Du lịch Quy Nhơn

Du lịch Quy Nhơn Fanpage này nhắm cung cấp thông tin về các địa điểm du lịch hấp dẫn tại Quy Nhơn, Bình Định và các đặc điểm văn hóa lịch sử nổi bật của miền đất võ Bình Định.

THÁP THỦ THIỆN – NGÔI THÁP CỔ TRÊN ĐẤT TÂY SƠNBình Định nổi danh với những cụm tháp Chàm soi bóng cùng thời gian. Đến mả...
12/08/2022

THÁP THỦ THIỆN – NGÔI THÁP CỔ TRÊN ĐẤT TÂY SƠN

Bình Định nổi danh với những cụm tháp Chàm soi bóng cùng thời gian. Đến mảnh đất giàu truyền thống văn hóa này, du khách sẽ được sống lại cùng với ngày tháng huy hoàng của dân tộc Chăm Pa. Một trong những di tích người Chăm còn sót lại có một ngôi tháp khá độc đáo mang tên Thủ Thiện. Đây là ngôi tháp cổ linh thiêng gắn liền với đặc trưng phong cách Bình Định mà giới nghiên cứu và du khách rất quan tâm.


https://kenhdulichkhampha.com/thap-thu-thien

Cách Quy Nhơn khoảng 40km về hướng Bắc, tháp Thủ Thiện tọa lạc trên một gò đất thấp thuộc xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, Bình Định. Du khách đi theo quốc lộ 19 khoảng 10km là đến thôn Thủ Thiện, rẽ trái sẽ thấy bảng chỉ dẫn đến tháp Thủ Thiện. Khác với những ngôi tháp Chăm khác thường được đặt trên những ngọn đồi cao, tháp Thủ Thiện lại nằm trong khu vực canh tác của dân địa phương và rất gần đường đi chính. Ngôi tháp nằm ở bờ Nam sông Côn này từ lâu đã hiện diện như một cột mốc dẫn đường của người dân địa phương.
Tháp Thủ Thiện còn có tên là Thủ Hương vì ngày xưa thôn Thủ Thiện có tên là Thủ Hương. Ngoài ra, người Pháp gọi ngôi tháp này là tháp Thau (Tour de Bronze). Ngôi tháp này hiện đã hư hại khá nhiều, không còn giữ được phần mái tháp. Trước năm 1985, trên mái tháp mọc một cây đa lớn, che phủ kín ngôi tháp. Không ai dám chặt bỏ cây đa vì họ xem nó cũng linh thiêng như ngôi tháp. Sau trận bão năm 1985, toàn bộ cây đa đã bị bão cuốn bay mất mà ngôi tháp vẫn không bị ảnh hưởng nhiều ngoài phần mái. Ngoài ra, cổng chính đi vào tháp cũng bị đổ nát, không giữ được kiến trúc ban đầu, các hoa văn, họa tiết trang trí cũng biến mất. Tuy nhiên, về tổng thể, ngôi tháp vẫn còn giữ được cấu trúc ba tầng, các cửa phụ và các họa tiết trang trí ở đỉnh mái.


https://kenhdulichkhampha.com/thap-thu-thien

Tháp Thủ Thiện là công trình kiến trúc được xây dựng vào thế kỷ XI, có sự hòa phối của phong cách Hòa Lai và Đồng Dương. Đặc điểm của kiểu kiến trúc này là thường chỉ có một cửa chính quay mặt hướng Đông, các cột vững chắc, chân tháp khỏe và mái vòm rộng có nhiều lớp diềm mái. Tháp Thủ Thiện lôi cuốn những người yêu mỹ thuật ngay cái nhìn đầu tiên bởi nét cổ kính toát lên từ ngôi tháp. Màu gạch nâu trầm buồn bị phong hóa bởi thời gian khiến ngôi tháp hiện lên như một người già chứa nhiều tâm sự. Màu gạch đỏ là đặc trưng kiến trúc của người Chăm, đây là loại gạch không bị phai màu, không bị rêu mốc. Đó là thành tựu văn minh mà chỉ người Chăm mới có được. Vì vậy, tháp Thủ Thiện dẫu bị hư hại nhiều, bị lớp bụi thời gian phủ mờ vẫn giữ được màu đỏ nâu bí ẩn, thâm trầm.
Du khách đến tháp Thủ Thiện vào buổi sáng sớm sẽ thấy ngôi tháp hiển hiện với vẻ tươi tắn lạ lùng trong ánh mặt trời. Xung quanh là những mảnh vườn xanh tốt của người dân hòa cùng sắc đỏ nâu của ngôi tháp khi vào khung ảnh sẽ rất nổi bật. Vào chiều tối, bạn sẽ thấy ngôi tháp cổ vươn mình trên nền trời xanh thẳm, nhìn về hướng dòng sông Kôn đêm ngày trôi chảy. Sự hiện diện của ngôi tháp như chứng minh cho sự vĩ đại của dân tộc Chăm đã và đang có mặt trên mảnh đất Việt Nam.
Khác với những ngôi tháp Chăm còn lại trên đất Bình Định, tháp Thủ Thiện hết sức giản dị, trang nhã nhưng có sức hút đặc biệt đối với du khách. Đứng giữa mảnh vườn xanh tốt của người dân, tựa lưng vào bức tường cổ kính của ngôi tháp, chắc chắn bạn sẽ có những bức ảnh để đời trong hành trình về với cội nguồn lịch sử của mình đấy./.

