Cho thuê xe máy giá rẻ uy tín ở hà nội LH A.Hữu 0912265529

  • Home
  • Vietnam
  • Tay Ho
  • Cho thuê xe máy giá rẻ uy tín ở hà nội LH A.Hữu 0912265529

Cho thuê xe máy giá rẻ uy tín ở hà nội LH A.Hữu 0912265529 dịch vụ cho thuê xe máy ở hà nội giá rẻ uy tín,thuê xe máy tại cầu giấy hà n
(6)

dịch vụ cho thuê xe máy ở hà nội,cho thuê xe máy giá rẻ uy tín,thuê xe máy tại cầu giấy hà nội,địa chỉ 2 : cổng trường đại học giao thông vận tải

Đúng là một bí mật của hà nội.
16/12/2019

Đúng là một bí mật của hà nội.

Không chỉ là một di tích còn sót lại của thành cổ Hà Nội, Cửa Bắc còn là minh chứng cho những cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Hà Nội trong những ngày đầu chống lại sự xâm lăng của Pháp.

10/10/2019

Nhận định ĐT Việt Nam vs ĐT Malaysia: Vòng loại World Cup 2022 diễn ra lúc 20h00 ngày 10/10 trên sân Mỹ Đình

21/09/2019

Phía sau những chiếc xe có các thợ chăm sóc xe.
Ko phải lo nghĩ gì .
Đổi xe nhanh chóng.

20/05/2019

Sáng 19/5, Lễ hội Carnival đường phố Hà Nội được tổ chức với nhiều tiết mục trình diễn trên phố đi bộ Hồ Gươm dưới thời tiết nắng nóng hơn 39 độ C.

01/02/2019

Xe máy chúng tôi có rất nhiều nên các bạn gọi liên hệ luôn nhé
Nhắn tin rất ít khi đọc ngay
Giao xe nhanh khu vực mỹ đình - cầu giấy - tây hồ - hoàn kiếm phố cổ hà nội ...😁😁😁😁

01/02/2019

Prestigious cheap motorbike rental in Ha Noi LH A. Huu 0912265529

Address - procedure - price - reputable cheap motorbike rental in Hanoi: 0912265529

- It is possible to deliver the car to the place, car rental service -xe long-term, short-term, nice car, diversified models cheap 70k / 1 day, quick procedure, can deliver the car to the customers line

- Motorbike rental procedure 2019: customers need to deposit 1 million and check the ID card or passport (can keep 1 document with the name of the car tenant), a clear trust contract for both parties ( about 2 minutes).

- Car rental price by day - 2019: 70,000 VND / 1 day, 1 million car rental deposit (genuine car of many types)

- Rental price of scooters by day: 80,000vnd / 1 day, 1.2 million car deposit. (Yamaha nouvo 2,3, mio ​​scooter).

- Example of a motorbike deposit: you deposit 1.2T at the time of receiving the car and go for 4 days (4 × 80 = 320), then when we return the car, we will return you 1,200,000 - 320,000 = 880,000 VND.

- Price Rent long-term car rental: car number 1.2 million / 1 month, train car 1.2 million / 1 month

- Additional for students: students, students, prepaid cards based on the number of days of rent and rental as above

- Additional is that the car hire must be 18 years or older and have gplx

- contact 0912265529 hotline

- Main Office: No. 04 Alley 406/68 Au Co Street, West Lake, Hanoi (near West Lake Water Park)
Quick directions: (next to the Japanese market)
Arriving at Japanese Market 464 EUROPE to the gate after the market 50m to 406/66 euros.
(bus 55,31,58,86 parked next to Nhat Tan market)

- Address 2: Near the gate of the University of Transport and Transportation, Hanoi paper bridge (renting many cars comes to muscle)

- Car delivery fee at door 10-25k / 1 turn / 1 way.

- Want to rent a car from the internal airport?
From the airport, take the bus number 86 to Nhat Tan Bridge to reach Au Co Street, about 20 minutes (bus stop 523, opposite to Nhat Tan Market) or bus 90 parked nearby.
Receive assistance Pay for car at the local card for 60k.

see more thuexemayhanoi.com

Bí mật Hoàng thành Thăng Long giờ mới kểToàn bộ khu Hoàng thành Thăng Long hiện nay có tổng diện tích 18,3ha, với 5 điểm...
03/12/2018

Bí mật Hoàng thành Thăng Long giờ mới kể

Toàn bộ khu Hoàng thành Thăng Long hiện nay có tổng diện tích 18,3ha, với 5 điểm di tích trên mặt đất và khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu.

Hoành thành Thăng Long là một điểm đến mà bất cứ du khách nào cũng mong ghé thăm mỗi khi có dịp tới Hà Nội (Trong ảnh: Cổng Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long)

Sau gần 15 năm được Bộ Quốc phòng bàn giao cho TP Hà Nội quản lý, đến nay, Di sản Văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long là một địa chỉ mà bất cứ du khách trong và ngoài nước nào cũng mong muốn một lần ghé thăm mỗi khi có dịp tới Hà Nội. Đây cũng là điểm đến của kiều bào mỗi dịp Tết đến, xuân về trong chương trình Xuân quê hương, là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn...

Mở cửa sau nhiều năm “kín cổng cao tường”

Được vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt (sau vua Lý Thánh Tông đổi tên thành Đại Việt), thành Thăng Long đã đóng vai trò kinh đô của nước Việt Nam qua các triều Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, rồi Lê Trung hưng, kéo dài khoảng 750 năm.

Theo các tài liệu lịch sử, kinh thành Thăng Long được xây dựng với ba vòng thành: Vòng ngoài cùng là La thành, là vòng thành nằm theo các con đường Đại Cồ Việt, Đê La Thành, Bưởi... hiện nay. Vòng thành thứ hai là Hoàng thành, giữa hai lớp thành này là nơi dân cư sinh sống, buôn bán. Lớp thành trong cùng là Cấm thành, nơi sinh sống và làm việc của nhà vua cùng hoàng tộc.

Đối với khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu, tính đến tháng 12/2009, trong tổng diện tích khai quật 33.000m2, các nhà khảo cổ học đã bước đầu xác định được 168 di tích, trong đó có 95 dấu tích nền móng kiến trúc, 16 di tích móng tường bao, 24 giếng nước... Tổng số di vật tìm thấy trong khu di tích ước tính khoảng hàng triệu di vật, trong đó chiếm số lượng lớn là vật liệu kiến trúc, đồ gốm sứ và đồ kim loại.

