English Club

English Club Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from English Club, Quynh Van Commune, Quynh Luu.

Nếu theo quy luật này thì mình chỉ có 8 giờ để dành cho bản thân.Một ngày có 24 tiếng, trong đó- 8 tiếng làm việc- 8 tiế...
19/08/2024

Nếu theo quy luật này thì mình chỉ có 8 giờ để dành cho bản thân.
Một ngày có 24 tiếng, trong đó
- 8 tiếng làm việc
- 8 tiếng ngủ
- 8 tiếng còn lại để sử dụng.

Các bạn dùng 8 tiếng còn lại để làm gì vậy?

18/11/2023

GO + V-ing
--> go swimming/go fishing/go skiing/go jogging v.v...
Chúng ta dùng GO + V-ing cho các hoạt động, đặc biệt là trong thể thao.
--> go shopping/go sightseeing
Ví dụ:
- I would like to go swimming/Tôi thích đi bơi.
- Margaret has got two horses. She often go riding./Margaret có 2 con ngựa. Cô ấy thường đi cưỡi ngựa.

11/11/2023

Động từ Bất quy tắc (Irregular Verbs)

Khi động từ ở cột quá khứ và quá khứ phân từ không kết thúc bằng đuôi "ed" thì động từ đó được gọi là động từ bất quy tắc.
--> Với 1 số động từ bất quy tắc, tất cả 3 thể (Nguyên thể, quá khứ và quá khứ phân từ) đều giống nhau.
Ex: Động từ: hit, cost, bet, burst, cut, v.v.

--> Với các động từ bất quy tắc khác, thể quá khứ giống thể quá khứ phân từ. (Nhưng khác với nguyên thể)
Ex: tell --told --told; catch --caught--caught; bring--brought--brought v.v.

--> Với các động từ bất quy tắc khác thì cả 3 thể đều khác nhau.
Ex: Blow--blew--blown; drink--drank--drunk; ring-rang-rung v.v.

Bảng Động từ bất quy tắc thì các em xem sách hoặc tải trên google về nhé

Sau đây là mẹo nhớ động từ bất quy tắc như sau:
a. Động từ có Nguyên thể (V) tận cùng là “eed” thì V2, V3 là “ed”
Ví dụ:
- Feed (V) → fed (P) → fed (PP) : nuôi dạy
- Bleed (V) → bled (P) → bled (PP): làm chảy máu

b. Động từ có V tận cùng là “ay” thì P (thể quá khứ), PP (Qúa khứ phân từ) là “aid”
Ví dụ:
- Say (V) → said (P) → said (PP): nói
- Lay (V) → laid (P) → laid (PP): đặt để

c. Động từ V có tận cùng là “d” thì là “t”
Ví dụ:
- Bend(V) → bent (P) → bent (PP): uốn cong
- Send(V) → sent (P) → sent (PP): gởi

d. Động từ V có tận cùng là “ow” thì P là “ew”, PP là “own”
Ví dụ:
- Blow (V) → blew (P) → blown (PP): thổi
- Grow (V) → grew (P) → grown (PP): mọc, trồng

e. Động từ V có tận cùng là “ear” thì P là “ore”, PP là “orn” (động từ hear ngoại lệ)
Ví dụ:
- Bear (V) → bore (P) → borne (PP): mang, chịu (sanh đẻ)
- Swear (V) → swore (P) → sworne (PP): thề thốt

f. Động từ V có nguyên âm “i” thì P là “a”, PP là “u”
Ví dụ:
- Begin (V) → began (P) → begun (PP): bắt đầu
- Drink (V) → drank (P) → drunk (PP): uống

g. Động từ có V tận cùng là “m” hoặc “n” thì P, PP giống nhau và thêm “t”
Ví dụ:
- Burn (V) → burnt (P) → burnt (PP): đốt cháy
- Dream (V) → dreamt (P) → dreamt (PP): mơ, mơ mộng

Với những mẹo này hi vọng các em sẽ có cách nhớ nhiều động từ bất quy tắc.