THÁP PHÚ LỐC – NGÔI THÁP VÀNG VỮNG CHÃI GIỮA KHÔNG GIANNổi bật như một ngọn hải đăng khổng lồ giữa không gian yên bình l...
12/08/2022

THÁP PHÚ LỐC –
NGÔI THÁP VÀNG VỮNG CHÃI GIỮA KHÔNG GIAN

Nổi bật như một ngọn hải đăng khổng lồ giữa không gian yên bình làng quê xứ Nẫu, tháp Phú Lốc từ lâu đã trở thành một vật phẩm thiêng liêng mà người Chăm vẫn còn để lại cho đất Bình Định. Nơi đây thu hút rất nhiều du khách yêu lịch sử, văn hóa nước nhà đặc biệt là những nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Chăm Pa.


https://dulichdongque.com/thap-phu-loc/https://dulichdongque.com/thap-phu-loc/ . https://dulichdongque.com/thap-phu-loc/

Cách Quy Nhơn khoảng 20km về hướng Bắc, tháp Phú Lốc tọa lạc tại thôn Phú Thành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, Bình Định. Đi theo quốc lộ 1A giữa ngã tư quốc lộ 1A, sân bay Phù Cát và đường rẽ xuống FLC, du khách sẽ đến ngã rẽ phía trước có bảng chỉ dẫn vào tháp. Đi bộ chừng 300 mét là du khách đã đến ngọn tháp. Đường đi đến tháp còn khá hoang sơ do hoạt động khai thác du lịch chưa mạnh mẽ ở nơi này. Đường mòn dẫn lên tháp do người dân tự khai phá khá nhỏ hẹp, hai bên phủ kín các loại cây bụi, cây vảy ốc. Ngôi tháp nằm ở độ cao khoảng 70 mét so với mực nước biển.
Tháp Phú Lốc có nhiều tên khác nhau như Thốc Lốc, Phốc Lốc, Phú Lộc. https://dulichdongque.com/thap-phu-loc/. Trong các thư tịch cổ, tên tháp còn được chép là Phước Lộc. Người Pháp, trong các công trình nghiên cứu của họ gọi là Tour d’Or (Tháp Vàng).
Du khách sẽ đến với các bậc thang bằng đá dẫn lên tháp. Leo lên khoảng 200 bậc thang đá này du khách sẽ đến với bãi đất bằng phẳng nơi đỉnh đồi, đây chính là nơi xây dựng ngôi tháp. Từ nơi này du khách có thể nhìn về phía Tây Nam sẽ thấy toàn bộ thị xã An Nhơn, phía xa xa là quốc lộ 1A. Khung cảnh bao la, khoáng đạt, du khách có thể thư giãn, thả hồn mình vào ngọn gió vi vút thổi, gửi nỗi niềm cùng những cánh chim bay về phương trời xa…


https://dulichdongque.com/thap-phu-loc/

Ngôi tháp được xây dựng vào thế kỷ XII, thuộc phong cách Bình Định có hòa trộn một số yếu tố của kiến trúc Khơ – me, chú trọng sự hoành tráng, đồ sộ, các cột ốp ở góc và ở giữa thường trơn thẳng, nhô mạnh ra ngoài, dùng đá để là các cột ốp dưới chân tháp và trang trí diềm mái. Tháp có chiều cao khoảng 40 mét, các cạnh có chiều rộng khoảng 12 mét, ít họa tiết trang trí ở cửa chính, chỉ có hoa văn diềm hình mác ở các cửa giả. Bên trong lòng tháp có dấu vết của vôi vữa trùng tu lại của người đời sau. Đỉnh tháp để trống tạo thành hình vuông nhằm đốt đuốc báo hiệu cho trung ương về các sự kiện bất thường hoặc các nghi lễ quan trọng. Tháp Phú Lốc không còn các ban bệ thờ như các tháp Chăm khác mà chỉ có vài phiến đá do người dân mang vào để thắp hương tưởng nhớ tiền nhân.
Đến ngôi tháp này ngoài việc tìm hiểu về văn hóa kiến trúc, giá trị của tháp đối với đời sống tinh thần của người Chăm Pa, vẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm của tháp cũng sẽ chinh phục được những photographer khó tính. Hơn nữa, ở đây, du khách có thể thoải mái ngắm cảnh vật xung quanh ở vị trí khá cao. Thiên nhiên được ngắm nhìn ở góc nhìn khác cũng mang lại mỹ cảm đặc biệt. Chắc chắn du khách sẽ có được cảm giác tự do, thư thái khi ở trên đỉnh đồi của tháp Phú Lốc.
Đến với tháp Phú Lốc, du khách sẽ cảm thấy yên bình, thư thái khi đưa tâm hồn mình trôi dạt về cùng cội nguồn lịch sử. Được tham quan cảnh đẹp ở độ cao lý tưởng, được hòa mình vào không khí yên bình của làng quê, chắc chắn du khách sẽ có được trải nghiệm tuyệt vời khi đến với tháp Phú Lốc./.

TÌM ĐẾN TUYỆT TÌNH CỐC QUY NHƠNTuyệt Tình Cốc là một địa danh quen thuộc trong tiểu thuyết kiếm hiệp củ...
12/08/2022