Lớp tường Hoàng thành đắp bằng đất, phía ngoài có hào, có 4 cửa mở ra 4 hướng. Tử cấm thành từ thời Lê hiện không còn dấu vết, chỉ có vòng thành trong cùng được xây lại thời nhà Nguyễn, theo lệnh vua Gia Long. Giới hạn tường thành tương ứng với 4 con phố hiện nay là: Phố Phan Đình Phùng ở phía Bắc, phố Lý Nam Đế ở phía Đông, phố Trần Phú ở phía Nam, đường Hùng Vương ở phía Tây. Đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã cho phá các tường thành này, chỉ còn lại một số di tích Cửa Bắc, Đoan Môn, Hậu Lâu cùng Cột cờ Hà Nội...

Từ năm 2002-2003, cuộc khai quật khảo cổ học lớn được tiến hành tại 18 Hoàng Diệu đã làm xuất lộ một quần thể di tích vô cùng quý giá. Giới khoa học trong nước và quốc tế đồng thuận nhất trí đánh giá cao những phát hiện của khảo cổ học về khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu, coi đây là phát hiện quan trọng có giá trị hàng đầu về lịch sử, văn hoá của dân tộc.

Đến năm 2004, khu vực Thành cổ Hà Nội sau nhiều năm “kín cổng cao tường” đã được Bộ Quốc phòng bàn giao cho TP Hà Nội. Vào tháng 10 năm ấy, Thành cổ Hà Nội lần đầu tiên mở cửa đón khách tham quan đã trở thành một trong 10 sự kiện văn hóa tiêu biểu năm 2004. Từ đây, những bí ẩn về trục chính tâm của Hoàng thành Thăng Long với dấu tích còn lại dần được hé mở. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã khẳng định những giá trị to lớn về văn hóa lịch sử và khoa học của khu di tích đặc biệt quan trọng này.

Đúng 6h30 sáng 1/8/2010 (giờ Việt Nam), Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Việt Nam và Thủ đô Hà Nội trước thềm đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Thanh Quang, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội thông tin, toàn bộ khu Hoàng thành Thăng Long hiện nay có tổng diện tích 18,3ha, với 5 điểm di tích trên mặt đất và khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Theo ông Quang, việc tu bổ, bảo quản vẫn được tiến hành nhưng về mặt kiến trúc cũ thì vẫn giữ nguyên. Hiện nay, Hoàng thành Thăng Long mở cửa đón khách từ thứ ba đến chủ nhật hàng tuần.

Theo bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Hướng dẫn thuyết minh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội, từ năm 1999, quân đội đã bàn giao cho Hà Nội 3 khu di tích là Bắc Môn, Hậu Lâu và Đoan Môn. Đến năm 2004, Bộ Quốc phòng tiếp tục bàn giao khu trung tâm, tức là khu nền điện Kính Thiên. “Tuy nhiên, đến nay cũng vẫn chưa thông suốt vì đang bị ngắt quãng từ Hậu Lâu và Bắc Môn, vì khu phía Nam là di tích Cột Cờ và phía Bắc chỗ Nhà khách Bộ Quốc phòng hiện nay vẫn do quân đội quản lý”, bà Yến nói và giải thích, sở dĩ có việc ngắt quãng, chưa thông suốt là do trục chính tâm của Hoàng thành bắt đầu từ Cột Cờ đến Kính Thiên - Hậu Lâu - Bắc Môn và Khu di tích khảo cổ học tại 18 phố Hoàng Diệu.

Bà Yến cho biết, sau lần mở cửa đầu tiên vào tháng 10/2004, Hoàng thành đóng cửa một thời gian và mở cửa vào lễ, Tết, đầu xuân hay có các sự kiện văn hoá. Đến năm 2010, sau một đợt chỉnh trang toàn bộ sân Đoan Môn và tổ chức trưng bày hiện vật, Hoàng thành mới mở cửa đón khách tham quan và đến năm 2013 mới bắt đầu thu phí.

i sản quý giá

Theo bà Yến, khu di sản bao gồm di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và trục chính tâm Hoàng thành Thăng Long đã tạo thành một quần thể thống nhất, là bộ phận quan trọng nhất của Kinh thành Thăng Long từ thế kỷ XI - XVIII. Toàn bộ khu di sản là trung tâm của Cấm thành, Hoàng thành - nơi ở, làm việc của vua và hoàng gia, gắn với các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc và lịch sử thăng trầm của kinh đô Thăng Long.

“Trải qua thời gian, tòa thành đồ sộ và những lầu son gác tía không còn nữa, nhưng hệ thống các loại hình kiến trúc còn lại trên mặt đất và quần thể các dấu tích nền móng cung điện lầu gác cùng số lượng lớn các di vật độc đáo được phát hiện dưới lòng đất tại Khu trung tâm Hoàng thành là di sản vô cùng quý giá, minh chứng cho sự phát triển liên tục của kinh đô Thăng Long và lịch sử dựng nước, giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam”, bà Yến cho hay.

Giới thiệu về 5 điểm di tích nằm trên trục chính tâm của Hoàng thành, bà Yến cho biết, đầu tiên phải kể đến Kỳ đài (Cột cờ Hà Nội), được khởi dựng cùng với việc xây thành Hà Nội vào đầu thời Nguyễn (1805-1812). Vị trí này vốn là nền cũ của Tam Môn, cổng phía ngoài của Cấm thành thời Lê. Đây là điểm chuẩn, đánh dấu sự khởi nguyên ở đầu phía Nam trục chính tâm của toà thành, từ đây theo đường “ngự đạo”, qua Đoan Môn rồi tới điểm quan trọng nhất, điểm trung tâm của Hoàng thành là Điện Kính Thiên.

Kỳ Đài là một trong những công trình kiến trúc quý báu còn lại thuộc khu vực Thành cổ Hà Nội có may mắn thoát khỏi sự phá hủy của thực dân Pháp trong những năm 1894-1897. Kỳ Đài cao 33,4m, gồm ba tầng đế và một thân cột. Trên các tầng này là thân Cột Cờ, cao 18,2m.

Tiếp đó là Đoan Môn, là cửa trong cùng, dẫn vào Cấm thành, nơi ở của vua và hoàng tộc. Cửa Đoan Môn nguyên là công trình được xây dựng từ đời Lý, với tên gọi Ngũ Môn Lâu. Đoan Môn là cổng có vị trí rất quan trọng trong các hoạt động mang tính nghi lễ của Hoàng thành. Giữa Đoan Môn và Điện Kính Thiên là Long Trì (Sân Rồng, thời Lê còn gọi là Đan Trì). Đây là một không gian mang ý nghĩa văn hóa tâm linh quan trọng của Cấm Thành, nơi cử hành các nghi lễ chính trị và tôn giáo thiêng liêng.

Với nền Điện Kính Thiên, là điểm di tích quan trọng của Khu trung tâm Hoàng thành, được xây dựng năm 1428, trên nền điện Càn Nguyên, Thiên An thời Lý - Trần. Theo quan niệm phong thủy cổ truyền, Núi Nùng hay Long Đỗ là nơi hội tụ khí thiêng của non sông đất nước nên chính điện của vương triều được xây dựng ngay trên ngọn núi thiêng này. Hiện nay, Điện Kính Thiên chỉ còn nền cũ và hai bậc thềm rồng đá.