08/11/2023

Cách dùng động từ có quy tắc (Regular Verbs):
1. Nguyên tắc thêm đuôi "ed"
a. Nguyên tắc chung, thêm “ed” vào các động từ tiếng Anh thông thường để biến chúng thành quá khứ. Tuy nhiên, nếu động từ kết thúc bằng “e”, chúng ta sẽ chỉ thêm “d” vào nó.
wait --> waited
agree --> agreed
use --> used

b. Động từ tận cùng bằng phụ âm + “y” thì đổi “y” thành “i” trước khi thêm “ed”.
study --> studied
bury --> buried
carry --> carried

c. Động từ kết thúc bằng nguyên âm + “y”, chúng ta sẽ chỉ thêm “ed” vào động từ.
Play --> played
obey --> obeyed
pray --> prayed

d. Động từ chỉ có 1 âm tiết, tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm thì gấp đôi phụ âm trước khi thêm “ed”
beg --> begged
chat --> chatted
shop --> shopped
slip --> slipped

e. Động từ nhiều âm tiết, tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm có trọng âm ở âm tiết cuối thì gấp đôi phụ âm trước khi thêm “ed”
admit --> admitted
permit --> permitted
prefer --> preferred

d. Động từ tận cùng bằng “L” thì gấp đôi phụ âm “L” (ngay cả khi trọng âm không ở âm tiết cuối) và thêm “ed”
travel --> travelled
refuel --> refuelled
signal --> signalled
cancel --> cancelled

f. Động từ tận cùng bằng “c” thì thêm “k” trước khi thêm “ed”
traffic →trafficked
picnic →picnicked

2. Cách phát âm
- Đuôi ed được phát âm là /id/ khi động từ phát âm cuối là /t/ hoặc /d/.

Từ vựng --> Phát âm
decided /dɪˈsaɪdid/
started /stɑːtid/

- Đuôi ed được phát âm là /t/ khi động từ phát âm cuối là /s/, /f/, /p/, /ʃ/, /tʃ/, /k/ (âm vô thanh)

Từ vựng --> Phiên âm
looked /lʊkt/
kissed /kɪst/
matched /mætʃt/
washed /wɑːʃt/
laughed /lɑːft/
breathed /breθt/
helped /helpt/

- Đuôi ed được phát âm là /d/ khi động từ phát âm cuối là /b/, /d/, /g/, /δ/, /ʒ/, /dʒ/, /m/, /n/, /ng/, /l/, /r/, /y/, /w/, /v/ và /z/.
Từ vựng --> Phiên âm
played /pleɪd/
learned /lɜːnd/
damaged /ˈdæm.ɪdʒd/
used /juːzd/

Lưu ý:
+ Một số động tính từ tận cùng bằng “ed” dùng như tính từ , đọc / id/ :
– Từ ví dụ: beloved
+ Một số tính từ tận cùng bằng “ed” cũng đọc / id/:
– Từ ví dụ: aged

06/11/2023

S + Verb + (object) + to .... (I want (you) to do ect.)

Nhóm 1
want ask help would like would love
expect beg mean (=intend) would prefer would hate
ex:
He doesn't want anybody to know.
Nhóm này cũng có thể theo sau là động từ nguyên mẫu
He doesn't want to know.
Lưu ý: Riêng động "Help" có thể theo sau động từ nguyên mẫu có/không có "to"

Nhóm 2:
tell remind force enable teach
order warn invite persuade get (=persuade, arrange for)
ex:
Can you remind me to buy gifts for our nephew tomorrow?

Nhóm 3:
Advise recommend encourage allow permit forbid
Ex:
She doesn't allow us to smoke in the house
Nhóm này cũng có thể theo sau là V-ing
She doesn't allow smoking in the house

Nhóm 4:
make let
Nhóm này không cần "to"
Ex: The noise make me feel tired.

04/11/2023

Cấu trúc và cách dùng cấu trúc "Used to + V"

Nghĩa: Đã từng làm gì (Chỉ thói quen, hành động trong quá khứ)
Ex:
- He used to smoke 20 ci******es a day (Now he does not smoke any more). /Anh ấy đã từng hút 20 điếu thuốc trong 1 ngày. (Giờ anh ấy không hút thuốc nữa)

Thể khẳng định: S + USED TO + V (Nguyên thể)
Ex: She used to play piano/Cô ấy đã từng chơi đàn piano.

