S Phong Nha Motorbike Tour

S Phong Nha Motorbike Tour Hội An là một trong những thành phố được yêu thích của cộng đồng du lịch trên thế giới, nơi mà bạn nên đến một lần trong đời

The trip from Phong Nha to Hue and Hoi An is known as the Heritage Road in Vietnam. This is the convergence of many of Vietnam's most prominent cultural and historical sites for royal life as well as the great nation-building war of the nation. Moreover, the natural scenic of Phong Nha-Ke Bang, Hai Van pass have surprised visitors. There is no better choice than a motorbike tour so that you can t

ake full advantage of The Heritage Road and discover it. Through the carefully-selected-routes, passion-experienced guides, safe driving, S Phong Nha Team would like to organize motorbike tours from Phong Nha to Hue, and Hoi An or from Hoi An, Hue to Phong Nha. Let us bring you memorable adventure, wonderful moments in the trip in Vietnam.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HỘI ANI. Vị thế địa lý: Thành phố Hội An, với diện tích tự nhiên 60km2, nằm ở vùng cửa sông - ven...
30/01/2019

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HỘI AN
I. Vị thế địa lý: Thành phố Hội An, với diện tích tự nhiên 60km2, nằm ở vùng cửa sông - ven biển, thuộc hạ lưu, tả ngạn sông Thu Bồn. Trung tâm Thành phố có tọa độ địa lý 15053' vĩ Bắc, 108020' kinh Đông, phía Tây Bắc cách thành phố Đà Nẵng 30 km và phía Nam cách thành phố/tỉnh lỵ Tam Kỳ chừng 50km. Hội An được bao bọc bởi môi trường tự nhiên sông - biển và sự chở che, gắn bó của các huyện láng giềng: Đông và Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, Tây và Tây Nam giáp huyện Điện Bàn, Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông.

Vùng đất Hội An là nơi gặp gỡ, hòa lưu của các nguồn sông lớn ở xứ Quảng đó là: Nguồn Thu Bồn; Nguồn Ô Gia/Vu Gia; Nguồn Chiên Đàn; và sông Đế Võng1. Có thể nói, các nguồn sông này đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa của cả xứ Quảng. Đó là huyết mạch giao thông, là nguồn phù sa vô tận bồi đắp lên nhiều vùng đất trù phú, cùng với trữ lượng về sản vật dồi dào. Đồng thời góp phần quan trọng tạo nên sắc thái văn hóa của xứ Quảng từ ngàn xưa. Các nguồn sông này hợp lưu với nhau - Hội thủy - để trước khi đổ ra biển cả qua Cửa Đại (Đại Chiêm Hải Khẩu). Hội An nằm trên con sông hợp lưu - Hội thủy đó. Cửa Đại, trong thời Tiền - Sơ sử đến Cổ - Trung, Cận - Hiện đại, luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với Hội An và xứ Quảng. Độ rộng và sâu của cửa biển rất thích ứng với thời kỳ thuyền buồm ở cả phương Đông và phương Tây2. Cách xa bờ khoảng 7 km có cụm đảo Cù Lao Chàm3, như những người lính gác khổng lồ làm "trấn sơn", che chắn, canh giữ bờ biển Hội An và là nơi trú ẩn cho các thương thuyền trong những ngày sóng gió. Đồng thời Cù Lao Chàm còn là điểm dừng chân để trao đổi hàng hóa, lấy nước ngọt, là điểm hoa tiêu cho các thương thuyền trên con đường hàng hải và ra vào Cửa Đại buôn bán với Hội An - xứ Quảng, Đàng Trong... Nhờ vào vị trí này mà Hội An có điều kiện thông thương với các vùng của xứ Quảng4.

II. Khí hậu - thủy văn: Vùng Xứ Quảng nói chung, Hội An nói riêng có hai mùa. Mùa khô từ khoảng tháng 2 đến tháng 8. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9, tháng 10 đến tháng giêng năm sau. Về chế độ nhiệt ở Hội An, mùa đông nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 240C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối khoảng 15 - 200C có năm xuống đến 110C thường xuất hiện vào tháng 12, tháng 1. Mùa hạ - mùa khô, nhiệt độ trong các tháng tương đối đồng đều nhau từ 28 - 300C, cao tuyệt đối 39 - 400C, thấp tuyệt đối 21 - 230C. Số giờ nắng trung bình trong năm 2.158 giờ, cao tuyệt đối trong năm là 2.976 giờ và thấp tuyệt đối trong năm là 1.440 giờ. Độ ẩm không khí mùa đông 82 - 84%, mùa hạ giảm còn 75 - 78%. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.069mm, phần lớn tập trung vào mùa đông - mùa mưa, trung bình mỗi năm có 120 - 140 ngày mưa. Lượng mưa cao tuyệt đối là 3.307 mm, thấp tuyệt đối là 1.110mm. Tháng có mưa nhiều nhất là tháng 9,10 trung bình 1.122mm, từ tháng 9 đến tháng 12 tổng lượng mưa chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm. Vào mùa khô từ tháng 2 - 8, lượng mưa trung bình dưới 100mm, chỉ có khoảng 8 ngày mưa một tháng5.

III. Địa hình - Địa mạo: Dựa theo kết quả khảo sát của nhiều tài liệu địa chất cho biết, đợt biển tiến lần thứ nhất xảy ra trong khoảng từ 6.000 - 9.000 năm trước, sau đó biển lại lùi. Lần biển tiến thứ hai đạt mức cực đại vào khoảng đầu công nguyên(khoảng 2.000 năm trước) và do nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động khác nhau mà địa hình ở khu vực Hội An có nhiều loại hình nguồn gốc khác nhau: Địa hình nguồn gốc sông; Địa hình nguồn gốc sông - đầm lầy; Địa hình nguồn gốc biển; Địa hình nguồn gốc sông biển; Địa hình nguồn gốc biển - đầm lầy; Địa hình nguồn gốc biển - gió; Địa hình nguồn gốc sông - biển - đầm lầy; Địa hình nguồn gốc hồ - đầm lầy.