TÌM ĐẾN TUYỆT TÌNH CỐC QUY NHƠN

Tuyệt Tình Cốc là một địa danh quen thuộc trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, Trung Quốc, một hồ nước trong xanh quanh năm sương khói bao phủ như bước ra từ chốn thần tiên. Ước mơ của những ai mê kiếm hiệp là một lần được đặt chân đến Tuyệt Tình Cốc, được đắm chìm trong khung cảnh ảo diệu nơi này, được nắm lấy tay của người thương ở đó. Đà Lạt và Ninh Bình đã có những Tuyệt Tình Cốc riêng của mình. Thế nhưng, du khách đến Quy Nhơn sẽ ngỡ ngàng, vì ở đây cũng có một tuyệt tình cốc chính hiệu, cảnh sắc đẹp không thua gì những nơi khác, dễ dàng là chao đảo giới trẻ thích check in, trải nghiệm và sống ảo.
Tuyệt Tình Cốc Quy Nhơn ngày xưa được gọi là suối Đá Vàng. Tuyệt Tình Cốc Quy Nhơn nằm ẩn mình giữa ngọn núi Hàm Rồng. Nó là một đoạn hồ nước được tạo thành bởi suối Đá Long Mỹ thuộc thôn Long Thành, xã Phước Mỹ, thành phố Quy Nhơn. Nó được xem là một danh lam thắng cảnh còn hoang sơ nhưng đang được rất nhiều du khách gần xa quan tâm vì vẻ đẹp không thể nhầm lẫn và mang đậm chất điện ảnh của mình. Dòng suối này xuất phát từ núi Hàm Rồng nên người dân ở đây hay gọi là suối Hàm Rồng. Về sau có một tích gọi là Suối Ngang, rồi đến suối Đá Vàng. Vì những tảng đá to nhỏ khác nhau trên dòng suối được thiên nhiên tạo ra rất đẹp và hùng vĩ, nhất là khi nắng rọi thẳng vào lòng hồ và phơi trải trên những tảng đá.
Đường đi đến Tuyệt Tình Cốc Quy Nhơn rất dễ dàng. Từ trung tâm Thành phố Quy Nhơn bạn di chuyển dọc theo Quốc lộ 1A hướng đèo Cù Mông. Cho đến khi gặp đèn đỏ ngã tư Long Mỹ, dưới chân dốc Ông Phật. Bạn rẽ phải đi tiếp tục về hướng Long Mỹ theo đường bê tông. Đi qua khỏi Khu công nghiệp Long Mỹ chừng 3km, gặp ngã ba rẽ trái vào Hồ Long Mỹ. Sau đó bạn sẽ lên hồ để vào Suối Đá vàng Long Mỹ. Hiện nay hồ đang mở cửa cho du khách vào tham quan miễn phí, bạn chỉ cần trả 10.000 đồng cho một chiếc xe gửi tại đây.
Tuyệt Tình Cốc Quy Nhơn nằm tận sâu trong núi rừng. Nước mưa và mạch nước ngầm, kết hợp với những tảng đá chìm nổi vô tình tạo nên một dòng suối với màu xanh ngọc bích cực kỳ ảo diệu. Nước suối đá được chảy từ trên cao đỉnh núi xuống, chen lẫn những kẻ đá tạo thành những dòng thác trắng xóa, bọt tung ảo diệu. Nhiều gốc cây cổ thụ chìa tán ra tận giữa dòng suối. Hơi nước vảng vất khắp nơi. Cảnh đẹp ở đây sẽ khiến mọi người liên tưởng đến một tuyệt tình cốc trong cổ trang kiếm hiệp. Tiếng chim hót, tiếng róc rách của suối, tiếng vang dội của đại ngàn thực sự tạo nên một cảnh quan thần tiên như cổ tích, thần thoại.


Nguồn: https://123didulich.com/tuyet-tinh-coc-quy-nhon-suoi-da-vang-binh-dinh/

Đi tham quan những nơi có cảnh sắc tuyệt trần thế này, mà không ghi lại cho mình một tấm ảnh thì quả là uổng phí. Nơi đây đang là trung tâm selfie sống ảo của giới trẻ. Càng đi lên cao sẽ có rất nhiều khu thác đẹp khác. Bạn lại có cơ hội đưa vào bộ sưu tập hình ảnh sống ảo của mình. Chẳng cần chỉnh sửa, chẳng cần nhiều app xịn xò, khung cảnh nơi đây tự nó đã là một bức tranh thần tiên. Bạn cũng đừng bỏ qua cơ hội được tắm nước Giếng Tiên nhé. Cái tên Giếng Tiên thường gợi nhớ đến những địa danh đã được các nàng tiên lựa chọn làm nơi trút xiêm y vùng vẫy, cũng là nơi mang vẻ đẹp không khác gì chốn Bồng lai tiên cảnh. Đó là một hốc nước rộng và trong vắt, quanh năm không bao giờ khô cạn. Giếng Tiên là nơi có thể giúp bạn lấy lại tinh thần sảng khoái. Tắm ở giếng cũng có cái cảm giác khác biệt nhiều với tắm ở biển, không thô ráp, không vẫy vùng sóng vỗ, nhưng lại được mơn trớn trong hơi nước và tiếng thác ì ầm. Cảm giác được ngâm mình trong dòng nước mát hoặc phơi mình trên những tảng đá khổng lồ cũng thú vị không kém. Mỗi dịp cuối tuần, du khách đến đây sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều thanh niên địa phương đến đây tổ chức picnic, vui chơi, ca hát. Bạn cũng có thể tổ chức một buổi BBQ hấp dẫn bằng chính những thức ăn mà mình đã chuẩn bị theo.
Khí hậu Quy Nhơn - Bình Định rất đẹp, nên bạn đi đến đây vào mùa nào trong năm cũng thích hợp. Tuy nhiên để đạt được những tấm ảnh vượt tầm mong đợi thì thàng 9 đến tháng 5 được xem là khoảng thời gian tuyệt vời nhất của Tuyệt Tình Cốc Quy Nhơn. Vì thời điểm này nước sẽ nhiều và trong xanh nhất, mặt hồ lấp lánh ánh nắng nhìn như tiên cảnh nhân gian. Bạn chỉ cần chọn một góc ưng ý và bắt đầu diễn, chắc chắn sẽ có được những bức ảnh đẹp vi diệu để đời. Đến Quy Nhơn, nhớ thu xếp thời gian ghé Tuyệt Tình Cốc như một trong những cảnh quan đẹp tự nhiên mà đất trời đã ban cho vùng đất Bình Định này nhé./.