Thể phủ định: S + DIDN'T USE TO + V (nguyên thể)
Ex: She didn't use to play piano/ Cô ấy thường không chơi đàn piano.

Thể nghi vấn: DID + V + USE TO + V (nguyên thể)?
Ex: Did she use to play piano?/Cô ấy thường chơi piano không?

Lưu ý: Không Cấu trúc "Used to V" ở thì hiện tại.

=> "Used to V"(Từng) và "Be used to V-ing" (quen) có ý nghĩa khác nhau
- I used to smoke. (= Trong quá khứ tôi hút thuốc lá nhiều, nhưng nay tôi không còn hút thuốc lá nữa)
- I am used to smoking. (= tôi hút thuốc lá và mọi người vẫn thấy tôi hút thuốc lá và tôi vẫn tiếp tục hút thuốc lá) (Nghĩa: tôi có thói quen hút thuốc lá)

03/11/2023

Verb + to ...
Một số động từ mà theo sau nó là động từ nguyên mẫu:
offer decide hope deserve attempt promise

agree plan aim afford manage threaten

refuse arrange learn forget fail

Ví dụ:
- The American people deserve to know what went wrong./Người dân Mỹ xứng đáng được biết chuyện gì đã xảy ra.
- Can you afford to take any time off work? /Bạn có đủ khả năng để nghỉ làm bất cứ lúc nào không?

03/11/2023

Verb + -ing

Một số động từ theo sau là động từ thêm đuôi -ing:
stop delay fancy consider admit miss involve
finish postpone imagine avoid deny risk practise

Ví dụ:
- I enjoy dancing. (Tôi thích múa)
- Do you fancy going out for a meal after work? (Cậu có thích đi ăn sau giờ làm không?)

Các em có thể lấy ví dụ cho các động từ khác trên đây nhé.

Chúc các em học tốt

Nhà máy Xi Măng Tân Thắng tuyển dụng. ACE quan tâm thì liên hệ nhà máy nhé
11/10/2023

Nhà máy Xi Măng Tân Thắng tuyển dụng. ACE quan tâm thì liên hệ nhà máy nhé

05/12/2022

SOME SOCIAL RULES THAT MAY HELP YOU:

1. Don’t call someone more than twice continuously. If they don’t pick up your call, presume they have something important to attend to;

2. Return money that you have borrowed even before the person that borrowed you remember or ask for it. It shows your integrity and character. Same goes with umbrellas, pens and lunch boxes.

3. Never order the expensive dish on the menu when someone is giving you a lunch/dinner.

4. Don’t ask awkward questions like ‘Oh so you aren’t married yet?’ Or ‘Don’t you have kids’ or ‘Why didn’t you buy a house?’ Or why don't you buy a car? For God’s sake it isn’t your problem;

5. Always open the door for the person coming behind you. It doesn’t matter if it is a guy or a girl, senior or junior. You don’t grow small by treating someone well in public;

6. If you take a taxi with a friend and he/she pays now, try paying next time;

7. Respect different shades of opinions. Remember what's 6 to you will appear 9 to someone facing you. Besides, second opinion is good for an alternative;

8. Never interrupt people talking. Allow them to pour it out. As they say, hear them all and filter them all;

9. If you tease someone, and they don’t seem to enjoy it, stop it and never do it again. It encourages one to do more and it shows how appreciative you're;

10. Say “thank you” when someone is helping you.

11. Praise publicly. Criticize privately;

12. There’s almost never a reason to comment on someone’s weight. Just say, “You look fantastic.” If they want to talk about losing weight, they will;

13. When someone shows you a photo on their phone, don’t swipe left or right. You never know what’s next;

14. If a colleague tells you they have a doctors' appointment, don’t ask what it’s for, just say "I hope you’re okay". Don’t put them in the uncomfortable position of having to tell you their personal illness. If they want you to know, they'll do so without your inquisitiveness;

15. Treat the cleaner with the same respect as the CEO. Nobody is impressed at how rude you can treat someone below you but people will notice if you treat them with respect;

16. If a person is speaking directly to you, staring at your phone is rude;

17. Never give advice until you’re asked;

18. When meeting someone after a long time, unless they want to talk about it, don’t ask them their age and salary;

19. Mind your business unless anything involves you directly - just stay out of it;

Nguồn: copy from internet

28/08/2022

Some Economic words
1. Trust: tin cậy
2. Transparency: sự minh bạch
3. Liquidity: tính thanh khoản
4. Herding: bầy đàn
5. Quantitative easing: gói kích cầu

How do you want to be remembered?
27/08/2022

How do you want to be remembered?