Có thể nói, các thời kỳ biển tiến, lùi ở khu vực Hội An, cùng với những hoạt động của hệ thống sông Thu Bồn, Vu Gia... ngày nay vẫn không ngừng tích tụ các trầm tích hỗn hợp sông biển, gây hiện tượng chuyển dời mạnh mẽ hoặc làm lấp đầy, chấm dứt việc lưu thông của các nhánh sông như các sông Đế Võng, sông Đò, sông Thanh Hà ở khu vực Hội An ngày nay6. Như vậy, địa hình, địa mạo Hội An rất phong phú, đa dạng: vừa có đồng bằng được chia cắt bởi hệ thống sông lạch, cồn - bàu, đầm chằng chịt, vừa có biển, có hải đảo, lại vừa có núi, có rừng,... Môi trường thuận lợi đó đã tạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. Đồng thời nó cũng tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh tế và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng cư dân Hội An trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển.

IV. Tài nguyên tự nhiên: Hội An có 7 km bờ biển, với bãi cát thoai thoải, trải dài, trắng phau, nước trong xanh, tạo nên những bãi tắm tuyệt vời. Nhiều con sông uốn lượn trên những bãi bồi, cồn sông thật thanh bình, thơ mộng. Sông còn bao quanh những cánh đồng, làng quê sinh thái đầy chất nhân văn. Cách đất liền 15 km và trung tâm Khu phố cổ 18 km về phía Đông là quần đảo Cù Lao Chàm - vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới có rừng và biển là tài nguyên sinh thái đa dạng, phong phú. Bờ biển có trên 300 loài san hô, có hải quỳ, hải sâm trên diện tích 311 ha thềm biển. Hơn 500 loại cá sinh sôi trên các rạn san hô, nhiều loài nhuyễn thể, cua đá với số lượng rất phong phú. Đặc biệt trong những hang vách đá có loài chim yến sinh sống, làm tổ. Tổ yến là một sản vật có giá trị dinh dưỡng cao và quý hiếm. Rừng trên đảo có độ che phủ trên 70% diện tích là rừng đặc dụng, với nhiều loại gỗ quý và nhiều loài động vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm. Hội An còn có khu rừng ngập mặn cửa sông ven biển khá đặc trưng và chủ yếu là hệ dừa nước ven sông, ven biển và các loài đước, mắm, cùng nhiều loài nhuyễn thể sinh sống vùng nước lợ7.

Như vậy, khu vực Hội An nằm ở vị trí địa lý có lịch sử cấu thành địa hình - địa mạo, khí tượng - hải văn khá phong phú, đa dạng, độc đáo, thể hiện qua sự biến đổi về địa hình, về chế độ gió, bão, sóng, dòng chảy, nhiệt độ, lượng mưa, sương mù, mực nước biển, thủy văn lục địa... và tạo nên đặc điểm khá riêng biệt của vùng đất này. Bởi nó đã tạo nên Hội An - một địa hình sông nước, với hệ thống sông lớn, nhỏ chằng chịt và chia cắt bởi những bãi/nỗng/trảng/cồn cát...; bàu/đầm/hói/vũng nước... chúng được cấu thành bởi nhiều địa hình có nguồn gốc khác nhau của khu vực cửa sông - ven biển - biển đảo. Đặc điểm địa lý tự nhiên này đã có tác động chi phối mạnh mẽ và ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình hình thành và phát triển của các lớp, khối cộng đồng dân cư ở đây trong đời sống sinh hoạt kinh tế - văn hóa. Đặc biệt là với vai trò một cảng - thị quốc tế trong lịch sử.

Tất tần tận về Cuộc sống sinh hoạt xưa của người dân Hội An
29/01/2019

Tất tần tận về Cuộc sống sinh hoạt xưa của người dân Hội An

ĂN GÌ NGON, BỔ, RẺ Ở HỘI ANBên cạnh những điểm du lịch nổi tiếng thì một điều mà khách du lịch cực kỳ quan tâm khi du lị...
29/01/2019

ĂN GÌ NGON, BỔ, RẺ Ở HỘI AN

Bên cạnh những điểm du lịch nổi tiếng thì một điều mà khách du lịch cực kỳ quan tâm khi du lịch Hội An chính là ẩm thực, là nơi ăn ngon, bổ rẻ.
Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Hội An?
Hội An là một điểm du lịch nổi tiếng ở miền trung, mọi người thường đi Hội An Đà Nẵng và Huế. Ngoài thưởng thức Ẩm thực ở Đà Nẵng, nếu ghé Hội An bạn cũng đừng bỏ qua một số món ăn ngon, quán ăn ngon ở Hội An. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số quán ăn ngon, bổ rẻ ở Hội An, nếu bạn tới Hội An có thể thu xếp để thưởng thức những món ăn ngon như : Cao Lầu, Bánh tráng trộn, cơm Gà Hội An và nhiều món ăn khác.

Bánh mỳ Phượng –đường Phan Châu Trinh

Đây là nơi mà Anthony Bourdain – một đầu bếp người Mỹ nổi tiếng coi là “Nơi bán những chiếc bánh mỳ ngon nhất Việt Nam”, và tôi thề với bạn rằng ông ấy đã không nói đùa. Chúng tôi đã ăn ở đây mỗi ngày trong khoảng thời gian ở Hội An, có rất nhiều loại gia vị được sử dụng trong món bánh mì này, và nó rất tuyệt vời. Khi ngồi ăn những chiếc bánh mì ở đây, cảnh tượng bạn sẽ thấy là có rất nhiều người dân địa phương đứng đợi, để được mua những chiếc bánh mì mang về nhà. Chỉ với 20.000 đồng, bạn đã có thể thưởng thức được một chiếc bánh thơm ngon.