Hậu Lâu còn gọi là Tĩnh Bắc Lâu, Lầu Công chúa hay Pagode des Dames (Chùa các bà), là công trình được xây dựng muộn hơn (1821) so với các di tích nằm trên trục trung tâm của thành Hà Nội, ban đầu được sử dụng vào mục đích tôn giáo (thờ Phật). Cuối thế kỷ XIX, Hậu Lâu bị hư hỏng nặng, người Pháp đã cải tạo xây dựng lại như hiện nay.

Ngoài ra, trong khu vực Hoành thành còn có Di tích cách mạng Nhà D67 và Hầm D67.

Di tích cách mạng Nhà D67 và Hầm D67 nằm ở khu A Sở Chỉ huy Bộ Quốc phòng, trong khuôn viên di tích nền Điện Kính Thiên. Năm 1966, Mỹ bắt đầu dùng không quân đánh phá Thủ đô Hà Nội. Năm 1967, mức độ đánh phá ngày càng ác liệt. Để đảm bảo nơi làm việc của cơ quan Tổng hành dinh trong chiến tranh, Bộ Quốc phòng quyết định xây dựng một ngôi nhà trong khu A, Thành cổ Hà Nội. Ngôi nhà thiết kế năm 1967, được gọi là Nhà D67, có Phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương; Phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phòng làm việc của Đại tướng Văn Tiến Dũng.

Hầm D67 (Hầm quân uỷ Trung ương) cũng được xây dựng năm 1967 cùng với nhà D67. Hầm sâu 9m, được xây dựng kiên cố để chống bom. Đây là nơi họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương khi cần thiết.

11/09/2018

Phố hàng mã trước tết trung thu 2 tuần ;)

07/04/2018

thuê xe máy ở hà nội không cần đặt cọc .

Thủ tục như sau :

- Chụp lại cmt bản gốc.

- Trả tiền trước luôn số ngày thuê.

- Xe ga hoặc xe số chính hãng giá thuê xe 90k/1 ngày, thuê 3 ngày trở lên giá 80k nhé.

- Phải có GPLX

21/03/2018

Bạn muốn thuê xe máy gần sân bay nội bài ?

Từ sân bay nội bài đi xe buýt số 86 qua cầu Nhật Tân là đến Đường Âu Cơ tầm 20 phút (điểm đỗ xe buýt 523 âu cơ đối diện chợ nhật tân) hoặc buýt 90 đỗ gần đó.
Hỗ trợ nhận Trả xe tại nội bài phí 60k.

xem thêm thuexemayhanoi.com

CHO THUÊ XE MÁY Ở HÀ NỘI GIÁ RẺ - ĐỊA CHỈ THUÊ XE MÁY Ở HÀ NỘI - THỦ TỤC CHO THUÊ XE MÁY Ở HÀ NỘI.

Sưu tầm các quán ăn ngon khu phố cổ hà nội, ăn no căng rốn mà vẫn chưa rỗng víNếu bạn là người có 'tâm hồn ăn uống' nhưn...
20/03/2018

Sưu tầm các quán ăn ngon khu phố cổ hà nội, ăn no căng rốn mà vẫn chưa rỗng ví

Nếu bạn là người có 'tâm hồn ăn uống' nhưng ví lại không đủ 'dày' thì bạn vẫn có thể 'chiêu đãi' dạ dày của mình mà không phải quá lo lắng về tài chính bằng những món ăn chỉ dưới 100 nghìn ngay tại Hà Nội.

Nem nướng Ấu Triệu:

Nhà thờ Lớn là khu vực đã quá quen thuộc đối với mỗi người sành ăn vặt và thích lê la hàng quán Hà Nội. Vào mỗi buổi tan tầm khi học sinh ở ngôi trường bên cạnh nhà thờ ùa ra về, một số người lại tìm đến con ngõ nhỏ ở phố Ấu Triệu để cùng nhau tâm sự bên đĩa nem chua nướng nóng hôi hổi mà dẻo thơm đến kỳ lạ.

Cầm 100K đi khắp Hà Nội, ăn no căng rốn mà vẫn chưa rỗng ví - Ảnh 1

Những chiếc nem tròn lẳn, thơm phức khiến thực khách vô cùng thích thú.

Nem nướng Ấu Triệu mở cửa từ 14h cho đến 0h sáng. Quán này được bài trí vô cùng đơn giản, chỉ là những chiếc khay đặt trên ghế xanh xếp liền nhau và đặt ở một phía của ngõ để không chắn đường đi lại.

Quán vô cùng đông khách nên lúc ngồi đợi món nem, bạn có thể gọi cho mình một đĩa củ đậu cùng với cốc trà chanh mát lạnh. Nem nướng vẫn giữ nguyên được màu hồng tươi của thịt cùng với một chất keo dinh dính bao bọc bên ngoài, được đặt lên trên lớp lá chuối sạch. Ăn kèm với nem chua nướng là những bát tương ớt nhỏ cùng đĩa hoa quả như củ đậu, xoài xanh.

Cầm 100K đi khắp Hà Nội, ăn no căng rốn mà vẫn chưa rỗng ví - Ảnh 2

Vị bùi thơm của nem kèm với vị cay của tương ớt chắc hẳn sẽ khiến bạn không thể nào quên.

Giá bán cho một chiếc nem chua nướng ở đây là 4.500 đồng, trà đá 3.000 đồng một cốc, trà chanh 7.000 đồng một cốc, hoa quả khoảng 15.000 đồng một đĩa.

Bánh rán, bánh gối Lý Quốc Sư:

Những chiếc bánh rán, bánh gối tròn ú ụ vàng ruộm, giòn tan chắc hẳn sẽ là món ăn có sức hấp dẫn vô cùng lớn. Ở Hà Nội, có một hàng bánh rán ngay trên phố Lý Quốc Sư luôn hút khách với những chiếc bánh như thế.

Cầm 100K đi khắp Hà Nội, ăn no căng rốn mà vẫn chưa rỗng ví - Ảnh 3

Những chiếc bánh rán, bánh gối nhân đầy ú ụ khiến thực khách vô cùng hào hưng và phải “ăn no căng bụng” mới chịu đứng dậy.

Tại đây, bánh gối, bánh rán, bánh bao chiên, bánh tôm, nem chua rán… đều là những món ăn luôn được thực khách lựa chọn. Mỗi lần ghé đến đây, thể nào cũng phải “đánh chén” no cặng bụng rồi mới đứng dậy ra về.