Tổng hợp các thuật ngữ Tiếng Anh về xuất nhập khẩu, gửi mọi người tham khảo:1. On-spot Export: xuất khẩu tại chỗ2. On-sp...
15/04/2020

Tổng hợp các thuật ngữ Tiếng Anh về xuất nhập khẩu, gửi mọi người tham khảo:
1. On-spot Export: xuất khẩu tại chỗ

2. On-spot Import: nhập khẩu tại chỗ

3. Export turnover và import turnover: lần lượt là Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu, các giá trị này được xác định theo từng giai đoạn. Dó là tổng gia trị thu được từ xuất khẩu, hoặc tổng giá trị phải chi cho nhập khẩu, được quy thành một đơn vị tiền thống nhất.

4. B/L (Bill of lading): Vận đơn là một loại chứng từ vận tải được phát hành bởi đơn vị vận chuyển sau khi họ nhận hàng hóa để chuẩn bị vận chuyển. Vận đơn có giá trị như biên lai xác nhận đơn vị vận chuyển đã nhận hàng và chuyển đi. Vận đơn còn có ý nghĩa xác nhận hợp động vận tải đã được ký kết. Có hai loại vận đơn phổ biến hiện nay là AWB (Air Waybill – vận đơn hàng không) và BL (Ocean bill of lading – vận đơn đường biển).

5. Air Freight là gì: Thuật ngữ này dùng để chỉ hoạt động vận chuyển hàng không. Bao gồm nhiều đối tượng như con người, hàng hóa, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện, thư tín,…

6. Sea Freight: trong xuất nhập khẩu nghĩa là vận tải đường biển hay còn gọi là Ocean Freight.

7. Bonded Warehouse: Kho ngoại quan là một hệ thống kho chuyên lưu trữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan chuẩn bị xuất khẩu. Hoặc hàng từ nước ngoài, chuẩn bị nhập vào Việt Nam hoặc chỉ quá cảnh tại Việt Nam. Kho ngoại quan tiếng anh là Bonded Warehouse hoặc Bonded Store.

8. CFS là gì: CFS hay còn gọi là điểm thu gom hàng lẻ, tiếng anh là Container Freight Station. Kho CFS sẽ là điểm thu gom để đóng hàng của nhiều chủ hàng vào cùng container trước khi gửi đi, hoặc bóc tách hàng lẻ sau khi đã nhập hàng về nơi nhận.

9. Freight forwarding: là một thuật ngữ tiếng anh nói về ngành Giao nhận vận tải. Đây là dịch vụ đứng ra hỗ trợ doanh nghiệp trong việc gửi hàng từ nơi đi tới nơi đến, đóng vai trò như một đơn vị trung gian. Người thực hiện gọi là forwarder.

10. CO hay C/O trong xuất nhập khẩu là gì: C/O là viết tắt tiếng anh của từ Certificate of original – dịch ra là giấy chứng nhận xuất xứ. CO dùng để chứng minh nguồn gốc hàng hóa của một quốc gia khi tham gia vào thị trường quốc tế do cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà sản xuất cấp. Có CO sẽ giúp cho việc nhập khẩu hàng vào quốc gia khác được dễ dàng hơn, có nhiều thuận lợi về mặt thuế quan.

11. CQ là gì: CQ là viết tắt của Certificate of Quality, nghĩa là Giấy Chứng nhận chất lượng. Loại chứng nhận này thể hiện sự phù hợp của hàng hóa đối với các tiêu chuẩn trong nước cũng như tiêu chuẩn quốc tế.