Bạn đừng bất ngờ khi tôi đặt dấu “?” ở đây, bởi vì quán ăn này không hề được đặt tên. Chúng tôi đã vô tình phát hiện ra nơi này do gặp một tai nạn trên đường, từ bãi biển trở về phòng khách sạn, và sau đó chúng tôi đã thường xuyên quay trở lại vì nơi đây có bán món Cao lầu, theo chúng tôi là ngon nhất ở Hội An. Cao lầu là một món ăn truyền thống ở Hội An, chúng tôi cũng đã thưởng thức món này ở nhiều nơi tại Hội An, nhưng không nơi đâu có hương vị đặc biệt và thơm ngon như ở quán ăn “không tên” này. Chủ cửa hàng ở đây tuy không biết nói tiếng Anh, nhưng sẽ phục vụ bạn một món ăn tuyệt hảo cùng nụ cười luôn nở trên môi, và tất cả những điều tuyệt vời ấy cũng chỉ với giá …20.000 đồng.

Cơm gà Phố Hội

Một món ăn không còn xa lạ với khác du lịch thập phương và dường như nó đã trở thành một món ăn không thể không thưởng thức khi du lịch Hội An. Cơm được nấu bằng gạo dẻo thơm ngon, ướp gia vị rồi nấu với nước luộc gà; thịt gà thì chọn loại gà tơ, sau khi luộc chín sẽ được xé sợi, bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm, cuối cùng là đặt lên trên cơm. Cơm gà phố Hội thường được ăn kèm với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, xì dầu, tương ớt và nước canh gà…Du lịch Hội An thưởng thức cơm gà Phố Hội

Cao lâu

Là một đặc sản đặc trưng nhất ở Hội An, tuy hơi kén người ăn bởi sợi mì hơi khô và cứng nhưng lại hấp dẫn thực khách bởi thịt xíu mềm, thơm, nước trộn chua, cay, ngọt nhẹ…Địa chỉ thưởng thức Cao Lâu ngon nhất Hội An bạn có thể đến là:

Khu chợ ngã tư giếng nước, đầu đường Trần Phú, đối diện chùa Ông. Buổi sáng có thể đến khu Thái Phiên. Quán mỳ quảng ông Hai.

Bánh bao, bánh vạc

Để thưởng thức những chiếc bánh bao, bánh vạc nhỏ xinh, thơm ngon nức mũi và giá lại cực rẻ này bạn hãy đến quán Hoa Hồng Trắng, phố Hai Bà Trưng, Hội An nhé. Vì 2 loại bánh này được làm tương tự nhau lên chúng thường được thực khách gọi cùng nhau, một đĩa có khoảng 5-6 cái bánh bao, bánh vạc, và dường như chưa thực khách nào dừng ở số lượng một đĩa cả. Ngoài ra, quán này cũng có món hoành thánh chiên kiểu Việt Nam rất đặc biệt, bạn cũng có thể thưởng thức nếu vẫn “no bụng đói con mắt” nhé.

KHÁM PHÁ MÓN MÓN BÁNH MỲ NGON NGHẤT VIỆT NAM TẠI HỘI ANTiệm bánh mỳ Phượng tại Hội An, được nhiều người dân thổ địa và d...
29/01/2019

KHÁM PHÁ MÓN MÓN BÁNH MỲ NGON NGHẤT VIỆT NAM TẠI HỘI AN

Tiệm bánh mỳ Phượng tại Hội An, được nhiều người dân thổ địa và du khách, website uy tín bình chọn: “Bánh mỳ ngon nhất Hội An,” “Bánh mỳ ngon nhất Việt Nam,” “Bánh mỳ ngon nổi tiếng thế giới”…

Tiệm bánh mỳ Phượng tại số 2B Phan Châu Trinh, Hội An, Quảng Nam, được nhiều người dân thổ địa và du khách, website uy tín bình chọn: “Bánh mỳ ngon nhất Hội An,” “Bánh mỳ ngon nhất Việt Nam,” “Bánh mỳ ngon nổi tiếng thế giới”…

Và nếu muốn thử kiểm tra độ phủ sóng của quán bánh mỳ này, bạn chỉ cần gõ cụm từ “best banh mi in Vietnam” trên google sẽ cho kết quả “Bánh mỳ Phượng” ở Hội An. Vậy điều gì làm nên sự nổi tiếng này?

Là bởi, suốt 20 năm qua, tiệm luôn duy trì khoảng 20 loại nhân bánh khác nhau như: chả giò thịt, thập cẩm, fomai và hành tây, gà với bơ và salad, thịt heo xá xíu với pate, thịt bò cuộn fomat, thịt xông khói… Đặc biệt, các loại nhân này được kèm với rau và nước sốt gia truyền.

Bánh mỳ Phượng có giá từ 10-25.000 đồng/cái tùy loại nhân. Quán mở cửa từ 6-22 giờ mỗi ngày, luôn có khoảng gần chục nhân viên luôn tay phục vụ khách.

Kham pha mon “banh my ngon nhat Viet Nam” o Hoi An - Anh 1

DU LỊCH ẨM THỰC Ở HỘI ANKhách du lịch trong và ngoài nước đến Hội An, ngoài việc tham quan các di tích và tr...
29/01/2019

DU LỊCH ẨM THỰC Ở HỘI AN
Khách du lịch trong và ngoài nước đến Hội An, ngoài việc tham quan các di tích và trải nghiệm các hoạt động phố đêm, còn có thú vui thưởng thức ẩm thực đường phố, với những món ăn dân dã, riêng có, đặc trưng ở đây. Cùng cả gia đình ngồi bên gánh thịt nướng cuốn bánh tráng ướt tỏa hương thơm phức bên bờ sông Bạch Đằng, anh Nguyễn Hứu Thái, đến từ Q.5 TPHCM chia sẻ: "Thật thú vị giống như về quê. Món ăn thì dân dã, khung cảnh dễ thương, ngồi ở đây, trên bến dưới thuyền nữa, mấy đứa trẻ rất thích".
Từ nhu cầu của du khách, gần đây, các cơ sở du lịch dịch vụ còn tổ chức các buổi dạy nấu ăn cho khách. Các nguyên liệu do chính du khách đi chợ hoặc đến các vườn rau sạch tự chọn, mua về theo tour đặt trước. Từ sở thích và sự hiếu kỳ khám phá văn hóa ẩm thực bản địa của du khách, các đầu bếp luôn chọn những món ăn đặc trưng của địa phương, hướng dẫn cách chế biến để họ làm theo.