Những chiếc bánh vàng, giòn ăn kèm nước chấm đu đủ chua thanh cộng thêm tí tương ăn cay, cảm giác rất vừa miệng. Nếu bạn sợ ngấy thì đã có rau sống ngay bên, nhớ gọi thêm trà đá hoặc trà chanh, vừa ăn vừa nhâm nhi, cũng hợp vị, mà lại bớt ngấy, sạch miệng.

Cầm 100K đi khắp Hà Nội, ăn no căng rốn mà vẫn chưa rỗng ví - Ảnh 4

Chỉ với 100.000 đồng trong tay, chắc hẳn bạn sẽ no ứ ự khi ghé đến hàng bánh rán trứ danh này.

Nếu chiều đến, bạn cảm thấy “ôi đói bụng”, hãy cùng lũ bạn ghé ngay hàng bánh rán trứ danh này nhé. Đảm bảo, bạn sẽ chén no căng bụng mà không hề lo về giá cả, khoảng 7.000 đồng/bánh rán và 10.000 đồng/bánh gối.

Bún ốc gánh cô Huê:

Gọi là quán bún ốc thì dường như quá “to tát”, thực chất hàng bún ốc quê Huê chỉ là một gánh gánh hàng nhỏ nằm khiêm tốn ở cuối ngõ Nhà Chung. Gánh hàng có thâm niên hơn 20 năm và rất được lòng thực khách.

Cầm 100K đi khắp Hà Nội, ăn no căng rốn mà vẫn chưa rỗng ví - Ảnh 5

Bún ốc gánh quê Huê với bát bún lúc nào cũng đầy ú ụ.

Bát bún ở đây vô cùng ngon mắt với những con ốc béo, miếng cà chua đỏ, hành, tía tô xanh điểm cùng chút mắm tôm tím nhạt khiến thực khách không khỏi chảy nước miếng. Nước dùng tuyệt ngon, chuẩn bị bún ốc. Húp một thìa nước dùng nóng hổi, ta sẽ cảm nhận rõ được vị thanh của nước, vị tê tê của ớt, vị chua, thơm của dấm bỗng, chút đậm đà của mắm tôm.

Cầm 100K đi khắp Hà Nội, ăn no căng rốn mà vẫn chưa rỗng ví - Ảnh 6

Bún ốc ở đây giá bình dân, khoảng từ 20.000 - 35.000 đồng/bát.

Gánh bún này bán hai loại ốc to (ốc nhồi) và ốc nhỏ (ốc vặn) và chỉ có duy nhất ốc thôi chứ tuyệt nhiên không thêm đậu, thịt bò, giò tai gì như nhiều hàng bún khác. Có lẽ đây là lý do khiến nước dùng của quán giữ được độ “chuẩn”. Bù lại ốc ở đây làm khéo và ngon, ốc luộc chín tới nên ăn giòn, và dù là ốc bé hay to đều được làm kỹ và sạch nên khi ăn không bị cảm giác tanh hay sạn.

Giá bún ốc trong ở đây có giá khá bình dân, tô bún ốc nhỏ 20.000 đồng, ốc to 30.000 đồng, nếu ốc lẫn là 35.000 đồng.

Cháo sườn ngõ Huyện:

Ngõ Huyện là một trong những nơi ăn uống đông đúc nhất khu phố cổ Hà Nội. Nhắc đến nơi này, nhiều người nhớ ngay đến cháo sườn ruốc - món ăn bình dân nhưng làm mưa làm gió một góc con phố này.

Cầm 100K đi khắp Hà Nội, ăn no căng rốn mà vẫn chưa rỗng ví - Ảnh 7

Cháo sườn nhuyễn, ăn kèm với quẩy cùng ruốc thịt.

Một nồi cháo, vài ba cái ghế. Người ta thường rỉ tai nhau rằng, nếu muốn ăn cháo ở đây phải đi sớm, thường thì trước 5 giờ chiều không thì những quán cháo ở đây sẽ hết hàng. Người Hà thành ghé quán như muốn tìm về dư vị của quá khứ một thời khó khăn.

Cầm 100K đi khắp Hà Nội, ăn no căng rốn mà vẫn chưa rỗng ví - Ảnh 8

Mọi người vẫn rỉ tai nhau, đi ăn cháo sườn ngõ Huyện phải đi trước 5h chiều, nếu không quán sẽ hết hàng.

Quán ở đây có hai loại cháo là cháo sườn và cháo trai, cháo sườn nhuyễn mịn, màu trắng trong trong, từng miếng vừa đưa vào miệng đã thấy tan chảy ngọt lịm vị xương hầm đậm đà. Cháo phải ăn kèm với quẩy giòn, và thêm mấy sợi ruốc thịt để tăng thêm độ ngon miệng.

Cháo sườn bán giá từ 20.000 - 30.000 đồng/bát.

Bánh giò thịt nướng Đông Các:

Con phố Đông Các gần như đã trở thành một khu ăn uống ẩm thực với 2,3 các hàng quán bán bánh giò ngay cạnh nhau ngay gần trường tiểu học Thịnh Hào. Món bánh giò ở đây vô cùng đặc biệt khi bánh giò ăn kèm với xúc xích, thịt nướng và nước sốt đặc biệt.

Cầm 100K đi khắp Hà Nội, ăn no căng rốn mà vẫn chưa rỗng ví - Ảnh 9

Bánh giò thịt nướng Đông Các.

Đối với những tín đồ ẩm thực. sự kết hợp của chiếc bánh giò mềm mịn, cùng với xiên thịt nướng chín tới ăn kèm với thứ nước sốt được chủ hàng chế biến riêng khiến món ăn trở nên độc đáo vô cùng. Vỏ bánh giò mềm, nhân đầy đặn ăn kèm với những món khác khiến ai cũng cảm thấy “no căng bụng”. Một suất đầy đủ gồm bánh giò, xúc xích và thịt nướng là 32.000 đồng.

Tiểu Anh

TỔNG HỢP NHỮNG MÓN ĂN NGON NHẤT QUẬN CẦU GIẤY.1. Cơm đùi gà nướng, tào phớ dâu tằm - HAT Snack Rounds - Số 19A ngõ 9 Trầ...
20/03/2018

TỔNG HỢP NHỮNG MÓN ĂN NGON NHẤT QUẬN CẦU GIẤY.

1. Cơm đùi gà nướng, tào phớ dâu tằm - HAT Snack Rounds - Số 19A ngõ 9 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy

Khu vực quận Cầu Giấy không được xem là “thiên đường ẩm thực” ở Hà Nội, nhưng quanh khu vực có rất nhiều món ăn vặt ngon...
17/03/2018

Khu vực quận Cầu Giấy không được xem là “thiên đường ẩm thực” ở Hà Nội, nhưng quanh khu vực có rất nhiều món ăn vặt ngon, bổ, giá lại rẻ.