NÚI ĐÁ ĐEN – BỨC TƯỜNG THÀNH VỮNG CHÃI CỦA QUY NHƠN Thành phố Quy Nhơn lâu nay vẫn luôn được mệnh danh là một thành phố ...
12/08/2022

NÚI ĐÁ ĐEN –
BỨC TƯỜNG THÀNH VỮNG CHÃI CỦA QUY NHƠN

Thành phố Quy Nhơn lâu nay vẫn luôn được mệnh danh là một thành phố biển hiền hòa, thanh bình và hết sức tươi đẹp trên con đường du lịch xuyên suốt dải đất miền Trung. Giống như Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn cũng được thiên nhiên ưu ái cho một bờ biển dài hút mắt. Bờ biển đó chạy dọc thành phố và nằm sát dưới chân của những ngọn núi, ghềnh đá ăn lan ra biển. Ở phía Bắc thành phố này có một ngọn núi, sừng sững, vững chãi và bao năm nay luôn được xem như bức tương thành chắn gió tự nhiên, bảo vệ thành phố và ghe thuyền của ngư dân. Đó chính là núi Đá Đen (hay còn gọi là ngọn Tam Tòa) với làng chài Hải Minh xinh đẹp, thơ mộng nằm bình yên dưới chân núi.

Nguồn: Review quy nhơn bình định

Muốn đến được núi Đá Đen, thi thố tài năng leo núi, ngắm cảnh, check in rất thú vị thì trước hết du khách phải di chuyển từ Quy Nhơn sang làng chài Hải Minh. Làng Chài Hải Minh - Quy Nhơn là một làng chài nhỏ dại nằm trên bán đảo Phương Mai thuộc Vùng 09, phường Hải Cảng, đô thị Quy Nhơn. Đấy là một trong số ít làng chài ở Quy Nhơn được khá nhiều du khách biết tới và ghé thăm. Khởi hành từ Thành phố Quy Nhơn bằng phương tiện ôtô, xe máy,… du khách đi theo hướng đường Trần Hưng Đạo khoảng 40 phút. Dọc theo đường Trần Hưng Đạo sẽ đến cảng. Du khách mua vé thuyền hoặc cano tại cảng để dịch chuyển đến làng chài chỉ mất 10-15 phút. Trên những chuyến cano đó, du khách sẽ được thưởng thức những làn gió biển mát rượi thổi vào mặt, vào gáy, sẽ thêm sảng khoái và tỉnh táo cho một ngày vui chơi nhiều năng lượng. Có lẽ du khách nên chuẩn bị cho mình những bộ đồ thật gọn nhẹ để tham gia leo núi, cũng có thể mang theo những bộ váy maxi nhiều màu sặc sỡ để tạo những bức ảnh ảo diệu giữa khung cảnh thiên nhiên núi non hùng vỹ. Lưu ý là du khách tham quan làng chài Hải Minh và Núi Đá Đen là hoàn toàn miễn phí nhé.
Khi đặt chân lên làng chài, ấn tượng đầu tiên của du khách là hình ảnh của rất nhiều những chiếc ghe thuyền của ngư dân đậu san sát nhau, sát cạnh đó là bến cá nhỏ, là nơi tập trung của tàu thuyền sau mỗi ngày bội thu cập bến. Tiếng nói cười, tiếng sóng biển trộn lẫn vào nhau tạo nên một âm thanh xôn xao báo hiệu ngày mới ấm áp. Du khách sẽ nhẹ nhàng di chuyển theo những con đường quanh co, uốn lượn trong làng chài, xen lẫn là những ngôi nhà tường trắng, ngói đỏ được xây dựng từ lâu, trông rất dễ thương và xinh xắn. Càng đi về phía chân núi, đường sẽ dốc hơn và nhà cửa cũng thưa dần hơn. Du khách sẽ di chuyển lên cao để đến được chân tượng đài Trần Hưng Đạo, bức tượng đức Thánh được chạm trổ uy nghi với tư thế rất dũng mãnh, một tay chống hông, một tay chỉ thẳng ra biển biểu trưng cho sự bảo hộ cho người dân trước sự hung bạo của biển cả mênh mông.
Sau khi du ngoạn tượng đài Trần Hưng Đạo, du khách tiếp tục hành trình đầy thách thức với những cây leo, cỏ dại, những bụi sim sim, dúi dẻ thấp lè tè, chen lẫn với những cây bàng biển cao vút, vượt qua con đường mòn khúc khuỷu, chinh phục núi Đá Đen (núi Tam Tòa) và tận mắt chứng kiến dấu tích Trường Lũy xưa với nhiều trị giá lịch sử văn hoá. Giống như núi Hải Vân che chở cho thành phố Đà Nẵng xinh đẹp, núi Đá Đen cũng ngày ngày che chở cho phía Đông Bắc của thành phố Quy Nhơn. Chinh phục núi Đá Đen có chút nan giải nhưng: “Núi cao lên đến tận cùng,/ Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Hồ Chí Minh). Đứng trên đỉnh núi Đá Đen bạn sẽ được hít thở không khí trong lành, bạn có thể phóng tầm mắt ra bao la không gian trước mặt. Đó là mũi Tấn cùng cảnh Quy Nhơn đang nhộn nhịp những chuyền thuyền viễn dương sừng sững. Đó là bờ biển Phương Mai cát vàng biển xanh thoai thoải, đó là làng chài Hải Minh yên bình nép mình dưới chân núi. Thật là một cảm giác khoan khoái, thoải mái vô cùng. Lúc này, bạn hãy thật nhanh tay để chụp lại những khoảnh khắc chỉ có bạn, bầu trời rộng lớn, ngọn núi cao vút và mặt biển mênh mông đầy ảo diệu. Đảm bảo không cần chỉnh sửa, bạn đã có những bức hình khiến bạn bè ở nhà phải ganh tị.
Sau khi đã chiêm ngưỡng cảnh quan trên đỉnh núi và đã dằn túi cho mình một kho ảnh ảo kha khá, bạn có thể từ từ di chuyển xuống dưới chân núi để thưởng thức một vài món đặc sản của làng chài. Ở đây có món bánh xèo mực rất hấp dẫn, những chú mực tươi rói to hơn một ngón tay sau khi được sửa sạch, không cần lấy túi, sẽ được cho thẳng vào chảo dầu. Độ nóng của dầu sẽ làm những chú mực đen óng ánh ấy chuyển sang đỏ au trông rất bắt mắt. Chỉ cần một ít rau sống, dưa hành, một bát nước mắm ớt cay ngọt đậm đà là du khách đã có một bữa ăn ngon miệng và rất khó quên.
Du lịch Quy Nhơn không phải ngẫu nhiên mà mấy năm gần đây được các tạp chí du lịch danh tiếng trong và ngoài nước đánh giá cao. Có lẽ một phần nhờ vào sự ưu ái của thiên nhiên và đặc trưng tính cách văn hóa của người dân vùng biển hiền lành, mến khách. Nếu như đã quen với những ngọn núi ở gần thành phố thì việc di chuyển, tham quan một ngọn núi nằm hơi xa và lại có một ngôi làng thanh bình sát bên thì sẽ có cái thú vị riêng không nhầm lẫn của nó. Cho nên đi Núi Đá Đen quả thật đem lại nhiều dư vị cho du khách./.