12. PL (Packing List): là một thuật ngữ thông dụng trong xuất nhập khẩu. Từ này dùng để chỉ Bảng kê chi tiết các mặt hàng và quy các đóng gói trong từng lô hàng (ví dụ như tên hàng, ký hiệu, kích thước, trọng lượng,…)

13. PI (Proforma Invoice): là hóa đơn chiếu lệ có hình thức như hóa đơn, nhưng chỉ là chiếu lệ không có chức năng dùng để thanh toán. Đây chỉ là một loại chứng từ thông báo về giá cả và đặc điểm của hàng hóa, phát hành trước khi gửi hàng

14. CI- Commercial Invoice: là hóa đơn Thương mại có nội dung tương tự như PI nhưng sẽ đầy đủ và chính xác hơn, mang tính xác nhận (PI vẫn có thể thay đổi điều khoản nếu cần). CI được phát hành khi hàng đã đóng xong vào container và gửi đi.

15. Custom broker là gì: Thuật ngữ dùng để chỉ đại lý hải quan. Họ là những đơn vị chuyên thực hiện dịch vụ hải quan theo hợp đồng. Họ sẽ đại diện chủ hàng đứng tên trên tờ khai hải quan và chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền.

16. Custom clearance là gì: là việc thông quan. Bao gồm các hoạt động để hoàn thành thủ tục do Hải quan quy định. Mục đích cuối cùng là để hàng hóa được cấp phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

17. Customs declaration: là tờ khai Hải quan. Đây là chứng từ quan trọng bắt buộc phải có mới có thể thông quan. Trong đó, bạn sẽ kê khai các thông tin cụ thể về lô hàng như loại hàng hóa, tính chất hàng hóa, tên người xuất khẩu, nhập khẩu,… Tờ khai Hải quan được tạo thành 2 bản, một bản do người khai Hải quan lưu, bản còn lại được cơ quan Hải quan giữ.

18. Clearance Declaration là gì: Thuật ngữ này chỉ tờ khai thông quan. Sau khi hoàn thành thủ tục nhập hoặc xuất khẩu thì cơ quan Hải quan sẽ đóng mộc thông quan. Có nghĩa hàng hóa đã có thể tiến hành giao nhận hàng.

19. FCR là gì: Đây là viết tắt của chữ Forwarder’s Cargo of Receipt hoặc FIATA Forwarder’s Certificate of Receipt (FCR). Là một loại chứng từ do FIATA (Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế) đề xuất cho những người giao nhận. Có thể nói, FCR chứng minh rằng người bán đã hoàn thành cơ bản các điều kiện đối với người mua, mục đích là để đơn giản các thủ tục.

20. Phí D/O (Delivery Order fee) là gì: thuật ngữ này có nghĩa là phí lệnh giao hàng. Khi hàng cập cảng thì hãng tàu hoặc forwarder sẽ phát hành D/O. Consignee (người nhận hàng) sẽ mang D/O này xuất trình rồi mới được lấy hàng.

21. Phí DOC là gì: D.O.C là viết tắt của Drop-off charge được hiểu là Phụ phí hoàn trả container. Loại phí này do người cho thuê container quy định. Bởi khi người thuê trả container tại nơi có nhu cầu thuê container thấp, chủ container buộc phải điều container rỗng đi nơi khác. Và phụ phí này xem như là khoản bù đắp cho chủ container.

22. Giá Cif là gì: Cif là viết tắt của Cost, Insurance, Freight, là một điều kiện trong Incoterm. Có nghĩa là tiền hàng, tiền bảo hiểm, cước phí. Đây là điều kiện giao hàng tại cảng. CIF buộc người bán hàng phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm và chi phí thuê tàu.

23. Giá CFR (tiếng anh Cost and Freight) cũng là một điều kiện trong Incoterm, dùng để chỉ tiền hàng và cước phí. CFR khá giống CIF, nhưng người bán sẽ không phải mua bảo hiểm cho hàng.

24. Giá FOB, tiếng anh là Free On Board hoặc Freight on Board. Với giá FOB, người bán được miễn trách nhiệm khi hàng đã lên boong tàu. Lúc này, trách nhiệm và mọi rủi ro do người mua chịu. Người mua phải tự chi trả phí bảo hiểm, phí vận chuyển và các phí phát sinh khác.