Kham pha khu am thuc gia sinh vien o Cau Giay hinh anh 1



Tào phớ dâu tằm: Là món tào phớ được cách tân, mới xuất hiện gần đây, nhưng với 15.000 đồng, bạn có thể thưởng thức một chảo tào phớ thơm ngon, đầy đặn trên đường Trần Quốc Hoàn (Cầu Giấy, Hà Nội). Dâu tằm được hái ngay tại vườn, những lát tào phớ chan nước đường, thêm dừa tươi, thạch dừa, trân châu… tạo thành một món ăn ngon, mát, lạ miệng. Ảnh: Ann Lee.





Kham pha khu am thuc gia sinh vien o Cau Giay hinh anh 2



Ốc đường Nguyễn Khánh Toàn: Chủ quán biến tấu nhiều món ốc đậm đà, ngon ngọt: ốc luộc, ốc xào me, nước chấm, nem chua rán giòn tan, đĩa đầy đặn. Kèm sung, khế muối, nhấm nháp cốc trà đá là bạn có thể ngồi tán gẫu hàng giờ với bạn bè. Ảnh: Hồng Hạnh.



Kham pha khu am thuc gia sinh vien o Cau Giay hinh anh 3



Chè bát Phố Cổ: Quán có không gian nhỏ xinh, nằm góc đường Tô Hiệu - Nguyễn Phong Sắc. Quán chè nức tiếng này là địa chỉ ưa thích của những thực khách thích đồ ăn vặt Hà Nội. Những món chè truyền thống như người Hà Nội như chè đắng, chè xoài ngọt lịm, chè bơ thanh mát hay chè sầu riêng thơm ngậy… nên nhiều bạn ghé qua đây rất thích thú. Ảnh: Facebook quán.





Kham pha khu am thuc gia sinh vien o Cau Giay hinh anh 4



Sụn nướng chợ Nghĩa Tân:

Sụn nướng được ướp và nướng chín vàng, miếng thịt đậm đà gia vị, cảm nhận vị ngọt của từng thớ thịt khiến ai cũng mê mẩn. Tầm 16h, khu vực này

thơm nức mũi. Cô bán hàng quạt đều tay nhưng khách đông nên thường phải chờ. Ảnh: Ngọc Anh.





Kham pha khu am thuc gia sinh vien o Cau Giay hinh anh 5



Cháo trai: Cháo trai Nghĩa Tân là cái tên khá nổi tiếng với dân mê quà vặt Hà Nội. Quán thu hút mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già. Cháo trai vừa nóng hổi lại ngon, thơm, nhiều trai và bột xay mịn, ăn với quẩy giòn rất vừa miệng, giá 15.000 đồng một bát. Ảnh: Vũ Hương Giang.





Kham pha khu am thuc gia sinh vien o Cau Giay hinh anh 6



Caramen ngõ 337 Cầu Giấy: Quán ăn mới được nhiều sinh viên trường Báo chí biết đến, được nhiều bạn lựa chọn. Bát caramen đầy, mịn, không bị ngậy hay mềm nhũn có giá 15.000 đồng. Nước caramen đậm mùi cà phê, có thêm thạch, dừa khô và long nhãn, lại ghi điểm nhờ cô chủ quán thân thiện. Ảnh: Anh Thư.





Kham pha khu am thuc gia sinh vien o Cau Giay hinh anh 7


Bánh mì chảo Cột Điện Quán: Quán ăn bánh mì chảo ở khu vực nhà C3 tập thể Nghĩa Tân được nhiều bạn trẻ “săn đón”. Tuy quán đường nằm sâu trong ngõ, bất kể đông hay hè, quán lúc nào cũng đông khách. Một suất bánh mì chảo đầy đủ dinh dưỡng 36.000 đồng với bánh mì giòn, pate thơm ngon, khoai tây nghiền, trứng ốp vừa phải cùng miếng thịt và xúc xích rưới nước sốt sền sền chua ngọt đậm đà. Ảnh: Lạc An.





Kham pha khu am thuc gia sinh vien o Cau Giay hinh anh 8



Kem cá Hàn Quốc đường Trần Quốc Hoàn: “Ngoại hình” kem cá Hàn quốc khá lạ. Bánh cá ngoài giòn, trong mềm, một lớp su kem nhân phía dưới cực hấp dẫn. Bánh chỉ được nướng lên khi khách mua. Kem tươi có vị socola, vani, sữa chua... Ảnh: Facebook quán.





Kham pha khu am thuc gia sinh vien o Cau Giay hinh anh 9



Bún ngan đường Chùa Hà:

Một bát miến ngan đầy thịt có giá 30.000 đồng. Tiết ngan được trần sơ mềm, thịt ngan mềm, không nát. Đặc biệt, món măng do chủ quán tự làm có vị chua chua ngọt ngọt ăn kèm với ngan rất hợp. Ảnh: Facebook quán.





Kham pha khu am thuc gia sinh vien o Cau Giay hinh anh 10



Mì cay Sasin 7 cấp độ đường Hồ Tùng Mậu: Trào lưu ăn mì cay Hàn Quốc để trải nghiệm cảm giác “cay xé lưỡi, cay toát mồ hôi” vẫn được nhiều bạn trẻ bình luận và lập nhóm đi ăn. Chỉ từ 39.000-79.000 đồng, bạn có thể nếm thử một tô mì có tôm, mực, nấm kim châm và rau cải thảo hấp dẫn. Nước mì đậm đà, sử dụng mì gói Hàn Quốc. Ảnh: Facebook quán.

Sự khác biệt 'không thể chối cãi' giữa Hà Nội và Sài Gòn qua những ngày tết.Những điều khác biệt 'không thể chối cãi' về...
11/02/2018

Sự khác biệt 'không thể chối cãi' giữa Hà Nội và Sài Gòn qua những ngày tết.

Những điều khác biệt 'không thể chối cãi' về ngày Tết ở hai miền đất khác nhau sẽ vô cùng thú vị. Hãy cùng khám phá nhé!
Đến Hà Nội ngắm đào khoe sắc, đi Sài Gòn mai vàng ươm nắng

Sự khác biệt 'không thể chối cãi' giữa Hà Nội và Sài Gòn qua những ngày Tết - Ảnh 1

Những ngày Tết nếu ở Hà Nội thì không gian rộn ràng với những cành đào khoe sắc, bởi đây cũng là loài hoa tượng trưng cho ngày Tết nơi đây. Còn ở Sài Gòn vào những ngày Xuân mai vàng ngập phố, bởi thành phố đầy nắng nên lại càng ấm áp hơn bởi sắc vàng của hoa mai.