Ban đầu tuy còn hơi vụng về, khó khăn nhưng khi chế biến thành công, du khách rất vui vẻ, hứng thú. Hai chị em bà Linda Robert, người Anh, vừa học cuốn ram tại nhà hàng Trăng Vàng, đường Nguyễn Phúc Chu, P. Minh An, TP Hội An cho biết: "Chúng tôi cảm thấy hơi khó khi làm món ăn này, bởi rất cần sự tỉ mỉ, khéo léo trong khi gói cũng như khi chiên nhưng tôi rất muốn học để khi về nước, tự tay tôi sẽ làm để thiết đãi bạn bè, người thân". Đến Hội An, du khách có thể tìm hiểu và thưởng thức các món ăn đặc trưng theo phong cách ẩm thực đường phố. Từ phổ biến như bún, phở đến các món ăn đặc sản, riêng có như cao lầu, xí mà, chè bắp, bắp xào, hến trộn, bánh xèo, ram cuốn thịt nướng, bánh ướt thịt nướng... tất cả đều được người dân địa phương khéo léo chế biến, phục vụ, với giá thành vừa phải.

Mở rộng đến các vùng vành đai, khi du lịch sinh thái sông nước, làng quê phát triển, nhiều cơ sở du lịch dịch vụ đã mở tour khám phá cảnh quan thiên nhiên, kết hợp tái hiện đời sống sinh hoạt của người dân, dạy nấu ăn tại chỗ cho du khách bằng chính "cây nhà lá vườn" như rau quả sạch, cá ao câu nướng, làm các loại bánh địa phương... Anh Phùng Phước Quang, đầu bếp chính của nhà hàng Trăng Vàng, người trực tiếp dạy nấu ăn cho du khách "bật mí": "Du khách nước ngoài rất yêu những món ăn giản dị, bình dân ở Hội An. Đơn giản như khi chiên cà tím, dằm xì dầu ớt tỏi, họ ăn và xuýt xoa khen. Hay như khi trộn đĩa rau càng cua với tôm, lạ miệng mọi người ai cũng thích thưởng thức. Khi dẫn khách đến các vườn rau ở Trà Quế, Thanh Đông, mình tự tay ngắt nhành rau thơm, trực tiếp giới thiệu và ăn thử, gợi ý làm các món rau trộn, rau luộc, mọi người rất thích. Thế là, trong nhiều chuyến hướng dẫn, khách họ yêu cầu mua rau tại vườn, về cùng du khách chế biến. Điều đó tạo kỷ niệm đẹp cho họ trong mỗi chuyến đi. Nhiều người thấy rau Trà Quế thơm giòn còn muốn xin hạt giống về đất nước họ...".

Gần đây, chính quyền và các hội đoàn thể ở Hội An cũng chú trọng việc nâng cao tay nghề cho người lao động, thông qua các lớp dạy nấu ăn, pha chế, từ đó giúp người dân có thêm kinh nghiệm, kỹ năng phục vụ du khách. Để tiếp tục kích cầu du lịch, Hội An còn phối hợp tổ chức các sự kiện ẩm thực mang tầm quốc tế, đem đến cơ hội cho đầu bếp Hội An giao lưu với các đầu bếp nổi tiếng ở nhiều nước, nhằm đa dạng ẩm thực địa phương. Nhiều doanh nghiệp cũng khai thác ưu thế của ẩm thực, kết hợp tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, tạo dựng thương hiệu và uy tín đối với du khách. Trong các hoạt động du lịch biển đảo, du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn chế biến từ hải sản và các loại rau rừng tại chỗ, đem đến niềm vui cho du khách. Có thể thấy, sự đa dạng, phong phú trong ẩm thực Hội An đã góp phần tạo thêm sức hút đối với ngành du lịch. Hay nói cách khác, ẩm thực đang góp phần thắp lên tình yêu đối với đất và người Hội An trong lòng du khách.

5 MÓN LẠ MIỆNG Ở HỘI ANMì sứa, canh bột báng, mạc nạm… là những món ăn đặc trưng phố Hội mà không phải du khách nào cũng...
29/01/2019

5 MÓN LẠ MIỆNG Ở HỘI AN
Mì sứa, canh bột báng, mạc nạm… là những món ăn đặc trưng phố Hội mà không phải du khách nào cũng từng được thử qua.
Nếu mới chỉ nếm thử cơm gà, cao lầu, bánh bao, bánh vạc như những gợi ý quen thuộc, có lẽ bạn nên lên lịch đến Hội An thêm lần nữa để thưởng thức những món dưới đây.

Mì sứa

Mì Quảng tôm thịt đã khá quen thuộc với nhiều người, nhưng mì sứa lại theo thời vụ nên không phải lúc nào bạn cũng có thể bắt gặp. Những miếng sứa trong veo, dai giòn được xắt thành miếng nhỏ vừa, ăn cùng những sợi mì to dày, đặc biệt nhất là phải thưởng thức trên ghe mới đúng điệu. Văn hóa mì ghe ở Hội An khiến nhiều người thích thú, bởi cảm giác vừa xì xụp tô mì vừa lắc lư theo nhịp sóng nước là một trải nghiệm khó quên.

Mùa sứa thường bắt đầu khoảng từ tháng 3 âm lịch đến mùa hè, thời gian này bạn cũng có thể ghé các gánh mì rong bên lề đường để ăn mì sứa và hiểu thêm về ẩm thực phố Hội.

