31/10/2022
VỤ OÁNH GH.EN VŨ NỮ CẨM NHUNG 😬
Vụ án vũ nữ Cẩm Nhung là vụ đánh ghen bằng axit đầu tiên được ghi nhận ở Sài Gòn. Nhiều nguồn tin cũng cho rằng đây là vụ tạ.t axít tr.ả th.ù tình đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Cẩm Nhung, sinh năm 1940, vốn là người Hà Nội di cư vào Nam năm 54, sau hiệp định Geneve. Cha mất sớm, Cẩm Nhung bỏ học đi làm phục vụ nhà hàng, rồi bắt đầu sự nghiệp vũ nữ năm 19 tuổi. Đến với vũ trường Kim Sơn danh tiếng giữa trung tâm Sài Gòn, danh tiếng cô gái nhảy gốc Bắc lên như diều gặp gió.
Báo chí Sài thành hết lời ca ngợi nhan sắc và đôi chân ma thuật của Cẩm Nhung, suy tôn bà là "nữ hoàng vũ trường". Cái tên Cẩm Nhung được vô số tay chơi khét tiếng mến mộ và săn đón. Một trong số những người đó là Trung tá công binh Trần Ngọc Thức.
Thức "công binh" tuổi ngoài 30 (hơn Cẩm Nhung phải đến 1 giáp), có vợ tên Nguyệt, biệt danh là "Năm Rađô" (vì bà chuyên buôn bán đồng hồ Rado của Thụy Sĩ). Nhờ buôn lậu và tham nhũng, vị Trung tá này rất giàu có, nổi tiếng tiêu tiền như nước, trở thành gương mặt quen của vũ trường Kim Sơn. Chưa từng có cô gái nhảy nào được vinh hạnh làm "mối ruột" của trung tá Thức. Nhưng khi ông gặp Cẩm Nhung, điều đó đã thay đổi...
Mối tình của 2 người đã chớm nở ngay sau lần đầu tiên tay trong tay cùng chung điệu nhảy. Kể từ đó chẳng mấy khi người ta thấy Trung tá Thức ở Kim Sơn mà không có Cẩm Nhung bên cạnh. Sự ân cần, chăm lo hết lòng của Thức khiến Cẩm Nhung nể phục, nên dù biết người tình của mình đã yên bề gia thất, bà cũng cam tâm chấp nhận thân phận vợ lẽ...
Cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, bà Năm Rađô đã sớm phát hiện chồng mình có điều gì khác lạ. Bà hết lời khuyên Trung tá Thức hãy từ bỏ thói trăng hoa, làm tròn bổn phận người chồng. Nhưng tình cảm giữa Thức "công binh" với người vũ nữ Hà thành lúc này đã quá sâu đậm, ông bỏ ngoài tai những lời van xin của vợ.
Dùng lời ngon ngọt không xong, bà Năm Rađô chuyển sang đón đường đe dọa, h.ành h.ung Cẩm Nhung liên tiếp, cấm Nhung không được lại gần chồng bà nữa. Nhưng rốt cục chuyện đâu lại vào đó.
Cơn ghen tuông lên đỉnh điểm, phu nhân Trung tá Thức đi đến một quyết định điên rồ...
-----------
Những ngày Cẩm Nhung còn đứng trên đỉnh cao danh vọng, một người đàn chị ở vũ trường Kim Sơn đã nhắc nhở bà rằng, sắc đẹp và độ hút khách là con dao 2 lưỡi đối với mọi vũ nữ; cần phải cẩn trọng trong những mối quan hệ, tránh gặp tai họa sau này.
Có lẽ suốt quãng đời còn lại Cẩm Nhung đã phải đay đi đay lại bài học ấy trong đầu.
10 giờ tối ngày 17 tháng 7 năm 1963, trên đường từ nhà ra xe đưa rước đến vũ trường, Cẩm Nhung bị một người đàn ông lạ t.ạ.t thẳng vào mặt 1 ca axít sunfuric đậm đặc. Kẻ thủ ác sau khi hành sự đã được một chiếc taxi đón đi ngay lập tức.
Ngồi chờ ở ghế sau chiếc xe taxi ấy, chính là bà Năm Rađô.
Nhân chứng kể lại, Cẩm Nhung chỉ kịp thét lên: “Chết tôi rồi, cứu tôi với” trước khi ngã gục xuống đường. Người dân xung quanh nghe tiếng kêu gào thảm thiết, tức tốc đưa bà đi cấp cứu tại bệnh viện Đô thành (bệnh viện Sài Gòn ngày nay). Tính mạng của bà được cứu, nhưng nhan sắc thì vô phương cứu chữa. Đôi mắt bà mù lòa, gương mặt bị phá hủy hoàn toàn với những vết sẹo lồi lõm chi chít.
Đệ nhất Phu nhân Việt Nam Cộng hòa là bà Trần Lệ Xuân, biết được sự việc qua báo chí khi đang ở nước ngoài, tỏ ra vô cùng phẫn nộ. Bà ra lệnh cho an ninh mạnh tay xử lí vụ án, vốn trước đó đang gặp nhiều khó khăn vì gia thế Trung tá Thức quá lớn. Có sự can thiệp của bà Phu nhân, những kẻ ác đã sớm phải đền tội. Chủ mưu Năm Rađô và người ra tay làm hại Cẩm Nhung, mỗi người nhận 20 năm tù.
Đồng thời, bà Cố vấn gây áp lực lên chồng Ngô Đình Nhu (cố vấn chính trị, em trai tổng thống Ngô Đình Diệm, tay to nhất VNCH hồi đấy) tước bổng lộc và ra quyết định giải ngũ ngay lập tức đối với Trung tá Thức. Gia đình Trung tá khét tiếng Sài Gòn đổ vỡ từ ngày đó.
