09/04/2022
TOP 4 LỄ HỘI ĐẶC SẮC Ở TÂY BẮC ✅
Bên cạnh những núi non trùng điệp, những thửa ruộng bậc thang xanh mượt trải dài cả quả đồi hòa lẫn trong làn mây mờ vào những buổi sớm mai tuyệt đẹp,… Tây Bắc còn nổi tiếng với những lễ hội dân tộc đặc sắc, mang đậm dấu ấn của đồng bào dân tộc nơi đây và chứa đựng với những đạo lý, tình cảm, trao truyền những khát vọng và thông điệp có ý nghĩa.
1. Lễ hội hoa ban🌸
Là một lễ hội của người Thái ở vùng Tây Bắc, lễ hội hoa ban được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây là khoảng thời gian hoa Ban nở rộ phủ trắng cả núi rừng Tây Bắc. Đến với lễ hội, du khách sẽ được tham dự cả phần lễ và phần hội. Phần lễ được tiến hành tuần tự, nghiêm trang để cúng thần linh. Phần hội thì diễn ra sôi nổi hơn nhiều với những trò chơi dân gian đặc sắc như: ném còn, kéo co, đi cà kheo, leo cây, chọi cù, hát đối đáp,… chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi du khách.
2. Lễ hội Lồng Tồng
Lễ hội Lồng Tồng còn được gọi là hội xuống đồng, là một trong những lễ hội truyền thống của dân tộc Tày vùng núi Tây Bắc. Được tổ chức thường niên từ những ngày đầu tháng giêng, kéo dài đến đầu tháng hai âm lịch. Lễ hội diễn ra với mong muốn cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Vào những ngày này, nhà cửa, xóm làng đều được quét tước sạch sẽ, lương thực được chuận bị sẵn để đón khách. Đến ngày hội, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ bày biện những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh giày, bánh bỏng, chè lam,…Ngoài ra có thêm hai đôi quả bằng vải màu, bên trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều màu sắc sặc sỡ.
3. Lễ hội cầu an bản Mường
Đây là một dịp sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng của đồng bào Tây Bắc. Được diễn ra hàng năm vào cuối tháng giêng, đầu tháng hai âm lịch. Lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ công ơn các vị thần khai sinh ra bản Mường (cách gọi vùng đất nơi người Thái đang sinh sống) cũng như cầu mong sự ấm no, an ổn, hạnh phúc của nhân dân. Đặc biệt, lễ hội còn nổi tiếng với tục giết trâu để cảm tạ thần linh, chắc chắn sẽ hấp dẫn mọi du khách tham dự. Cụ thể, trong lễ hội, sẽ mổ từ một đến bốn con trâu để tế thần. Cỗ cúng thường có 3 mâm nhưng phải đảm bảo có thịt trâu, gạo và rượu. Phần lễ được kéo đến tận buổi chiều, đến khi mặt trời khuất núi mới là thời gian diễn ra những hoạt động văn nghệ, ca hát cùng các trò chơi dân gian.
4. Lễ hội cầu mưa🌧🌧
là một nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc sắc nữa của người Tây Bắc. Thường được diễn ra vào lúc đầu mùa mưa vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch. Lễ hội có ý nghĩa cầu mong thời tiết ôn hòa, mùa màng bội thu, sức khỏe phơi phới, gia đình ăn nên làm ra,…Trong phần lễ sẽ thực hiện nghi thức cúng thần linh ngự trị mưa nắng không mang yếu tố dị đoan mà chỉ mượn yếu tố tâm linh để dạy bảo con người. Phần hội hấp dẫn hơn với những trò chơi dân tạo nên những tiếng cười thoải mái sâu sa hơn là giáo dục nhân cách, phẩm hạnh để con người vươn tới cái đẹp, của đạo đức truyền thống mà người Thái đã có. Đến đây, du khách sẽ được vui chơi ném còn, uống rượu cần, ca hát những bài hát tiếng dân tộc truyền thống, đầy thú vị và đặc sắc.
Các tour du lịch Tây Bắc nếu tới đây vào dịp này, đừng bỏ lỡ những lễ hội này nhé!❤️❤️❤️
Chi tiết: https://sites.google.com/view/du-lich-tay-bac