Ai hỏi thì bảo Hà Nội có bánh chưng, Sài Gòn gói bánh tét

Sự khác biệt 'không thể chối cãi' giữa Hà Nội và Sài Gòn qua những ngày Tết - Ảnh 2

Mỗi vùng đất thì các món ăn cũng sẽ có phần khác biệt, nếu ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng ngày Tết ngồi trông nồi bánh chưng sẽ cảm nhận được dư vị ấm áp của ngày Tết cổ truyền. Còn ở Sài Gòn bánh tét lại đặc trưng cho ngày Tết đến Xuân sang. Tuy rằng hai loại bánh này có nguyên liệu khá giống nhau nhưng hình thức lại khác nhau đấy nhé!

Người Hà Nội kiêng ăn trứng đầu năm, ở Sài Gòn kiêng chuối

Sự khác biệt 'không thể chối cãi' giữa Hà Nội và Sài Gòn qua những ngày Tết - Ảnh 3

Nếu ở Sài Gòn có món hột vịt lộn khoái khẩu thì người Hà Nội lại kiêng ăn món này ngày đầu năm vì họ quan niệm rằng ăn trứng đầu năm sẽ không may mắn cho cả năm. Còn ở Sài Gòn thì người ta kiêng kỵ chuối.

Người Hà Nội tụ họp gia đình, người Sài Gòn thích “xách balo lên và đi” du lịch

Sự khác biệt 'không thể chối cãi' giữa Hà Nội và Sài Gòn qua những ngày Tết - Ảnh 4

Những ngày Xuân người miền Bắc thích được tụ tập cùng gia đình, bạn bè rồi kể nhau nghe một năm qua đi đã làm được gì hay chưa. Còn ở Sài Gòn người ta thích được đi đây đó, Tết là thời gian rảnh rỗi để tận hưởng cuộc sống, khám phá những địa danh mới sẽ thú vị hơn nhiều.

Mùa Xuân Sài Gòn đầy nắng, Hà Nội vẫn mang cái se lạnh của ngày đầu năm

Sự khác biệt 'không thể chối cãi' giữa Hà Nội và Sài Gòn qua những ngày Tết - Ảnh 5

Nếu ngày Tết ở Sài Gòn bạn có thể diện những trang phục nhẹ nhàng, thoải mái thì ở Hà thành vẫn phải mặc áo khoác bởi thời tiết se lạnh. Và cũng sự khác biệt này làm nên những điều đặc trưng của mỗi miền.

Khi khách đến nhà chơi Tết

Sự khác biệt 'không thể chối cãi' giữa Hà Nội và Sài Gòn qua những ngày Tết - Ảnh 6

Ở Sài Gòn khi có khách đến nhà chơi Tết thì sẽ mời cùng nhậu, hàn huyên những chuyện đời thường, còn người Hà Nội ưa đãi khách với chén trà ấm nóng. Khác biệt quá đúng không nào!

Người Hà Nội ưa ăn dưa hành, người Sài Gòn có củ kiệu ngày Tết

Sự khác biệt 'không thể chối cãi' giữa Hà Nội và Sài Gòn qua những ngày Tết - Ảnh 7

Vì đặc trưng ngày Tết là bánh chưng nên dĩ nhiên món ăn kèm phải là dưa hành, còn ở Sài Gòn có món củ kiệu đặc sắc. Mỗi miền đều có những nét đặc trưng riêng biệt khiến mỗi người con vùng đất đó dù có đi đến đâu cũng sẽ nhớ về.

Mâm ngũ quả: Hà Nội có thêm chuối, Sài Gòn không sắp chuối

Sự khác biệt 'không thể chối cãi' giữa Hà Nội và Sài Gòn qua những ngày Tết - Ảnh 8

Bởi trong quan niệm của người Sài Gòn thì chuối đồng nghĩa với “chúi” nên họ sẽ không sắp chuối ở mâm ngũ quả. Còn ở Hà Nội thì mâm ngũ quả tất nhiên phải có chuối rồi.

Tạm kết: Dù phong tục tập quán khác nhau, mỗi miền mang một nét riêng biệt thú vị, nhưng ngày Tết nơi đâu cũng rộn ràng niềm vui hạnh phúc. Cùng gửi lời chúc mừng năm mới đến những ai đang đọc những dòng này nhé!

11/09/2017

Sưu tầm copy lại.
các quán ăn ngon mách nhau ở hà nội cách đây tầm trên 10 năm.
Đến nay còn rất ít bởi hà nội thay đổi nhiều

Quán nhậu
1. Quán nhậu: (đồ nhắm: chuyên đề bò) đầu Đội Cấn - đối diện bảo tàng
2. Quán Bia cây bàng ngã 3 Lý Quốc Sư - Chân cầm ngồi vỉa hè phố cổ như Tây ba lô, nhiều món ăn lạ, sướng nhất là món lẩu chim, giá bình dân
3. Bia hơi, 19 Bùi Thị Xuân phục vụ theo sở thích (thịt chó , Baba, Chim cò các loại .. không có đi mua hộ
4. Phương Nguyên/Phượng Hằng/Phương Thúy, Quảng Bá (Giá hơn bìnn dân)
5. Bán đảo Tây hồ, 292A Lạc Long Quân 7535388
6. Green Tomato, 115 Trần Hưng Đạo 9420325
7. Nhậu, Cửa Nam, Hai Bà Trưng
8. Quán nhậu bên sông, Phúc Tân
9. Bia hơi A2/Pacific, Ngọc Khánh
10. Chương Dương Quán Lá, 138 Nguyễn Văn Cừ 8273109
11. Bia Lan Chín, Tông Đản
15. Hải Xồm, Giảng Võ (nhậu có văn hoá- ko xô bồ!)
12. Lẩu dê Nhất Ly, số 1 Hàng Cót ngon rẻ có mòn Lầm ăn cực ngon, nướng cũng được. Thoáng mát không hôi như mấy quán ở Láng hạ
13. Các món nhậu, Ngõ Tạm Thương, rất nhiều món, rượu rất ngon, một chỗ rất tuyệt cho bạn bè hàn huyên tâm sự.