25. Debit note trong xuất nhập khẩu là gì? (Còn gọi là Debit memo): Gọi là Hóa đơn điều chỉnh tăng, giấy báo nợ. Hóa đơn này do người mua xuất để yêu cầu nhà cung cấp xuất credit note, mục đích là để điều chỉnh giá trị của hóa đơn trước đó tăng lên.

26. Credit note là gì? Ngược lại với Debit note, Credit note là hoá đơn điều chỉnh giảm, hay còn gọi là hoá đơn âm được người bán xuất. Credit note dùng để hủy một phần giá trị của invoice trước đó. Nguyên nhân là hàng hoá đã bị trả lại, hàng hư lỗi hoặc khách không nhận được hàng.

27. Bulk cargo: Hàng rời, tức là những hàng không được đóng trong container bởi có kích thước lớn hoặc kết cấu, yêu cầu đặc biệt. Thường chất xá hoặc đóng trên các loại kiện, pallet chuyên dụng. Ví dụ như máy móc xây dựng, động cơ lớn, phương tiện quá khổ, quặng, than đá,…

28. Booking trong xuất nhập khẩu là gì? Booking được hiểu đơn giản là việc đặt chỗ trên hàng tàu hoặc hãng hàng không để chuẩn bị cho việc xuất hàng đi. Chủ hàng có thể chủ động booking trực tiếp hoặc có thể thông qua một đơn vị giao nhận vận tải.

29. Border gate: là cửa khẩu là cửa ngõ giữa các quốc gia. Tại đây diễn ra các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh,…đối với người, hàng hóa, các tài sản khác,…

30. Consignment: là lô hàng, người ta thường dùng Consignment để chỉ lô hàng. Trong một phương diện khác, Consignment còn được hiểu là hàng ký gửi.

31. FCL là gì? FLC là viết tắt tiếng anh của từ full container load, tức là vận chuyển nguyên container. Các mặt hàng thường đồng nhất với nhau.

32. LCL là gì? LCL là viết tắt tiếng anh của từ Less than container load. Dùng để chỉ container chứa nhiều hàng lẻ. Đây là phương thức vận chuyển thông dụng khi lượng hàng của chủ hàng không đủ để đóng nguyên một container riêng và phải ghép chung với hàng hóa của một số đơn vị khác. Hàng LCL còn được gọi là hàng lẻ, hay hàng consol.

33. FTL (viết tắt Full truck load): dùng để chỉ hàng giao nguyên xe tải đầy.

34. LTL (viết tắt của Less than truck load): tương tự như LCL, nhưng đây là hàng lẻ chứa xe tải

35. Các thuật ngữ khác về container: Dry Cargo (DC) dùng để chỉ container thường. Container lạnh là RF (Re**er). Trong khi đó High Cube (HC) chỉ container cao và Open Top (OT) là container có thể mở nắp. Lệnh cấp container rỗng tiếng anh là Empty release oder

36. Documentation staff (Docs): Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, chuyên xử lý các vấn đề về chứng từ xuất nhập khẩu.

37. Export import executive: Chuyên viên xuất nhập khẩu Làm các công việc liên quan hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo quy trình xuất khẩu hoặc nhập khẩu suôn sẻ như giao dịch khách hàng, thuê phương tiện, làm thủ tục hải quan, …

38. Feeder Vessel là gì: Thuật ngữ này có thể hiểu đơn giản là tàu trung chuyển. Ví dụ tới những vùng biển hoặc kênh đào nhỏ mà tàu container lớn không thể đi qua, tàu trung chuyển sẽ được sử dụng để làm trung gian chuyển hàng.

39. HS code (Harmonized Commodity Descriptions and Coding Systerm): Dùng để chỉ hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.

40. Nor (Notice of Readiness): nghĩa là tình trạng thông báo sẵn sàng trong xuất nhập khẩu. Đây là mốc thời gian để tính cho việc làm hàng, phụ thuộc vào việc thuyền trưởng trao thông báo, và chủ hàng nhận thông báo sẵn sàng xếp dỡ hàng.

41. Mt (Metric Ton): trong xuất nhập khẩu tiếng anh là, nghĩa là tấn mét (hoặc tấn), tương ứng với 1000kg

42. Hàng bù: Từ này không có thuật ngữ chính xác. Nhưng nhiều đơn vị xuất nhập khẩu thường dùng từ vựng xuất nhập khẩu tiếng anh là supplemented merchandise.

