậy thì ngày 5/5 còn là ngày Thiên không hay Thượng không. Là ngày chính giữa thượng tuần của tháng Nguyệt thử - Tháng Ngộ, chính là ngày Trời đất khai mở cho con người có thể tiêu diệt loài thấp sinh (sâu bọ sinh ra từ khí âm ẩm thấp).

Còn trong Kinh dịch, ngày này thuộc về quẻ Hỏa Sơn Lữ là tượng của sâu bọ, côn trùng. Cũng như vậy thì ngày mùng 7/7 là ngày Cô âm của Thượng âm (Ngưu lang Chức nữ), ngày 15/7 là ngày Trung âm (Vu lan) ngày 23/7 Hạ âm (Giải oan). Ngày 1/1 là ngày Nguyên Yên Thượng cát (Tết Nguyên đán), ngày 9/9 là ngày Trùng Cửu hay Cửu Địa, đặc biệt lợi cho việc động thổ hay mua bán nhà cửa, điền địa... Có thể nói, người Việt cổ vốn có nhiều tri thức và hiểu biết đặc biệt về tự nhiên cũng như nắm vững các nguyên lý nhất định để ứng dụng trong việc tính toán nông lịch của minhg. Vì thế, những ngày được chọn để khởi đầu một tiết khí mới hay mỗi lễ tết/tiết đều có ý nghĩa nhất định trong vòng quay của vũ trụ. Nó thể hiện rõ tính “hòa” của người Việt nói riêng, người phương Đông nói chung đối với tự nhiên, nương theo tự nhiên chứ không mang tính chất đối lập với tự nhiên, mà một trong những biểu hiện ấy là ngày tết Đoan Ngọ. Và dù bắt nguồn từ đâu thì tết Đoan Ngọ, qua thời gian, đã tích hợp vào mình những giá trị văn hóa của nhiều dân tộc, nhiều vùng miền, để trở nên gần gũi hơn với người Việt Nam, cũng như có thêm nhiều ý nghĩa văn hóa khác gắn với phương thức sinh sống và tập tục của người Việt - những tập tục được xây dựng trên cơ sở nhân nghĩa và đạo đức truyền thống của người Việt Nam, như: tục lệ lễ tết thầy giáo, thầy thuốc, biếu tặng những người đã tri ân cho mình trong dịp tết này đã chứng tỏ, với người Việt Nam, lễ giáo rất được tôn trọng, là những ân sâu nghĩa nặng không thể nào quên. Đó là những nét văn hóa, những phong tục tốt đẹp mà chúng ta cần gìn giữ trong xu thế hội nhập văn hóa hiện nay.

Sưu tầm từ sách "Ngiên cứu văn hoá" của tác giả Trần Mạnh Linh. Hi vọng với sưu tầm này sẽ giúp các bạn có cái nhìn chi tiết hơn về một ngày tết truyền thống ở Việt Nam.

Address

Hẻm 260 Trà Bồng Khởi Nghĩa, Thị Trấn Trà Xuân, Huyện Trà Bồng
Quang Ngai

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tour Du Lịch Giá Tốt posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Tour Du Lịch Giá Tốt:

Share

Category

Nearby travel agencies


Other Travel Services in Quang Ngai

Show All