Canh bột báng

Bột báng thường được dùng để chế biến chè hoặc các món ngọt, tuy nhiên ở Quảng Nam, nguyên liệu này lại có mặt trong món canh giản dị, vừa là món ăn trong gia đình, vừa là một món ăn chơi.

Nước canh bột báng có thể ninh từ xương heo hoặc xương gà. Tùy sở thích mà người ta ăn canh bột báng với tôm, cua, trứng cút, chả thịt, tuy nhiên không thể thiếu được trứng gà đánh tơi thành những sợi nhỏ màu vàng bắt mắt. Rắc thêm ít tiêu và hành ngò là một bát canh ngon đã hoàn thiện.

Chiều chiều, bạn có thể thưởng thức một bát canh bột báng của những người bán rong cho ấm bụng.

Mạc nạm

Món ăn có cái tên lạ này hiện nay gần như không còn nơi giữ đúng hương vị. Thực chất, nó được nấu từ gân bò, gàu bò, bạc nhạc bò như món cà ri hoặc bò kho, nhưng được ướp bằng các vị thuốc bắc rất đặc biệt theo bí quyết riêng của người nấu.

Từng miếng thịt mềm nhừ nhưng không nát, nước sốt màu hổ phách sóng sánh hấp dẫn được ăn kèm với bánh mì con cóc to hơn nắm tay một chút.

Mít nhồi tôm thịt

Món ăn này không khó để chế biến, quan trọng nhất là lựa được loại mít ngon và chưa chín hẳn, tỏa mùi thơm khó cưỡng sau khi hấp chín. Ảnh: bepgiadinh.vn

Bạn sẽ có cơ hội nếm thử món ăn này trong mâm cơm một gia đình người Quảng. Mít được dùng để nấu là loại mít ráo sắp chín. Người ta tận dụng hột mít để luộc chín và giã mịn, trộn chung với tôm thịt xay, thêm nước mắm, tiêu, tỏi, ớt rồi nhồi phần nhân đã chuẩn bị vào từng múi mít.

Giò heo hon

Đây là món ăn rất phù hợp để ăn với cơm nóng trong những ngày có mưa. Giò heo được nướng vàng trước khi đem hon nên dậy mùi thơm nức mũi. Lớp da bên ngoài vàng óng, thoảng thơm mùi nghệ. Cắn một miếng giò heo, vị mặn ngọt đậm đà gây ấn tượng mạnh, trong khi hương sả nồng nàn trên đầu lưỡi.

Đến phố Hội ăn giò heo hon sẽ khiến bạn cảm thấy mình trở nên gần gũi hơn với nền ẩm thực phong phú của xứ này.

7 MÓN NGON PHẢI THỬ TẠI NGÔI CHỢ LÂU NHẤT HỘI ANChợ Hội An có từ thế kỷ 17, nay là điểm đến nổi tiếng với nhiều món như ...
29/01/2019

7 MÓN NGON PHẢI THỬ TẠI NGÔI CHỢ LÂU NHẤT HỘI AN

Chợ Hội An có từ thế kỷ 17, nay là điểm đến nổi tiếng với nhiều món như cao lầu, bánh ướt hay bánh xèo.

Cao lầu

Cao lầu là món ngon mà bất kỳ du khách nào tới Hội An cũng nên thử một lần. Từng được báo Anh khen ngợi là món ăn "chứa đựng lịch sử của cả Hội An", một tô cao lầu ngon phải có sợi mì vàng mềm mại được làm từ nước giếng cổ, nhào kỹ.

Những sợi mì được đặt gọn ghẽ dưới đáy tô cùng một ít giá trụng, rau quế, húng lìu, bên trên là vài lát thịt xá xíu, tôm, thịt gà, da heo chiên giòn. Thực khách cho thêm ớt xanh ăn kèm sẽ ngon hơn. Mỗi tô có giá từ 30.000 đồng. Ảnh: Di Vỹ.

Bánh ướt thịt nướng

Thịt nướng phải là loại nạc vai mềm. Thịt được nướng trên bếp than. Người nướng sẽ canh thịt sao cho vừa cháy sém, toả mùi thơm là có thể lấy xuống. Món ăn sẽ không tròn vị nếu thiếu chén nước chấm chung không có độ quyện của gan và tương đậu.

Mỗi phần ăn có giá dao động 20.000 đồng, mỗi que thịt nướng gọi thêm có giá 5.000 - 6.000 đồng. Ảnh: Dương Hiền Lương.

Bún giò

Tô bún gồm bún tươi, giò heo, thịt miếng và rau sống ăn kèm. Nước lèo được nấu từ xương nên trong và thơm. Một tô bún có giá từ 30.000 đồng. Ảnh: Pakawat Liwpattanapichit.

Mì Quảng

Mì Quảng không chỉ là niềm tự hào của người dân phố Hội mà của cả xứ Quảng. Tô mì hấp dẫn với sợi mì vàng ươm, mềm mai, nước lèo nấu từ thịt gà, heo, tôm, cá lóc hoặc cua tuỳ mỗi hàng. Nước nhân này phải đảm bảo độ sánh, đậm đà và béo, và chỉ chan xâm xấp khi mang ra cho khách.

Món ăn sẽ ngon hơn nếu ăn cùng ớt sừng cay, kèm thêm các loại rau sống xắt nhỏ. Một tô mì Quảng có giá trung bình 25.000 đồng tại chợ Hội An. Ảnh: Thảo Thảo.

Bún thịt nướng

Bún thịt nướng trong chợ Hội An ngoài sợi bún có độ dai và thơm hơn thì nước sốt chan lên là điểm nhấn tạo sự khác biệt so với những nơi khác. Thịt cũng được ướp kỹ rồi nướng trên bếp than đỏ, thơm phức. Trong chợ có hơn 3 quán bán món ăn này. Mỗi hàng có một phong cách nấu nướng riêng nhưng hương vị tại quán chị Liễu được nhiều khách phản hồi yêu thích nhất. Một tô bún có giá từ 30.000 đồng. Ảnh: Jason Pang.