Thịt Chó
1. Bờ đê sông Hồng, khu vực Nhật Tân. Chỗ này mát, quang cảnh đẹp. Rượu truyền thống nếp đục, uống cả chai không say. Có thể gọi rượu Vodka VN.
2. Bờ đê sông Tô Lịch khu vực Cầu Giấy quán Nam Hải. Chỗ này ngon, đông đúc, hơn bẩn một tí. Rượu truyền thống nếp đục, San Nùng, rượu thuốc (nước thứ 10), Vodka VN.
3. Bờ đê sông Nhổn, khu vực Cầu Diễn. Rất ngon, quán hơi nhỏ, theo kiểu thôn dã. Rượu truyền thống nếp đục, rượu cuốc lủi nút lá chuối, 45-50 độ, không say không về.
4. Thịt chó, Hàng Lược, Hàng than (Mua mang về )
5. Thịt chó Hồ Kiểm, Nhật Tân 7184761
Dê - Bò - Trâu
1. Quán Dũng Râu, đường Láng Hạ cạnh rạp chiếu phim Quốc Gia. Đông, ăn cũng được. Rượu tiết dê, ngọc dương, rượu trắng (loại này nhạt thếch), Vodka VN.
2. Quán Nhất Ly, đường Giải Phóng, gần bệnh viện Bạch Mai. cũng ngon, ăn xong có gì vào viện luôn. Rượu tiết dê, ngọc dương, rượu trắng (loại này cũng nhạt thếch, trong phố rượu trắng giống nhau ), Vodka VN
2. Quán thịt trâu rừng, Nghĩa tân
3. Ngẩu pín, Mã mây (đầu gần Đào Duy Từ
4. Vó bò: Trên phố Hoà mã, đoạn gần ngã tư phố Huế, ngon, rẻ.
5. Lẩu dê Nhất Ly, 2 Hàng Cót
6. Lẩu bò, Lê Phụng Hiểu
7. Bò tùng xẻo - Lẩu bò, Mai Hắc Đế
8. Bê thui, 30 Hàng Phèn
9. Sách bò, 612 Lạc Long Quân
10. Bê Bắc HảI, Hàng Phèn
11. Sườn nướng, Tức Mạc
Gà Vịt
1. Khu vực Quảng Bá, quán Ông Già Xịn (không phải Ông Già Thật, Rất Già, Già Lắm v.v). Gà ta luộc, rang, nướng mật ong rất ngon. Rượu thuốc (cũng phải đến nước thứ 10), Vodka VN.
2. Phố Vọng Đức, cắt phố Huế và phố Ngô Quyền, chung ngõ với văn phòng bán vé VN Airline. Gà ngon. Rượu ngon, rượu thuốc, rượu tâm sen, rượu thập lục xà, rượu nhân sâm.
3. Gà tần sâm, Giảng Võ
4. Gà tần thuốc bắc, Tống Duy Tân
5. Gà tần, Quán Cây Si , đầu phố Tống Duy Tân từ Điện Biên Phủ rẽ vào 25000đ/con, rất ngon.
6. Chân gà luộc, Văn Miếu
7. Chân gà nướng, Phạm ngọc Thạch (Mĩ Miều), ngã tư Trịnh Hoài Đức-Nguyễn Thái Học, chợ đuổi Lê Đại Hành
8. Chân gà nướng, Nguyễn Thái Học (gần AUPELF), chân gà nướng ở Kim Liên chỉ ngon mỗi khoản rượu nếp lạnh thôi, đầu Thuỵ Khê gần Hồ Tây, Trịnh Hoài Đức.
9. Vịt quay, Lý Quốc Sư

Chả bao mía : Lương Văn Can
Rắn
1. Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội. Toàn quán gia truyền. Rượu ngọc xà, rượu mật, tim rắn còn đập, rượu nọc rắn (cái này thì phải biết mới xin được, vớ vẩn là không kịp đến bệnh viện). rượu uống miễn phí, chủ nhà tiếp rượu nói chuyện.
2. Thịt rắn, Nguyễn Văn Dực Lệ Mật 8272891
Hải sản
1. Tống Duy Tân, nhà hàng Ngọc Sương. Tôm, Cua, ghẹ, sò, cá. Rượu thuốc, sâm, rượu nếp (nhạt lắm) rượu Vodka VN.
2. Tô Hiến Thành. Tôm, Cua, ghẹ, sò, cá. Các nhà hàng Thanh Hoá, thật có, rởm có. Nhưng ở đây rất nhộn nhịp không bao giờ thiếu hàng. Rượu thuốc, sâm, rượu nếp, Vodka VN
3. Cầu Gỗ, Tôm, Cua, ghẹ, sò. Một quán vỉa hè, cũng ngon, tiện, thưởng thức sương rơi buổi tối. Rượu thuốc, rượu nếp.
4. Đầu Hàng Bún, sát phố Phan Đình Phùng Tôm, Cua, ghẹ, sò, cá. 1 quán khá to, chỉ có rượu Tây và rượu Nhân sâm Hàn Quốc
5. Ngã tư Trần Phú - Phùng Hưng lẩu các loại , gầu ,hải sản ,cá ... Phở cũng ngon ( phở bắp ,sốt vang) Giá cực bình dân lúc nào cũng đông đúc như cái chợ.

1. Cá lăng Toàn Thắng 445 Bạch Đằng. 8261567.
2. Cá lăng Hồng Nhung, 34A Trần Phú. 8232463.
3. Cá lăng Việt trì, 588 Lạc Long Quân. 7184966.
4. Chả cá Lã Vọng, 14 Chả Cá. 8253929.
5. Lẩu cá kèo, Hàn Thuyên gần cây xăng.
6. Lẩu mắm, 130 lê Duẩn.

Ốc
1. Ông già, 31 Tô ngọc Vân 7000đ/suất.
2. Phương Nguyên, Tô Ngọc Vân.
3. Đức Mười, Liễu Giai (ốc luộc riệu cỏ
4. Ốc luộc lá chanh, 1 Đinh Liệt 7000đ/suất ; Ngã 3 Quan Thánh-Phan Huy Ích.
5. Đầu Hàm Long đối diện nhà Thờ bán từ tối đến 12h ( nước chấm khỏi chê).
6. Ốc luộc, chợ Thành Công (cẩn thận nhầm hàng).
7. Khu tập thể Kim Liên gần chỗ bán hoa và siêu thị Asean (ăn xong được khuyến mại kẹo).
8. Phan Bội Châu.
9. Phan Huy ích.
10. Ốc xào cả vỏ, Ngõ chợ Kim Liên.
11. Ốc xào kiểu Hải Phòng, Nguyễn Huy Thiệp (gần trường Ams, rẽ vào từ Kim Mã).
12. Ốc xào, Đê La Thành.
13. Ốc luộc, Núi Trúc, Lò Sũ, Liễu giai, khu bách Khoa (gần trường Thăng Long)
14. Quán Ốc Nóng Lân Bình, ở 18 Hàng Bè (trong nhà sau, đi qua 1 con hẻm) hơi bị ngon
Lợn
1. Lợn quay Sĩ Trung, 97 Hàng Buồm
2. Lợn sữa quay, 105 - 108 hàng Buồm
3. Lòng lợn, 18 hai Bà Trưng
4. Lòng lợn, 21 - 25 Hàng Thùng
5. Lòng lợn, 7 Lê Duẩn
6. Óc lợn, gần Hàng Thùng (quên mất tên phố -sorry)
7. Lưỡi lợn, Đầu ngõ Nguyễn Khuyến, 40000đ/kg, ngon.
Lươn
1. Lươn Nghệ An, 112 Nghi Tàm
2. Quán Lươn, 210 Nghi Tàm 04-8294526
3. Quán Lươn, ngã tư Giảng võ và Đê la thành
4. Quán Lươn Nghệ An, đầu HQViệt và HHThám, đầu dốc
5. Cái quán Miến Lươn nằm ở ngã tư Yên Ninh - Nguyễn Trường Tộ. Quán nhìn bên ngoài thì cũng nhỏ thôi, nhưng nếu bạn bước vào trong thì quán cũng sạch sẽ và "không lụp xụp" đâu . Nhưng quan trọng nhất là các món ăn về lươn