KHÁM PHÁ LÀNG CHÀI HẢI MINH - QUY NHƠNBán đảo Phương Mai như một bình phong khổng lồ tọa lạc ở phía biển ôm trọn thành p...
12/08/2022

KHÁM PHÁ LÀNG CHÀI HẢI MINH - QUY NHƠN

Bán đảo Phương Mai như một bình phong khổng lồ tọa lạc ở phía biển ôm trọn thành phố Quy Nhơn. Không chỉ có biển, bán đảo Phương Mai có những núi đá trùng điệp từng là vị trí quan trọng, là nơi ghi nhiều chiến công của vị anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Ở ven bán đảo Phương Mai có một ngôi làng ngư dân cổ, tên là Hải Minh. Du lịch Hải Minh - Quy Nhơn, du khách có thể khám phá những địa điểm nổi tiếng ở đây như núi Đá Đen, hải đăng Phước Mai và đặc biệt nhất là tượng đài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, một vị thánh từ lâu đã được xem là bảo hộ quan trong cho những chuyến hải trình xa khơi, đằng đẵng của người dân miền biển.
Từ cầu Hàm Tử, du khách sẽ được lên ghe gỗ qua Hải Minh. Đoạn đường di chuyển khá ngắn cùng với thời điểm khoảng 10-15 phút là hành khách sẽ tới được với làng chài. Cảm hứng lênh đênh trên mặt biển cùng xúc cảm thư thái của gió bao giờ cũng là những trải nghiệm tươi vui, hứng khởi. Từ xa, du khách đã có thể thấy đuọc những chiếc thuyền xanh ngắt đang đậu san sát mặt biển và những chú chim hải âu, chim yến đang bay liệng trên bầu trời. Một ngôi làng với bối cảnh bốn bề gió thổi bao la, không khí luôn trong lành khoáng đãng, cái nắng ở làng chài hải Minh bỗng nhiên cảm nhận thấy đẹp vô cùng. Nếu muốn, bạn có thể nhờ chú chủ thuyền tạm tắt máy trong vài phút, cảm giác ngồi lênh đến trên những ngọn sóng hiền hòa cũng thật sự mênh mang khó tả.
Đến làng chài Hải Minh - Quy Nhơn, du khách không chỉ được đắm mình trong vẻ xinh đẹp, thanh bình của thiên nhiên còn được tìm hiểu chiêm ngưỡng cảnh đẹp và cuộc sống sôi động của con người nơi đây. Du khách tham quan luôn được tiếp đón nồng hậu, rồi cùng tham gia chèo thuyền thúng, ra khơi giăng lưới, thả câu bắt tôm cá,… với ngư dân. Tiếng nước xô liên hồi vào ghềnh đá thật vang, giòn như chính tiếng cười của người dân chài nơi đây. Dạo chơi trên những con đường của làng chài, du khách không khó để bắt gặp tụi nhỏ vui đùa hồn nhiên, với đôi mắt nhìn trong suốt, ngây thơ. Những người đánh cá vác lưới đứng nhìn con nước, ngoài xa thuyền câu đêm lác đác đã lên đèn… Cái xúc cảm tuyệt diệu khi đón bình minh và hoàng hôn trên biển Hải Minh cũng là một sự trải nghiệm đầy lí thú mà bạn đừng nên bỏ lỡ… Trên làng chài có một số các homestay do người dân trên đảo mở ra, khá tiện nghi và được bài trí theo phong cách đại dương, vừa bắt mắt vừa gần gũi, có cả hệ thống tắm nóng lạnh bên cạnh những cái giếng nước trong mát rượi. Hãy tưởng tượng, đứng bên cạnh một cái giếng xưa và múc lên những gầu nước tươi mát, đó là cả một tuổi thơ đang quay về. Nhịp sống ở làng chài Hải Minh nhẹ dịu, êm ả như 1 bài thơ!