43. PO (Purchase Order): được hiểu là đơn đặt hàng. Đây là một loại giấy tờ mà Người Mua (Buyer) dùng để gửi cho

44. Người Bán (Seller): nhằm mục đích xác nhận mua hàng.

45. POL (Port Of Loading): là thuật ngữ để chỉ cảng đóng hàng, xếp hàng. Sân bay thì dùng Airport of loading.

46. POD (Port of Discharge): là thuật ngữ để chỉ cảng diễn ra việc dỡ hàng. Sân bay thì dùng airport of discharge.

47. Pre – alert là gì? (Tiếng Anh: agent send to forwarder) đây là bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ các chứng từ cần thiết. Nhân viên của công ty sẽ gửi hồ sơ này (trước khi hàng đến) cho chính đại lý của công ty đó tại nước nhận.

48. SO (Shipping order): có nghĩa là Đơn đặt hàng vận chuyển. Dùng để xác nhận người vận chuyển đã đặt một ví trí trên tàu. SO sẽ chứa các thông tin như vị trí của container, số tàu, thời gian khởi hành

49. SI (Shipping Instruction): Hướng dẫn giao hàng. Thông tin này do nhà xuất khẩu chuyển cho đơn vị vận chuyển hoặc giao nhận. Để đảm bảo quá trình vận chuyển chính xác và đúng yêu cầu của người gửi hàng.

50. Shipping advice hay shipment advice: là thông báo giao hàng gửi đến khách hàng, nhằm báo rằng hàng đã được giao đến.

51. Cut off date hay closing time: Trong giới xuất nhập khẩu thường dịch thông dụng là “thời gian cắt máng”. Đây là ngày khóa sổ, tức là thời hạn cuối mà người xuất khẩu buộc phải hoàn tất thủ tục thông quan, thanh lý container. Nếu quá Cut off date thì hãng tàu sẽ không nhận thêm hàng.

52. ETA (Estimated Time of Arrival): Dự kiến thời gian mà tàu sẽ cập bến.

53. ETD (Estimated Time of Departure): Dự kiến thời gian mà tàu rời đi

54. ATA (Actual Time Arrival): Ngày thực tế mà tàu cập bến

55. ATD (Actual Time Departure): Ngày thực tế mà tàu rời đi

56. ETC (Expected (estimated) time of completion): Dùng để chỉ thời gian dự kiến hoàn thành công việc bốc dỡ hàng.

Ngoài ra còn một số thuật ngữ thông dụng khác như:

Hãng tàu tiếng Anh là Shipping line
Thuế nhập khẩu tiếng Anh: Tax ( hoặc tariff, duty)
Tạm nhập tái xuất tiếng anh là Temporary import hoặc re-export
Thời gian vận chuyển trên biển: transit time
Giấy ủy quyền: Authority Letter hoặc Power of Attorney
Các khoản phụ phí:Sur-charges hoặc Addtional cost
Bãi container: CY (Container Yard)
Phí vệ sinh container: CCL (Container Cleaning Fee)
Phí nâng hạ container tiếng anh: Lift On-Lift Off (viết tắt LO-LO)
Từ vựng tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu cũng như thuật ngữ về xuất nhập khẩu vô cùng đa dạng, được cập nhật và thêm mới mỗi ngày. Chính vì thế các từ SEC Warehouse tập hợp trên đây chỉ là một phần nhỏ trong trường thuật ngữ rộng lớn của ngành nghề này. Hy vọng đã cung cấp cho bạn được nhiều thông tin bổ ích. Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật để mang đến cho bạn những kiến thức đầy đủ và chính xác nhất!

P/S copy từ nguồn: https://sec-warehouse.vn/thuat-ngu-xuat-nhap-khau.html

08/03/2020

"______ your proposal Tom, I'm afraid we won't be able to approve your project". Bạn cần điền cụm giới từ nào vào chỗ trống trong câu.

Address

Quynh Van Commune
Quynh Luu
43531

Telephone

+84 914 266 969

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when English Club posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share