Cơm
1. Cơm 122 Mai Hắc Đế
2. Cơm phố, 29 Lê Văn Hưu. 9432356, 9434200.
3. Cơm Việt, 13 Lý Thái Tổ. 8240637.
4. Vân Nam, Lý Thường KIệt (cả ăn sáng uống Cafe).
5. Huế, 6 Lý Thường KIệt.
6. Phù Đổng, 47 Trần Xuân Soạn. 9430305, 8263801.
7. Tấm Sài Gòn, Lê Văn Hưu.
8. Bí đỏ 105, K1 Giảng Võ. 8560009.
9. Lê Ngọc Hân. 9710085.
10. Hà Nội Garden, 36 Hàng Mành. 8243402, 8286933.
11. Brother`s Café, 26 Nguyễn Thái Học. 7333866, 7333991.
12. Cơm chay nàng Tấm, 79A Trần Hưng Đạo. 8266140, 8266140.
13. Cơm chay An Lạc, 15 Hàng Cót. 8245541, 8266857.
14. Vườn Tri Kỷ, 152 Thụy Khê. 8472113.
15. Thái Hà phố, 160 Thái Hà. 8570418, 5372161.
16. Nướng Vườn phố, 28 Thanh Niên 7161619
17. Rừng, 259 Âu Cơ. 7182929, 7183320.
18. Lâm Viên, 9B Phan Chu Trinh. 8240932.
19. Hạ HồI, 4 Hạ Hồi. 9423615, 8224991.
20. Vạn Xuân, 15A Hàng Cót. 9272888, 9272999.
21. Đông Phương, 17 Tông Đản. 9342898, 9342089.
22. Xưa & Nay, 1 Tông Đản. 9345657.
23. Restaurant 123, 55 Phố Huế. 8229100.
24. Nam Phương, 19 Phan Chu Trinh. 8240926.
25. Indochine, 6 Nam Ngư. 9424097, 9424104.
26. Xa lộ, 45 Hàng Tre, 9260639.
27. Cơm Việt Nam, 44 Bùi Thị Xuân (ngon giá hơn cơm bụi 2 chút khoảng 15,20 nghìn 1 suất).
28. Cơm 160 Thái hà.
29. Cơm An Đông, 33 Thái Hà.
30. Cơm Đông Phương, 17 Tông Đản.
31. Cơm Oasis, 19 Láng Hạ.
32. Cơm Quê Hương, 42 Tăng Bạt Hổ.
33. Cơm Quốc Hương, 9 hàng Bông.
34. Cơm Tam Son, 34 bà Triệu.
35. Cơm Viet Hoa, 119 Phố Huế.
36. Cơm Âu Lạc, 15 Hàng Cót.
37. Cơm cháy Hải sâm, 20 hai Bà Trưng.
38. Cơm Chuột vàng, 30 Cao Bá Quát.
39. Cơm gà Thuận hoá, 17 Phan Chu Trinh.
40. Cơm lam Pac Bo, 437 Nghi Tàm.
41. Cơm Niêu, 100 Lê Duẩn.
42. Cơm Phù Đổng, 23 Thi Sách (ăn buổi tối có nhạc sống và có món ếch xào măng khá ngon).
43. Cơm Phở, 229 Le Văn Hưu.
44. Cơm rang, 20 Cấm Chỉ.
45. Cơm tấm, 59 Tràng Thi.
46. Cơm lam, Nhật Tân.
Phở
1. Phở Bát Đàn, 49 Bát Đàn 5000-10000đ/bát, trả tiền trước, tự bưng bê(cái bọn củ chuối, rất ghét).
2. Phở Lý Quốc Sư, 2 Lý Quốc Sư, 5000-10000đ/bát, tiền trước, tự bưng bê (lại cái bọn củ chuối).
3. Phở Lý Sáng, 2 Hàng Gà, 5000-8000đ/bát, hương vị khác biệt so với các nơi khác.
4. Phở gà, 34 Lê Văn Hưu, 5000đ/bát.
5. Phở gà, Trên đường Quán Thánh đoạn vườn hoa Hàng Đậu, chỉ bán sáng, rất ngon, rất đông.
6. Phở xào, cạnh hàng phở Bát Đàn đã nói ở trên, ngon, đông.
7. Phở bò, phố Ấu Triệu (sát tường Nhà Thờ lớn), cuối đường Bà triệu, Bát Đàn, Lò Đúc.
8. Phở chua ngọt, 17 Lương Văn Can.
9. Phở gà, Nam ngư, Tuệ Tĩnh (gần ngã tư với Thể Giao), ngã ba Đõ Hành- Yết Kiêu (ăn bộ phận nào của con gà cũng ok), 32 Lê Văn Hưu, Lý Quốc Sư.
10. Phở bò, Hàng Cót (ở gần đầu Phan Đình Phùng)
11. Phở tái lăn, 13 Lò Đúc.
12. Phở sốt vang, 39 Tôn Đức Thắng.
13. Phở xào, Quốc Tử Giám.
14. Phở vị Hủ tíu, Phố Đinh Liệt. (vì cửa hàng đó phục vụ lẫn lộn cả hai loại)
15. Phở Thịnh Hàng Bột.
16. Hủ tiếu, Hàng Bồ.
Mỳ
1. Mì vằn thắn, Đình Ngang, 5000đ/bát, một chỗ tuyệt vời, trong quán có nhiều đồ cổ, đặc biệt có 1 đàn mèo hơn 10 con,rất khôn, tha hồ mà vuốt ve,chủ quán tận tình.
2. Mỳ vằn thắn, Đinh Liệt, Dinh Ngang, Ăn chính không nước dùng (bánh mì, cơm, cháo, thịt gà, thịt chó, ngẩu pín, xôi)
3. Mỳ vằn thắn, 210 Trần Quang Khải 9343897
4. Mỳ vằn thắn, Phố Huế - đối diện chợ Hôm

Address

Chợ Nhật Tân Ngõ 464 Âu Cơ
Tay Ho
100000

Opening Hours

Monday 06:45 - 21:00
Tuesday 06:45 - 21:00
Wednesday 06:45 - 21:00
Thursday 06:45 - 21:00
Friday 06:45 - 21:00
Saturday 06:45 - 21:00
Sunday 06:45 - 21:00

Telephone

0912265529

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cho thuê xe máy giá rẻ uy tín ở hà nội LH A.Hữu 0912265529 posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category