Nguồn: https://quynhontourist.com/lang-chai-hai-minh/

Nhắc đến Hải Minh, điều đầu tiên nhiều người sẽ nhớ là tượng đài anh hùng dân tộc Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Tượng đài cao khoảng 40m này được xây dựng từ năm 1973 và ngay từ đó đã trở thành biểu tượng của Hải Minh, được nhiều người tìm đến chiêm bái. Từ chân tượng đài, nhìn về 4 hướng, ta có thể thu vào tầm mắt cả một vùng trời, biển mênh mông. Bên dưới là làng chài nép mình bên bờ cát; bên kia eo biển là Quy Nhơn như một dải lụa vắt ngang trời, xa hơn một chút là cây cầu vượt biển Thị Nại. Nếu nhìn ra vùng vịnh ngoài khơi xa, sẽ thấy những con tàu vượt đại dương, lớp neo đậu bên ngoài chờ vào cảng, lớp nối đuôi rẽ sóng chầm chậm ra - vào cảng Quy Nhơn… Bởi có vị thế đặc biệt như vậy, nên từ hàng ngàn năm trước, Hải Minh đã có đồn lũy, binh lính thường trú để kiểm soát cả một vùng biển trời. Câu thơ “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt” của Bà Huyện Thanh Quan thật phù hợp để nói về tượng đài Trần Hưng Đạo. Bức tượng đài này trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn sừng sững đứng đó, như 1 hình tượng của bản lĩnh, niềm tin sắt đá. Người ta tin rằng tượng đài Trần Hưng Đạo đó chính là “vị thần hộ mệnh” của những người dân Bình Định. Hễ có tai ương gì sắp sửa ập tới mảnh đất Bình Định thì đều được Đức Thánh Trần che chở, chỉ tay đi xa về vị trí khác.
Làng Chài Hải Minh - Quy Nhơn đúng rất thích hợp cho những du khách thích khám phá. Đến du lịch ở đây, bạn còn có có hội chinh phục núi Đá Đen ở phía bên trên tượng đài. Những dốc núi cây nối cây kích thích người chinh phục. Đứng trên đỉnh núi Đá Đen, bạn có thể ngắm thành phố bao quát bốn phía; thấy cây cầu Thị Nại nối liền Quy Nhơn với Nhơn Lý, thấy Cù Lao Xanh êm đềm biển lặng,….Tại núi Đá Đen còn có dấu tích của Trường Lũy xưa với nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Phong cảnh hoang sơ, núi non trùng điệp, sóng biển vỗ rì rào hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.
Du khách có thể tiếp tục chuyến hành trình tại làng chài Hải Minh bằng việc tham quan ngọn hải đăng Phước Mai. Ngọn hải đăng Phước Mai tọa lạc ở chóp mũi bán đảo Phương Mai, được người Pháp xây dựng cách đây hơn 100 năm. Tại đây, bạn để được đắm mình trong một khoảng không gian ngập gió, đầy nắng và rộn tiếng chim… Nếu hành khách là người sùng bái đạo Phật thì khi tới làng chài Hải Minh nên ghé chùa Hải Long để lễ bái. Chùa được nằm tại vị trí đẹp, trước mặt chùa là cửa biển Thị Nại, sau lưng chùa, bên kia núi là Thái Bình Dương, bên tả chùa là Gành Cọp, trường lũy với pháo đài phòng thủ từ xa xưa, đứng sừng sững trên mé biển, bên hữu chùa là núi Tam Tòa, đền thờ thần núi rất linh thiêng. Đến đây du khách sẽ có được sau những hành trình dài thấm mệt là để thấy những phút giây tĩnh tâm, sâu lắng, bình yên cùng thiên nhiê, đất trời.
Hải sản ở làng chài Hải Minh được chế biến thơm ngon, giản dị từ bàn tay của các ngư dân. Vì ở đây là đảo nên hải sản: nghêu, sò, ốc, hàu, … con nào con nấy cũng đều tươi lớn hết nhưng giá lại vô cùng rẻ. Bạn cũng dễ dàng nhận thấy xung quanh làng chài có nhiều nhà hàng nổi trên mặt biển, với những bè thả cá, sò hàu, cua tươi sống. Với bàn tay chế biến khéo léo của những người dân địa phương, bạn sẽ cảm nhận những món ăn vô cùng thích mắt, quyến rũ. Bạn hãy thưởng thức món bánh xèo mực ngon trứ danh ở làng chài Hải Minh. Cá sòng tươi nướng than, rau sống, bánh tráng, nước mắm nhĩ, bia Quy Nhơn, chúng ta ngồi lại bên nhau vừa nhâm nhi vừa chuyện trò. Bún cá cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho chiếc bụng đói của bạn sau một ngày khám phá làng chài Hải Minh. Đây có lẽ là khoảnh khắc tuyệt vời sau mỗi chuyến đi, khi được ngồi lại bên nhau và cùng thưởng thức ẩm thực ngon lành, hấp dẫn.
Nếu muốn, du khách có thể đi chơi xuống bãi Rạng tắm biển. Tha hồ tắm biển, lựa chọn cho mình những miếng san hô xinh về làm kỷ niệm. Dọc theo lối mòn của những con đường quanh co vào làng, người ta có cảm xúc như địa chỉ này gần giống một thế giới trọn vẹn khác biệt khác hẳn với những gì ồn ào, tấp nập thường ngày. Thời gian như ngưng đọng lại. Khung cảnh thơ mộng, yên ả nơi đây sẽ đưa hành khách trở về với tuổi thơ và những hành trình khám phá nhiều điểm nổi bật. Lưu ý nếu các bạn có tổ chức dã ngoại, sau khi xong xuôi nhớ dọn dẹp, bỏ rác đúng địa chỉ quy định, trả lại phong cảnh tự nhiên vốn có của nơi đây. Hãy luôn sạc đầy pin, kèm mang theo sạc dự phòng sẽ được chụp choẹt thả ga nhé./.

