Biển Sa Huỳnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi

Biển Sa Huỳnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Biển Sa Huỳnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi, Travel Service, QL1A, Tấn Lộc, Đức Phổ, Quang Ngai.

16/07/2024
Hoàng hậu Ngọc VạnMột đặc điểm đáng lưu ý trong tiến trình mở cõi và định cõi tại Thủy Chân Lạp (nay gọi là Nam Bộ): Có ...
23/08/2023

Hoàng hậu Ngọc Vạn

Một đặc điểm đáng lưu ý trong tiến trình mở cõi và định cõi tại Thủy Chân Lạp (nay gọi là Nam Bộ): Có những nơi người Việt vào khai phá, xây dựng xóm ấp nhưng về danh nghĩa vẫn thuộc quyền quản lý của triều đình Chân Lạp (bấy giờ kinh đô đặt tại Oudong, gần với Phnom Penh sau này). Sau đó một thời gian (dài ngắn khác nhau), các vua Chân Lạp dâng đất những nơi đó cho các chúa Nguyễn, bấy giờ mới thực thụ thuộc về chủ quyền của Đàng Trong

Rất thú vị của giai đoạn mở đầu việc sáp nhập một phần lãnh thổ Thủy Chân Lạp, đó là câu chuyện về hoàng hậu nước Chân Lạp.

Chúa Nguyễn Phước Nguyên (đời chúa thứ nhì, “Sãi vương”) có cô con gái thứ hai, rất xinh đẹp, đoan trang, tên là Nguyễn Phước Ngọc Vạn (1605-1658). Năm 1620, ái nữ Ngọc Vạn thành hôn với vua Chân Lạp Chey Chetta II. Ban đầu, đây là một cuộc “hôn nhân chánh trị”. Để tạo ra một thế lực và liên minh mới đối trọng với nước Xiêm, vua Chân Lạp Chey Chettha II tìm đến sự liên kết với chúa Nguyễn qua cuộc hôn nhân.
Một số người phương Tây đã phải dùng cụm chữ “une grande beauté” (tuyệt sắc giai nhân) khen ngợi nàng Ngọc Vạn. Nhà vua Chey Chetta II lấy làm yêu mến, phong nàng làm Hoàng hậu. (21)
Kể từ sau cuộc hôn nhân giữa Ngọc Vạn với nhà vua Chey Chetta II, chúa Nguyễn gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc đưa lo
lưu dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng, kể cả lưu dân người Hoa, vào khai khẩn lưu vực sông Đồng Nai ngày càng đông.
Chính Hoàng hậu Ngọc Vạn đã đặt những cơ sở pháp lý đầu tiên cho vùng đất Gia Định – Đồng Nai sẽ trở thành lãnh thổ của Đàng Trong về sau, thông qua các biện pháp khuyến khích khẩn hoang và thương thuyết hòa bình. Năm 1628 vua Chey Chetta II đột ngột qua đời. Suốt nửa thế kỷ sau đó, vương triều Chân Lạp liên tục rơi vào những cuộc đấu đá quyền lực giữa các hoàng thân. Tuy nhiên, Ngọc Vạn vẫn ở lại Chân Lạp để chở che cho các thần dân gốc Việt.
Bà đã trở thành Thái hậu và tạo được uy tín trong triều đình. Bất cứ ai lên ngôi báu cũng đều nể trọng bà, và những người thua cuộc trong đấu trường quyền lực chánh trị bên Chân Lạp cũng cậy nhờ bà chở che hoặc nhận lấy lời khuyên.
Thái hậu Ngọc nhiều phen gợi ý họ cầu cứu với chúa Nguyễn Phước Tần (đời chúa thứ 4, “Hiền vương”, gọi Thái hậu bên Chân Lạp này là cô ruột) để đưa quân dẹp loạn, ổn định vương triều. Mỗi lần nhờ cậy chúa Nguyễn động binh, nội tình Chân Lạp lại phải có những đền đáp bằng quyền lợi liên quan đến sách lược lưu dẫn người Việt khai khẩn lãnh thổ.
Gần cuối đời, bà lẳng lặng quyết định rời khỏi Chân Lạp quay về đất Việt. Tương truyền bà đã tìm về vùng Mô Xoài (Bà Rịa), vùng đất năm xưa là nơi khởi đầu cho lưu dân người Việt dừng chân khai khẩn miền đất mới. Bà lên núi Chứa Chan (nay thuộc Đồng Nai) để xuất gia.
Chùa Gia Lào trên núi không rõ do bà lập nên hay là nơi bà đến tu hành, được cho là nơi ở cuối cùng của Thái hậu Ngọc Vạn.
Gọi Ngọc Vạn là “Công nữ” (2) hay “Công chúa” ? Luồng ý kiến gọi “Công nữ” vì Ngọc Vạn là con của chúa Nguyễn Phước Nguyên (tước “Vương”) chớ không phải con vua (tước “Đế”) nên không được gọi là “Công chúa”.
Còn luồng ý kiến gọi Ngọc Vạn là “Công chúa”, vì hai lẽ:
a) Đây là con gái của nguyên thủ cao nhứt, cầm trịch một xứ sở. Ở đây, không nên dùng giá-trị-ảo để phân loại, mà dựa vào giá trị thực chất của thời kỳ lịch sử cụ thể;
b) Các vua Nguyễn đã truy tôn chúa Nguyễn Phước Nguyên làm hoàng đế (“Hiếu Văn hoàng đế” , việc gọi cô con gái Ngọc Vạn là “Công chúa” cũng hợp lẽ.
Cần tôn trọng cách định danh trong quá khứ, đời sau không thể không chú ý đến thực tế của việc truy phong như rứa.
Ở đây, tôi nêu ra hai luồng ý kiến để rộng đường dư luận. Mà cho dù công chúa hay công nữ, sự thực sau đó vẫn là một Ngọc Vạn trở thành hoàng hậu nước Chân Lạp.
Với lợi thế của một Hoàng hậu, Ngọc Vạn trở thành nhân vật đi vào lịch sử mở đầu cho tiến trình sáp nhập lãnh thổ Thủy Chân Lạp bằng phương cách hòa bình.
Vào năm 1698, chúa Nguyễn Phước Châu (đời chúa thứ 6, “Minh vương”đã sai Nguyễn Hữu Cảnh vào phương Nam kinh lược, dựng dinh Trấn Biên và dinh Phiên Trấn (vùng Đồng Nai, Sài Gòn-Gia Định), mở đầu cho việc xác lập chủ quyền chính thức trên lãnh thổ mới.
Việc này diễn ra thuận lợi, xuất phát từ mối quan hệ “thông gia” giữa triều đình Đàng Trong với triều đình Chân Lạp. Mặt khác, triều đình Chân Lạp cũng cần được hỗ trợ để ngăn ngừa tham vọng Đông tiến của Xiêm La (Thái Lan).

Tác Giả:VIỆT THƯ-VƯƠNG KIỀU (trích trong cuốn DẤU ẤN ĐỊNH CÕI)
21. Theo Nguyễn Phước tộc Thế phả (1995).

Huflit
04/08/2023

Huflit

Address

QL1A, Tấn Lộc, Đức Phổ
Quang Ngai
570000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Biển Sa Huỳnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category


Other Travel Services in Quang Ngai

Show All