Bánh xèo

Khác với miền Nam, bánh xèo miền Trung nhỏ hơn. Bên trong chiếc bánh chỉ có vài cọng giá, tôm hoặc tép, miếng thịt ba chỉ mỏng… Bù lại, bạn sẽ không cảm thấy ngấy nếu ăn khoảng 5 chiếc dù là món chiên. Khi ăn, khách ăn kèm với rau sống, cuốn với bánh tráng và chấm trong tương đậu. Mỗi chiếc bánh có giá khoảng 5.000 – 10.000 đồng. Ảnh: Strawberry Candys.

Chè

Điều có lẽ "cám dỗ" du khách nhiều nhất ở bên trong chợ là những sạp chè với nhiều màu sắc. Những ly sương sa hột lựu hay chén chè bà ba, đậu xanh… thích hợp cho những người hảo ngọt, ăn kèm đá. Mỗi ly chè có giá trung bình 8.000 - 10.000 đồng, tuỳ loại và tuỳ hàng quán. Ảnh: Pronet.

DU LỊCH HỘI AN ĐI LẠI THẾ NÀOHội An là một trong những điểm dừng chân của các chuyến xe Open tour đến từ Hà Nội, Thành p...
29/01/2019

DU LỊCH HỘI AN ĐI LẠI THẾ NÀO
Hội An là một trong những điểm dừng chân của các chuyến xe Open tour đến từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Nha Trang, Đà Lạt... Hàng ngày có nhiều chuyến xe xuất phát tại Hội An đi đến các nơi trên do đó rất thuận lợi cho du khách trong việc di chuyển bằng loại phương tiện này. Tại Hội An, du khách chỉ cần liên hệ trước với đại lý các hãng xe hoặc đăng ký trực tiếp với nhân viên khách sạn nơi lưu trú, xe sẽ đến tận nơi để đón du khách.
Taxi:

* Taxi Mai Linh tại Hội An. Điện thoại: 0510.3929292
* Taxi Hội An tại Hội An. Điện thoại: 0510.3919919
* Taxi Faifo tại Hội An. Điện thoại: 0510.3919191

Xe buýt:
* Xe buýt công cộng: Tại Quảng Nam hiện có nhiều tuyến xe buýt công cộng nên khá thuận tiện cho du khách trong việc di chuyển. Những tuyến xe buýt thông dụng nhất:
* Tuyến Hội An - Đà Nẵng và ngược lại: với chiều dài 30 km, hành trình 40 phút, mỗi ngày có nhiều chuyến xe phục vụ từ 5g30 đến 18g00 (mỗi 30 phút có 1 chuyến).
Phương tiện xe xích lô: đây là phương tiện rất thuận tiện cho du khách khi đi tham quan phố cổ Hội An và các điểm du lịch lân cận trong phạm vi gần. Có nhu cầu, du khách liên hệ trực tiếp với các chủ xe thường xuyên có mặt trên các đường phố tại Hội An.

Phương tiện xe môtô, xe đạp: Ngoài các phương tiện kể trên, du khách có thể thuê xe môtô, xe đạp ngay tại khách sạn nơi lưu trú hoặc các điểm dịch vụ cho thuê xe trên các đường phố tại Hội An với mức giá khá rẻ để làm cuộc hành trình ngắn đến các điểm tham quan quanh Hội An và cả khu di tích Mỹ Sơn cũng như một số điểm du lịch lân cận khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi...

Hầu hết du khách từ các nơi đến Hội An và từ Hội An đi các nơi khác bằng phương tiện hàng không đều qua sân bay quốc tế Đà Nẵng, một số đến từ Thành phố Hồ Chí Minh thì qua sân bay Chu Lai. Với khoảng cách 30 km từ Hội An đi sân bay Đà Năng, 80 km từ Hội An đi sân bay Chu Lai, du khách sẽ dễ dàng lựa chọn những chuyến bay phù hợp với hành trình của mình.

Tại Hội An, mạng lưới giao thông đường thuỷ đến các điểm du lịch khá thuận tiện.

* Từ Hội An đến đảo Cù Lao Chàm, du khách có thể đi tàu cao tốc xuất phát tại cảng Cửa Đại với hành trình khoảng 20 phút hoặc đi thuyền gỗ xuất phát tại bến Bạch Đằng nằm ngay trong khu phố cổ với hành trình khoảng 2 giờ đồng hồ.
* Từ Hội An muốn đi đến làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng dệt chiếu Bàn Thạch, khu du lịch sinh thái Thuận Tình, di tích Rừng Dừa Bảy Mẫu hoặc khu di tích Mỹ Sơn và các điểm du lịch dọc tuyến sông Thu Bồn, sông Trường Giang bằng đường thuỷ, du khách nên chọn thuê những chiếc thuyền nhỏ với sức chứa khoảng 20 người trở lại vì loại phương tiện này sẽ dễ dàng hoạt động trong những tuyến sông khô cạn vào mùa hè. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên đi những phương tiện nhỏ trong những ngày mưa bão, nó có thể sẽ gây nguy hiểm cho du khách.

Nếu có nhu cầu đi tham quan bằng phương tiện đường thuỷ, du khách có thể liên hệ với:
* Văn phòng hướng dẫn tham quan Hội An
Địa chỉ: 05 Hoàng Diệu, thành phố Hội An
Điện thoại: 0510.3862715

KINH NGHIỆM DU LỊCH HỘI ANThời điểm lí tưởng nhất để đến Hội An là từ tháng 2 đến tháng 4, vào thời gian này mưa ít, thờ...
29/01/2019

KINH NGHIỆM DU LỊCH HỘI AN
Thời điểm lí tưởng nhất để đến Hội An là từ tháng 2 đến tháng 4, vào thời gian này mưa ít, thời tiết dễ chịu. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Xem thêm những thông tin cần thiết khi du lịch Hội An.
Thông tin cần lưu ý:

1 Khi bạn muốn vào khu vực di sản, bạn hãy mua vé ở quầy phục vụ của Văn phòng Hướng dẫn tham quan Hội An ( số ĐT: 0510.3862715). Với vé tham quan này, bạn được quyền thăm viếng 4 điểm, tương ứng với 4 ô trong tổng số 22 điểm tham quan.