VỀ QUY NHƠN NGHE SUỐI MƠ REONgày nay, không thể phủ nhận trong cộng đồng du lịch rằng những người mến yêu Quy Nhơ...
12/08/2022

VỀ QUY NHƠN NGHE SUỐI MƠ REO

Ngày nay, không thể phủ nhận trong cộng đồng du lịch rằng những người mến yêu Quy Nhơn rất nhiều và ngày càng nhiều. Dù đã đặt chân hay chỉ mới nghe nói về Quy Nhơn, người ta đã sôi nổi, nhiệt huyết và muốn xách balo lên mà đi ngay. Trong số những địa điểm tham quan hoang sơ, tự nhiên xung quanh Quy Nhơn, phải kể đến suối Mơ, một dòng suối nằm ngay gần thành phố và là nơi giới trẻ check in quanh năm, giữa tiếng suối reo và cỏ cây xanh mát.
Cái tên suối Mơ có do đâu? Vào cuối mùa mưa, con suối trở nên thơ mộng và quyến rũ được nhiều người đến tham quan, khám phá. Họ đã ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ của những ngọn thác trắng xóa, những hồ nước trong xanh, một vẻ đẹp chỉ có trong nhiều giấc mộng, hiếm có ngoài đời thực, có lẽ vì thế, họ đã đặt tên cho suối là Suối Mơ. Khu du lịch sinh thái Suối Mơ nằm dưới cung đường đèo Cù Mông (con đèo nối hai tỉnh Bình Định và Phú Yên), thuộc khu vực 8, phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, chỉ cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20 phút đi bằng xe máy, thuận tiện cho những người yêu thích khám phá thiên nhiên, nhất là những bạn trẻ say mê du lịch phượt. Giá vé vào cổng là 30.000 đồng/ người.
Xuất phát từ trung tâm thành phố, đến ngã ba Phú Tài là rẽ trái, đi thêm khoảng 8km, từ trên trục đường Quốc lộ 1 dưới chân đèo Cù Mông, rẽ tay phải sẽ thấy một con đường nhỏ bằng bê tông xi măng dẫn vào Suối Mơ rợp mát bóng cây xanh, văng vẳng tiếng chim, âm vang tiếng thác… Nơi đây dường như tránh xa mọi ồn ào, xô bồ, nhộn nhịp của cuộc sống bên ngoài phố thị. Điểm nhấn của khu du lịch sinh thái Suối Mơ là hệ thống ao hồ rộng lớn. Trên mặt hồ có ngôi nhà sàn thủy tạ được dựng lên làm điểm dừng chân cho khách phương xa. Tại nhà sàn, du khách có thể thưởng thức các món dân dã đậm đà hương vị miền đất võ Bình Định. Ở đây cũng có dịch vụ câu cá cho du khách. Cảm giác lim dim buông cần chờ đợi và sau đó nhờ nhà hàng chế biến thức ăn từ chính những chú cá bắt được thực sự hấp dẫn. Giá dịch vụ ở đây cũng rất vừa túi tiền. Bắt đầu từ hồ Thủy tạ, đường lên thác Suối Mơ tương đối dễ đi, bằng phẳng và có nhiều tảng đá to ven đường để du khách có thể nghỉ chân.

Nguồn: http://dulichbinhdinh.com.vn/vi/news/tin-du-lich/quy-nhon-mua-suoi-reo-584.html

Du khách đi theo đường mòn tầm 10 phút là sẽ thấy một vũng hồ rộng, nước rất trong xanh, được bao quanh bởi các tảng đá lớn, ẩm ướt. Chung quanh là cây cối xanh mát và có thể ngâm mình thoả thích. Đi tiếp theo dòng nước về phía đầu nguồn là vũng hồ nhỏ hơn. Những dòng nước nhỏ luồn qua các khe đá tạo thành dòng nước lớn rồi gieo xuống lòng hồ. Ngồi trên những mảng đá khỏa chân xuống dòng nước, bạn cảm nhận cái mát lạnh và không gian trong lành tuyệt đối. Vẻ đẹp của thác Suối Mơ là khi hoàng hôn buông xuống, ánh mặt trời vàng nhạt xuyên qua những cây cổ thụ già nua rồi dần tắt lịm, chỉ còn tiếng thác chảy vang vọng khắp núi rừng. Nếu có hứng thú, bạn có thể tiếp tục đi theo đầu nguồn để chiêm ngưỡng tận mắt vẻ đẹp của thác nước. Thác cao tầm 4-5m và quanh năm tuôn đổ ầm ầm từ trên cao xuống, tạo nên một cảnh quan vừa hùng vỹ vừa dữ dội. Trên cao tiếng chim bay về gọi giục giã trên những ngọn cây, làm vang vọng cả không gian hoang sơ, u tịch trong bóng chiều, khiến lòng người cảm thấy bâng khuâng. Khi bạn bước chân trở về, dường như vẫn nghe tiếng thác, tiếng nước đi theo mình, như níu lấy bước chân du khách và hẹn hò cho những lần gặp sau.
Nhờ có cảnh quan hoang sơ đẹp đẽ, nhờ vị trí địa lý thuận lợi, nằm ngay sát quốc lộ 1A nên từ lâu nay suối Mơ đã luôn là một địa điểm thu hút nhiều dấu chân của du khách mỗi khi đến Quy Nhơn. Nếu ghé đến đây, sau những ngày đắm mình trên cát vàng biển xanh, du khách nên ghé đến tham quan sông suối như một sự đổi gió thú vị./.