Sau khi vụ lùm xùm kết thúc, ông Thức sống ẩn dật, tránh xa dư luận. Còn bà Năm Rađô, sau khi mãn hạn tù đã lên chùa làm ni cô. Có lẽ vì bà muốn hối cải tội lỗi của mình khi xưa.
Bà Xuân sau khi đến thăm Cẩm Nhung, đã đưa mỹ nhân bất hạnh sang Nhật Bản chữa trị, nhưng cũng chỉ cứu lại được một phần thị lực không đáng kể. Hàng trăm vũ trường sau đó đã bị bà Xuân đóng cửa. Các tướng tá VNCH, cứ ai có vợ bé và người tình ngoài giá thú, đều bị kỷ luật nặng.
Dân tình theo dõi vụ án, ai cũng nghĩ Cẩm Nhung đã may mắn tìm được "quý nhân phù trợ", nào ngờ....
------------
Ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính VNCH thứ 2 nổ ra. Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu bị các tướng lĩnh phe nổi dậy hạ sát. "Quý nhân phù trợ" Trần Lệ Xuân lúc đó đang đi công du nước ngoài nên may mắn thoát ch.ế.t, sống cuộc đời lưu vong.
Chế độ độc tài, gia đình trị thối nát của nhà họ Ngô sụp đổ là tin mừng với cả miền Nam. Nhưng với Cẩm Nhung, có lẽ là không.
Trong không khí chính trị căng thẳng, đột nhiên chẳng còn ai nhớ đến sự tồn tại của Cẩm Nhung nữa.
Năm 1969, bi kịch lại đổ lên đầu người vũ nữ khốn khổ khi bà mất nốt mẹ, người thân duy nhất còn lại của mình. Thân xác tật nguyền, không còn chốn nương thân, Cẩm Nhung in tấm hình chụp chung với Trung tá Thức ngày xưa đeo trên ngực, rồi đi lê la đầu đường xó chợ, vừa đi ăn xin vừa bán vé số, kiếm sống qua ngày.
Nhạc sĩ Nhật Ngân (tác giả bài Xuân Này Con Không Về), xót thương cho cuộc đời Cẩm Nhung, đã viết nên nhạc phẩm Bài Hát Cho Người Kỹ Nữ (đồng sáng tác với nhạc sĩ Duy Trung). Đi đường nghe thấy ai hát bài này, Cẩm Nhung sẽ lại ôm mặt khóc nức nở, đứng tựa vào đâu đó thật lâu, rồi mới gượng cầm gậy đi tiếp...
Sau này báo giới phát hiện được thêm một chuyện đáng chú ý: Trước khi bị t.ạ.t axit, Cẩm Nhung có nhận nuôi một cậu bé mồ côi tên Hoàng. Sau ngày nước nhà thống nhất, cậu bé Hoàng, lúc này đã lớn, tìm lại được mẹ mình. Ông Ninh Văn Thắng, người anh con bác Cẩm Nhung, kể lại lần cuối ông gặp cô em họ là vào năm 1979, chính tại nhà cậu con trai nuôi của bà.
Ông được biết Cẩm Nhung đã dùng tiền của để dành được nhờ cuộc tình với Trung tá Thức, cộng với số tiền người dân tốt bụng giúp đỡ cho bà suốt thời gian tha phương cầu thực, để mua nhà và lo chuyện vợ chồng cho con, rồi về ở cùng con luôn. Điều này giải thích tại sao có một quãng thời gian không ai còn thấy Cẩm Nhung đi ăn xin nữa.
Ông Thắng còn kể, có thời điểm ông đã phải cho con mình đi hành khất cùng Cẩm Nhung, vì "cô ấy bảo người Sài Gòn không còn thương cô nữa", phải dắt thêm đứa trẻ con đi vùng khác, may ra người ta mới mủi lòng. Đứa nhỏ mới 2 tuổi đầu, không quen nắng gió bụi bặm, hay quấy khóc. Xót cháu quá, 2 tháng sau, Cẩm Nhung đành trả đứa bé về lại với gia đình.
Nay được đoàn tụ với con trai, có nhà có cửa, có người săn sóc, tưởng như người đàn bà xấu số đã tìm được hạnh phúc cuối đời. Nhưng sự căm thù dành cho vợ chồng ông Thức, cũng như hoài niệm về hào quang quá khứ chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng bà. Bà vẫn còn muốn đeo tấm hình Trung tá Thức mà đi tiếp, để người ta nhìn vào, biết được kẻ ác ôn nào đã khiến vũ nữ Cẩm Nhung danh tiếng lẫy lừng thành bà già dị tật như bây giờ.
Thương mẹ đã già cả, nhìn còn chẳng rõ đường, Hoàng nhất quyết bắt mẹ ở nhà, không đi ăn mày nữa. Thế mà một ngày đẹp trời, có người lại thấy bà cụ Cẩm Nhung lang thang sang tận Chùa Tam Bảo (Hà Tiên)...
Vẫn kiếm sống qua ngày bằng tình thương của người qua đường, nhưng rồi chẳng biết tự bao giờ, bà không còn mang theo tấm ảnh Trung tá Thức nữa.
Năm 2013, tròn 50 năm sau tấn bi kịch, "nữ hoàng vũ trường" Cẩm Nhung qua đời tại một xóm trọ nghèo ở Kiên Giang, vì bệnh tật tuổi già. Những người chòm xòm cùng cảnh ngộ gom góp tiền mua cho bà chiếc áo quan, lo chuyện hậu sự cho bà thật tử tế...
Kết thúc một đời hồng nhan bạc mệnh.
-------------
Cre: Những thứ đáng sợ