2 Nếu bạn đi theo nhóm (8 người trở lên) thì nhóm của bạn sẽ được Văn phòng này cung cấp một Hướng dẫn viên miễn phí trong vòng 2 giờ.

3 Bạn nên ăn mặc đứng đắn và tỏ ra nghiêm túc khi tham quan các di tích. Những người làm việc ở đây có thể không nói gì với bạn nhưng họ rất lấy làm khó chịu khi bạn đi đứng, nói cười tùy tiện trong di tích của họ.

4 Lúc nào và bất cứ ở đâu bạn cũng phải tỏ ra sạch sẽ, gọn gàng và lịch sự để không làm mất đi vẻ đẹp của một di sản văn hóa thế giới như Hội An.

5 Bạn không nên tặng quà, dù nhỏ (như bút viết, bánh kẹo hoặc tiền lẻ) cho trẻ em vì như thế bạn đã vô tình tạo những thói quen xấu cho các em.

6 Các nhà hàng, cửa hiệu luôn sẵn sàng phục vụ bạn tận tình. Vì thế, bạn không nhất thiết phải nghe những người dẫn mối hoặc theo họ đến nơi mua sắm vì có thể bạn phải trả công cho họ mà vẫn không biết qua những thứ bạn mua sắm

7 Nếu bạn là người mở hàng cho một cửa hiệu nào đó, bạn nên mua một thứ gì đó, dù nhỏ. Làm như thế, bạn đã tạo được niềm tin cho người bán hàng rằng chị (anh) ấy sẽ mua may bán đắt trong ngày.

Giá vé tham quan đô thị cổ Hội An

- Khách nội địa: 80.000 đồng/người/lượt.
- Khách nước ngoài : 120.000 đồng/người/lượt.

Miễn lệ phí hướng dẫn cho đoàn từ 8 khách trở lên, liên hệ thuyết minh viên tại nơi bán vé.

Vé có thời hạn trong 24 giờ, được thăm quan 3 điểm tuỳ chọn và cảnh quan phố cổ.

Lộ trình phố đi bộĐề án “Phố dành cho người đi bộ và xe thô sơ” được Hội An thực hiện thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 2...
29/01/2019

Lộ trình phố đi bộ
Đề án “Phố dành cho người đi bộ và xe thô sơ” được Hội An thực hiện thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 24.7.2004, nhưng ý tưởng về một đô thị cổ không có tiếng ồn của xe gắn máy đã được ấp ủ từ những năm 90 của thế kỷ trước - khi các cán bộ của Trung tâm VH-TT Hội An khảo sát tình hình phát triển của khu phố cổ để có kế hoạch phát triển phục vụ du lịch. “Phố đi bộ” làm nên thương hiệu du lịch ở Hội An không chỉ mở rộng không gian mà còn được kéo dài thời gian mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của du khách.


● Lân đâu tiên dự án được tổ chức vào ngày thứ Bảy hàng tuần với tên goi “Khu phổ cổ không có tiếng động cơ xe máy”;
Buổi sáng: Từ 8g00 - 11g00; buổi chiều: Từ 13g30 - 16g30, buổi tối từ 18g00 - 21g00
● Từ ngày 17/01/2005, dự án được tổ chức thực hiện vào ngày thứ Bảy và thứ Tư hàng tuần; thời gian hoạt động buổi chiều được điều chỉnh: từ 14g00 đến 16g30: buổi sáng và tối giữ nguyên.
● Từ ngày 05/3/2007 dự án dự án được tổ chức thực hiện vào ngày thứ Bảy, thứ Tư và thứ Hai hàng tuần; thời gian hoạt động buổi chiều được điều chỉnh từ 14g00 đến 16g30: buổi sáng và tối giữ nguyên. Dự án được đổi tên ‘'Phố dành cho người đi bộ và xe thô sơ” và bổ sung thêm nội dung: “Đường và ỉề đường chỉ dành cho người đi bộ, xe đạp, xe ba gác, xe xích lô, xe lăn của người tàn tật, không dành cho xe ô tô, xe mô tô, xe máy, các loại xe đạp điện ”
● Từ ngày 07/3/2008, ngày thứ Sáu hàng tuần được đưa vào hoạt động;
● Từ ngày 16/01/2010, dự án thực hiện 7 đêm/tuần cùng với đề án “Phố đêm”;
● Từ ngày 15/02/2011, ngày thứ Ba hàng tuần được đưa vào hoạt động;
● Từ ngày 02/02/2012, ngày thứ Năm hàng tuần được đưa vào hoạt động;
● Từ ngày 01/4/2013, ngày Chủ nhật hàng tuần được đưa vào hoạt động; dự án đã đạt được yêu cầu đề ra về tần suất hoạt động: 7 ngày 7 đêm trong tuần.
● Từ ngày 13/4/2014, thời gian hoạt động của dự án được điều chinh như sau:
Buổi sáng từ 9g00 - 11g00;
- Buổi chiều và tói từ 15g00 - 22g00 (mùa hè) và 21g30 (mùa đông).
Khung thời gian thực hiện đề án như hiện nay là khá hợp lý. Phố cổ về chiêu rất đẹp, rất thanh bình trong mắt du khách nhất là từ 15g đến 21 giờ 30 phút đối với mùa đông và đến 22g đối với mùa hè

Nguồn tin: Trung tâm VH-TT thành phố Hội An

TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG Ở HỘI ANHiện tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đang trực tiếp quản lý 6 Bảo tàng...
29/01/2019

TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG Ở HỘI AN
Hiện tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đang trực tiếp quản lý 6 Bảo tàng chuyên đề: Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh, Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch, Bảo tàng Văn hóa Dân gian, Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa, Phòng Truyền thống Cách mạnh Hội An và Nhà Lưu niệm đồng chí Cao Hồng Lãnh.