HÀO HÙNG LỄ HỘI ĐỐNG ĐA – TÂY SƠN, BÌNH ĐỊNHHoà trong không khí mùa xuân ấm áp đất trời, người dân Bình Định và du khách...
12/08/2022

HÀO HÙNG LỄ HỘI ĐỐNG ĐA – TÂY SƠN, BÌNH ĐỊNH

Hoà trong không khí mùa xuân ấm áp đất trời, người dân Bình Định và du khách thập phương nô nức trẩy hội Đống Đa, Tây Sơn. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào mùng 4, mùng 5 tháng Giêng tại Bảo tàng Quang Trung, thôn Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Lễ hội đã trở thành điểm nhấn du lịch thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tìm hiểu và vui chơi.


https://www.vntrip.vn/cam-nang/le-hoi-dong-da-tay-son-binh-dinh-59930

Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn là lễ hội được tổ chức trên mảnh đất quê nhà của Quang Trung - Nguyễn Huệ, nhằm tưởng nhớ chiến thắng oanh liệt của nghĩa quân Tây Sơn trước 2 vạn quân Thanh. Đây là chiến thắng có ý nghĩa quyết định đối với việc ổn định giang sơn, thống nhất đất nước của vua Quang Trung. Chiến thắng này đã khiến cho triều đình Mãn Thanh phải tâm phục, khẩu phục đối với tài năng quân sự kiệt xuất của vị anh hùng áo vải, kết thúc mưu đồ xâm lăng của ngoại bang. Với ý nghĩa lớn lao đó, hàng năm, tỉnh Bình Định đều long trọng tổ chức lễ hội để con cháu đời đời ghi nhớ vị anh hùng: “Mà nay áo vải cờ đào, Giúp dân dựng nước xiết bao công trình”.
Lễ hội bắt đầu được tổ chức từ ngày mùng 4 âm lịch với phần khai hội là nghi lễ dâng hương, dâng hoa tại tượng đài Quang Trung ngay giữa bảo tàng và điện thờ Tây Sơn tam kiệt. Phần nghi lễ diễn ra trang trọng trong khói hương nghi ngút, cờ phướn rợp trời và tiếng trống, kèn, nhạc võ đặc trưng của miền đất võ. Sau đó, du khách sẽ được xem màn biểu diễn võ thuật đặc sắc trên sân khấu được dàn dựng ngay trước bảo tàng. Các thế võ, bài võ được tập luyện đẹp mắt, công phu nhất sẽ được các võ sĩ biểu diễn vô cùng sống động. Các thế võ nổi tiếng của đất Tây Sơn từng được bạn bè quốc tế khâm phục như ngọc trản quyền, hùng kê quyền, tứ hải, bạch điêu, thái sơn côn, tùy hình kiếm… sẽ được tái hiện trên sân khấu trong tiếng trống, tiếng chiêng vang động đất trời. Du khách sẽ được sống lại với không khí hào hùng của những buổi tập trận, những trận chiến sinh tử của nghĩa quân Tây Sơn uy võ. Từ đó, du khách thêm phần tự hào với chiến tích vĩ đại của ông cha, được sống trong không khí sôi động một thời đã qua để càng trân trọng cuộc sống thanh bình hôm nay.
Sang mùng năm, du khách sẽ được đón chào tự do trong khuôn viên của bảo tàng. Hàng loạt những trò chơi dân gian, các gian hàng bán nhiều mặt hàng ăn uống, lưu niệm, trang phục… sẽ được bày ra trước và trong khuôn viên của bảo tàng. Người dân và du khách với niềm hân hoan, phấn khởi bước vào không gian lễ hội. Du khách có thể tham gia vào hội đánh bài chòi với sân khấu bài chòi được dựng lên ngay trong khuôn viên bảo tàng. Trò chơi dân gian này thu hút khá đông người tham gia với sự sôi động của lời ca tiếng hát. Du khách cũng có thể ghé mua những chiếc nón nhiều màu sắc được làm bằng giấy màu rất đẹp mắt của các gian hàng bên lối đi. Hoặc ngồi xuống xem quẻ đầu năm cùng ông thầy bói ngồi nép bên đường. Du khách yêu nghệ thuật có thể đến xin chữ đầu năm của ông đồ…


https://www.vntrip.vn/cam-nang/le-hoi-dong-da-tay-son-binh-dinh-59930
Đa số du khách đến lễ hội đều đến trước tượng Quang Trung đặt trước bảo tàng để cầu người ban cho những điều tốt đẹp. Sau đó, bạn có thể vào bên trong bảo tàng để tham quan, chụp ảnh và nghe giới thiệu về các hiện vật được trưng bày bên trong của nhà Tây Sơn.
Lễ hội Đống Đa từ lâu đã trở thành nơi vui chơi đầu năm của người dân địa phương và cả du khách có dịp đến Bình Định trong dịp xuân về. Trong dòng người nô nức kéo về lễ hội ấy, đa số họ đều có chung một niềm tự hào về lịch sử ông cha và cùng ao ước cho trang sử hào hùng ấy sẽ được viết tiếp ở thế hệ tiếp sau. Hãy về Tây Sơn, Bình Định vào dịp lễ hội để được chứng kiến không khí thiêng liêng này nhé!

Address

Quy Nhon

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Du lịch Quy Nhơn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Du lịch Quy Nhơn:

Videos

Share


Other Tourist Information Centers in Quy Nhon

Show All