Lịch sử văn hoá Hội AnHội An là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử cánh mạng và văn hóa, được kết tinh qua nhiều thời đạ...
29/01/2019

Lịch sử văn hoá Hội An
Hội An là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử cánh mạng và văn hóa, được kết tinh qua nhiều thời đại và từng nổi tiếng trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo Hoài Phố, Hội An...
Do có đặc điểm địa lý thuận lợi nên từ hơn 2000 năm trước, mảnh đất này đã tồn tại và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh muộn. Qua kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại 4 di tích mộ táng (An Bang, Hậu Xá I, Hậu Xá II, Xuân Lâm) và 5 điểm cư trú (Hậu Xá I, Trảng Sỏi, Ðồng Nà, Thanh Chiắm, Bàu Ðà), với nhiều loại hình mộ chum đặc trưng, với những công cụ sản xuất, công cụ sinh hoạt, đồ trang sức tuyệt xảo bằng đá, gốm, thủy tinh, kim loại... được lấy lên từ lòng đất đã khẳng định sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh. Ðặc biệt sự phát hiện hai loại tiền đồng Trung Quốc thời Hán (Ngũ Thù, Vương Mãng), những hiện vật sắt kiểu Tây Hán, dáng dấp Ðông Sơn, Óc Eo, hoặc đồ trang sức với công nghệ chế tác tinh luyện trong các hố khai quật đã chứng minh một điều thú vị rằng, ngay từ đầu Công nguyên, đã có nền ngoại thương manh nha hình thành ở Hội An.

Dưới thời vương quốc Chăm Pa (Thế kỷ 9-10), với tên gọi Lâm ấp Phố, Hội An đã từng là cảng thị phát triển, thu hút nhiều thương thuyền Ả Rập, Ba Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi vật phẩm. Nhiều thư tịch cổ ghi nhận đã có một thời gian khá dài, Chiêm cảng - Lâm ấp Phố đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. Với những phế tích móng tháp Chăm, giếng nước Chăm và những pho tượng Chăm (tượng vũ công Thiên tiên Gandhara, tượng nam thần tài lộc Kubera, tượng voi thần...) cùng những mảnh gốm sứ Trung Quốc, đại Việt, Trung Ðông thế kỷ 2-14 được lấy lên từ lòng đất càng làm sáng tỏ một giả thiết từng có một Lâm ấp Phố (thời Chăm Pa) trước Hội An (thời Ðại Việt), từng tồn tại một Chiêm cảng với sự phát triển phồn thịnh.

Cũng chính nhờ môi trường sông nước thuận lợi, cộng với nhiều yếu tố nội, ngoại sinh khác, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, đô thị - thương cảng Hội An lại được tái sinh và phát triển thịnh đạt. Do hấp lực của cảng thị này, cùng với "con đường tơ lụa", "con đường gốm sứ" trên biển hình thành từ trước nên thương thuyền các mước Trung, Nhật, Ấn Độ, Xiêm, Bồ, Hà, Anh, Pháp... tấp nập đến đây giao thương mậu dịch.

Theo các nguồn sử liệu, lượng tàu thuyền vào ra bến cảng tấp nập đến nỗi cột buồm của chúng "như rừng tên xúm xít" (Thích Ðại Sán - Hải ngoại ký sự), còn hàng hóa thì "không thứ gì không có", nhiều đến mức " cả trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được" (Lê Quý Ðôn - Phủ biên tạp lục). Trong thời kỳ này, Hội An là đô thị-thương cảng quốc tế phát triển rực rỡ vào bậc nhất của cả nước và cả khu vực Ðông Nam Á, là cơ sở kinh tế trọng yếu của các chúa Nguyễn, vua Nguyễn ở Ðàng Trong.

Từ cuối thế kỷ 19, do chịu sự tác động của nhiều yếu tố bất lợi, "cảng thị thuyền buồm" Hội An suy thoái dần và mất hẳn, nhường vai trò lịch sử của mình cho " cảng thị cơ khí trẻ"ớ Ðà Nẵng. Nhưng cũng nhờ đó, Hội An đã tránh khỏi được sự biến dạng của một thành thị trung - cận đại dưới tác động của đô thị hóa hiện đại để bảo tồn cho đến ngày nay một quần thể kiến trúc đô thị cổ hết sức độc đáo, tuyệt vời.

Trong suốt 117 năm kháng chiến chống ngoại xâm (1858 - 1975), hàng nghìn người dân Hội An đã ngã xuống cho độc lập và thống nhất đất nước. Nhiều địa phương và một số người trong số họ đã được phong tặng danh hiệu "Anh hùng"

Vào ngày 22/8/1998, Hội An được nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân". Hơn một năm sau, ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục Liên hiệp quốc UNESCO đã ghi tên Hội An vào danh mục các di sản Văn hóa thế giới và vào ngày 24/8/2000 Hội An một lần nữa được nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lao động" trong thời kỳ đổi mới.

Address

490 Hai Bà Trưng
Hoi An

Opening Hours

Monday 07:00 - 18:00
Tuesday 07:00 - 18:00
Wednesday 07:00 - 18:00
Thursday 07:00 - 18:00
Friday 07:00 - 18:00
Saturday 07:00 - 18:00
Sunday 07:00 - 18:00

Telephone

+84844007799

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when S Phong Nha Motorbike Tour posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to S Phong Nha Motorbike Tour:

Videos

Share

Hoi An Heritage

Thành Phố Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia v.v.. đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Ðông.

Vị trí địa lý:

Thành phố Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển Tỉnh Quảng Nam, cách Thành phố Ðà Nẵng về phía Nam 28 km.

Nearby travel agencies